Thân em như...
HOÀNG DÂN
NHÀ GIÁO NHÀ VĂN HOÀNG DÂN
Trong bộ phim truyền hình nhiều tập Khang Hy vi hành của điện ảnh Trung Quốc, có một cuộc đối thoại ngắn giữa Nhi Phi (vợ của Khang Hy) với người hầu gái đã khiến nhiều người xem khó mà quên được. Người hầu gái rất kinh ngạc khi thấy Nhi Phi tha bổng cho một kẻ đã quyến rũ chồng mình, bèn rụt rè hỏi:
Nhi Phi buồn bã lắc đầu, nói nhỏ:
Nàng Kiều của Nguyễn Du cũng có một suy nghĩ tương tự khi đã lập hẳn một pháp trường để trảm Hoạn Thư:
- Tha ra thì cũng may đời
Còn Hồ Xuân Hương thì mạnh mẽ hơn:
- Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu!
Người phụ nữ phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng thường phải trải qua những cuộc đấu tranh nội tâm dai dẳng, quyết liệt để bứt khỏi cái mặc cảm, đồng thời cũng là một định kiến xã hội thâm căn cố đế: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô! Thế cho nên cái phận đàn bà (Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung- Nguyễn Du) trong ca dao dường như cũng thấm đầy
nước mắt:
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Hạt vào đài các hạt ra rãnh cày
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi anh quẳng ra sân
Ới người hàng xóm chùi chân thì chùi
Lấy phải anh chồng như cứt bò khô
...
Những cái thân em kia là thân phận đàn bà con gái trong ca dao, nó giống như một thứ định mệnh đã an bài, bất khả kháng. Người con gái không có quyền lựa chọn và quyết định hạnh phúc cho chính mình, mà trên thực tế chỉ còn biết trông cậy vào sự may rủi! Do đó mới có đầy rẫy những nghịch cảnh cười ra nước mắt: đài các và rãnh cày, rửa mặt và rửa chân, hoa hồng và cứt bò khô... Nhưng có lẽ một trong những câu ca dao sâu sắc và thấm thía nhất là câu:
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng
Trước hết hãy bắt đầu từ thực tế đời sống mà suy! Xét cho cùng thì trái ớt chỉ là một trong những thứ gia vị của bữa ăn mà thôi! Đã là gia vị thì nói chung sự cần thiết của nó cũng chỉ có mức độ, lại ở mỗi người một khác, thậm chí có người suốt đời chẳng bao giờ mó đến trái ớt. Thế mà, trái ớt lại vẫn đang ở trên cây, tức là chưa biết ai sẽ hái nó? Có người hái về dùng, cũng có kẻ ngứa tay hái chơi rồi vứt đi. Hóa ra, đối với trái ớt, có cái tình cờ may mắn và cũng có cái tình cờ bất hạnh.
Từ cái lí của đời sống, ta thử lần theo cái lí của phận đàn bà trong câu ca dao. Thân em như ớt trên cây và đó là trái ớt luôn tồn tại trong một nghịch lí mang tính bi kịch Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng! Bình thường cặp quan hệ từ càng... càng chỉ sự tăng tiến về lượng hoặc chất của đối tượng được nói đến, chẳng hạn dao càng mài càng sắc, ngọc càng mài càng sáng, người càng học càng giỏi... nhưng ở đây cặp quan hệ từ này lại góp phần đặc tả một sự đối lập cực đoan giữa hai tính chất tươi và cay. Cũng theo lẽ thường, tươi phải đối lập với héo, khô, nỏ, ươn... (rau tươi-rau héo, cau tươi-cau khô, củi tươi-củi nỏ, cá tươi-cá ươn...), còn cay là cảm nhận của vị giác, thường được dùng để phân biệt với chua, ngọt, đắng, chát... Nếu tách cặp từ tươi-cay ra khỏi ngữ cảnh của câu ca dao thì chúng không thể là một cặp từ trái nghĩa, thậm chí là vô nghĩa bởi tươi là tính chất của sự vật nói chung, vừa mới đánh bắt, hái, lượm..., được nhận biết bằng thị giác và xúc giác; còn cay là tính chất đặc trưng của một loại sự vật cụ thể nào đó, được nhận biết bằng vị giác. Nói nôm na thì thị giác và vị giác không thể nằm trên cùng một kênh so sánh, giống như người ta không thể so sánh con người với con trâu chẳng hạn. Thế nhưng khi đặt trong câu ca dao này, chúng ta không hề thấy phản cảm, mà ngược lại còn cảm thấy hay và thú vị! Vì sao vậy? Người ta bảo đây là cặp từ trái nghĩa ngữ dụng, nghĩa là nó được so sánh bằng văn hóa, vốn sống và sự cảm thụ nghệ thuật. Còn các cặp trái nghĩa thông thường được gọi là trái nghĩa ngôn ngữ, nghĩa là chỉ cần có một chút ít kiến thức về ngôn ngữ là có thể xác định được. Các từ ngữ ngoài vỏ , trong lòng có thể hiểu là hình thức và nội dung.
Đã là ớt thì phải cay, không cay coi như đồ bỏ. Trái ớt ở đây tự nó đã có một giá trị gần như hoàn hảo về cả hình thức lẫn nội dung. Vấn đề còn lại chỉ là kẻ sẽ sử dụng nó và sử dụng như thế nào mà thôi. Chắc rằng số phận của trái ớt cũng giống như số phận của dải lụa, hạt mưa, cái giếng, cái chổi, hoa hồng... cho nên cái vị cay của sự vật mới chuyển nghĩa thành nỗi cay đắng về thân phận của người con gái bị xúc phạm thô bạo. Tóm lại, trong câu ca dao, trái ớt vừa là trái ớt mà ai cũng biết, vừa là một thân phận con người mà không phải ai cũng dễ dàng đồng cảm và cuối cùng trái ớt còn là biểu tượng cho cái đẹp giản dị, khiêm nhường. Cái đẹp ấy đang bị xúc phạm, bị chà đạp, bị vùi dập; nhưng nó không gào thét mà chỉ lặng lẽ thở dài, một tiếng thở dài buồn tới muôn đời...
Cái vẻ lặng lẽ ấy có thể nhiều bậc quân tử không thể đồng cảm và chia sẻ được, nhưng có lẽ chính vì thế mà phận đàn bà lại không hề tiểu nhân chút nào bởi đó là sự lặng lẽ của lòng nhân ái và đức hi sinh vô bờ bến... Những đức tính này của phận đàn bà là vĩnh cửu, nó là một trong những nhân tố góp phần làm nên cái tố chất đặc trưng của họ là Phúc đức tại mẫu!
Núi Bò, 15.11.2006
Người gửi / điện thoại