bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 33
Trong ngày: 482
Trong tuần: 1379
Lượt truy cập: 638673

TRẦN THỊ TRÂM VIẾT VỀ MỘT NHÀ BÁO ( TIẾP)

TRẦN THỊ  TRÂM VIẾT VỀ ĐỖ DOÃN HOÀNG... ( TIẾP)
Khát vọng khám phá cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống đã thôi thúc Hoàng lưu lạc khắp gầm trời (như tên các cuốn sách của Hoàng “Dưới gầm trời lưu lạc”, “Ở lại với ngàn sao”), tới những vùng đất hoa lệ, những nơi đẹp nhất, lạ nhất thế giới: miền đất Phật Ấn Độ, Cánh đồng Chum 3 nghìn năm tuổi ở Lào, nước Nga với những tàu điện ngầm hoa lệ và vùng Siberia lạnh giá, thiên nhiên kỳ thú vùng nóc nhà thế giới Tây Tạng, cảnh đẹp yên bình diễm lệ tại quốc gia đáng sống Thụy Sĩ, vùng Tam Giác Vàng - nơi sản xuất lượng ma túy kinh hoàng – từng chiếm 75% -của cả thế giới, Vatican - quốc gia nhỏ nhất thế giới (chỉ không đầy 1km2) mà siêu quyền uy, bộ tộc Hươu cao cổ ở Myanmar với những người phụ nữ đeo tới hàng chục cân vòng màu vàng to nặng, khiến cái cổ chị em dài tới 60cm; những cánh rừng châu Phi và muông thú đẹp nhiệm màu, rồi cuộc chiến đi trực thăng, bắn súng máy bảo vệ tê giác, voi rừng, sư tử trước nanh vuốt của lũ săn trộm... Để càng ngày Hoàng càng trưởng thành, càng bản lĩnh, dám trực tiếp can dự vào những vấn đề lớn có tính chất toàn cầu: tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường, vấn đề dịch bệnh, ma túy, tham nhũng, buôn người, bất công với người yếu thế, lạm dụng tình dục trẻ em…
Nhiều phóng sự thành công của Đỗ Doãn Hoàng có tác động rất lớn tới xã hội. Có thể kể những loạt bài về: nạn săn bắn, bán động vật hoang dã xuyên quốc gia; đại nạn thực phẩm bẩn đầu độc người tiêu dùng; phá rừng trên diện rộng, vấn đề tái chế rác thải bẩn thỉu độc hại với quá nhiều hiểm hoạ cho người Việt Nam. Những phim tài liệu mà Hoàng tham gia rồi được giải thưởng, như: Rút ruột rừng già, Nước mắt của vàng, Rác làng Khoai, Bi kịch sống mòn... khi phát sóng trên VTV rồi VTV đặc biệt đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề sức khoẻ con người, bảo vệ không gian sống, hướng tới một xã hội minh bạch và nhân văn hơn nữa. Những tác phẩm ấy, đã có sức lan toả rất lớn, như báo chí đã viết, Hoàng đã có những hoạt động xã hội vì cộng đồng, bằng chính hình ảnh Hoàng và các hoạt động ngoài trang viết của Hoàng, rất hiệu quả.
Loạt bài viết về con quỷ ấu dâm Huỳnh Cường và đồng bọn (chúng lạm dụng, hãm hiếp rồi quan hệ tình dục đồng giới, lây nhiễm HIV/AIDS sang nhiều bé trai tuổi từ 14…) đã làm rúng động xã hội, những kẻ thủ ác bị bắt, là lời cảnh tỉnh những bậc làm cha làm mẹ, những nhà quản lý xã hội... Nhiều bài báo của Hoàng là nguyên nhân trực tiếp để lực lượng công an, liên ngành vào cuộc, bắt giữ các đường dây buôn hổ lớn nhất Việt Nam (giải cứu 24 cá thể hổ); đường dây tàn sát rùa biển lớn nhất Việt Nam và thế giới từng được phát hiện (11 nghìn cá thể rùa biển khổng lồ bị giết); vụ phá rừng nghiến cổ thụ khủng nhất Việt Nam (đến nay các đối tượng đã bị tuyên án tổng cộng 64 năm); hoặc tuyến bài vận chuyển hàng cấm qua xe bưu chính, bắt đầu từ điều tra ở Lai Châu, đến nay đã có tới 35 người bị bắt giam, trong đó có cả Chánh thanh tra tỉnh, Phó Chủ tịch UBND huyện (khi mở rộng vụ án)… Các tác phẩm vừa kể, đã đem cho Hoàng các giải Nhất, giải A, các giải báo chí uy tín bậc nhất Việt Nam, như Giải báo chí Quốc gia; Giải báo chí Toàn quốc về chống tham nhũng tiêu cực.
Nhờ tiếng nói (và tác phẩm), bằng uy tín và nỗ lực của Hoàng, thương binh Nguyễn Xước Hiện (ở Cẩm Khê, Phú Thọ) đã được minh oan, sau mấy chục năm khổ sở, tủi nhục, đói rách đã bước ra ánh sáng của sự tri ân, vinh danh. Ông còn được công nhận là thương binh, được truy lĩnh toàn bộ tiền lương suốt bao năm bị lãng quên. Quan trọng nhất là ông Hiện được trở lại làm người, rồi được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau bài báo “Kẻ sát nhân lương thiện”của Hoàng và cộng sự (mà Hoàng là người đầu tiên tiến hành điều tra và đang tải), cháu Nguyễn Quang Hưng ở Hà Nội đã được phóng thích tại toà, thay vì bị một án oan kinh khủng.
 
Rõ ràng, “căn cước văn hóa” được hình thành từ thuở ấu thơ không hiện hình định dạng ở tầng nông hay mặt ngoài mà thể hiện trong cách cảm, cách nghĩ, cách chọn đề tài và xử lý đề tài của Hoàng. Những năm tháng sống với rừng, với muôn loài muông thú đã tạo nên ở anh một kiểu tư duy, một sự so sánh, một trường liên tưởng rất riêng và cả những trăn trở thường trực trong anh cũng thế: “Đoàn tàu leo núi bò đi như thể một loài bò sát hoang dã của rừng nhiệt đới” (tr 144, cuốn “Dưới gầm trời lưu lạc” - DGTLL). “Các dải rừng mượt như lông thú” (tr 81, DGTLL). “Rừng (Thụy Sĩ) vừa đủ rậm vừa đủ thưa như lớp lông trắng muốt giữa độ thanh xuân của một loài hoang thú diễm kiều” (tr. 151, DGTLL). “Càng đi càng xót xa cho một cuộc sống ngày một rời xa thiên nhiên của đồng bào mình” (tr.174, DGTLL).
Đam mê, hiểu biết, tôn trọng và tôn vinh thiên nhiên, phóng sự của Hoàng tập trung vào những vấn đề sinh tử của cuộc sống, cổ vũ cho lối sống hài hòa với thiên nhiên chứ không chủ trương chiếm lĩnh, thống trị, chế ngự thiên nhiên. Tư tưởng nhân văn này hoàn toàn phù hợp với tư duy nhân loại, vì thế phóng sự của anh vượt qua biên giới đến với bè bạn năm châu. Nhiều tổ chức quốc tế đã mời Đỗ Doãn Hoàng đi các quốc gia châu Phi và các châu lục khác để viết bài, tìm hiểu, truyền cảm hứng, trao đổi kinh nghiệm, điều tra thay đổi hiện thực theo chiều hướng tốt hơn.
2/ Thứ hai, Đỗ Doãn Hoàng có một vốn kiến thức văn hóa sâu, rộng. Vì nói như Horace (nhà thơ của thế kỷ vàng trong văn học La Mã) thì: mọi sự thành công đều có nguyên nhân là kiến thức. Kiến thức (chuyên môn, nghiệp vụ và văn hóa nền) là cơ sở để con người năng động, sáng tạo và thành công. Trên thực tế, Hoàng là người chăm đọc, chăm học, chăm nghĩ, chăm rèn luyện và rất chăm đi. Học ở nhà trường, học ngoài xã hội, học ở sách vở. Sự trải nghiệm giúp anh có được kho tàng trí khôn dân gian phong phú, sinh động và mang tính thực tiễn cao. Còn sách vở giúp kiến thức của anh trở nên sâu sắc, vốn sống văn hóa ở anh ngày một đầy thêm. Mà theo Đỗ Phủ: Sách đọc muôn ngàn cuốn/Hạ bút như có thần.
Ngoài kỹ năng làm báo, ngoài kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, hiểu biết công nghệ hiện đại, còn có sức khỏe, có phông văn hóa toàn diện về các lĩnh vực: chính trị, lịch sử, địa lý, văn học nghệ thuật, sinh ngữ, luật pháp, tâm lý tội phạm, thiên nhiên - xã hội - con người; nhà báo chuyên viết phóng sự - điều tra thời 4.0 Đỗ Doãn Hoàng còn biết rất nhiều kỹ năng sống khác như: lái xe đường rừng, biết leo núi và sống trong rừng dài ngày, cách ra khỏi rừng nếu lạc, biết ứng xử khéo léo với mọi đối tượng, dù là nguy hiểm nhất… Nhờ thế, anh tự tin làm nghề và có được những kết quả ít ai đạt tới. Với vốn tiếng Anh ứng dụng khá tốt, Hoàng có thể khám phá, tiếp nhận văn hóa phương Tây một cách dễ dàng. Do ít nhiều biết về Hán Nôm, Hoàng có thể nhanh chóng phát hiện được chiều sâu của nhiều vỉa tầng văn hóa phương Đông. Từ trường hợp Đỗ Doãn Hoàng, ta có thể kết luận rằng, muốn làm nhà báo giỏi rất cần phải phấn đấu theo hướng của một nhà văn hóa.
3/ Thứ ba, Đỗ Doãn Hoàng đã kết hợp một cách tinh tế nên phát huy được ưu thế của cả hai lại hình: báo chí và văn chương nghệ thuật.
Đỗ Doãn Hoàng thuộc mô hình “nghệ sĩ kép”: nhà báo - nghệ sĩ, nhà báo - nhà văn. Trong lịch sử nền báo chí nước nhà, dường như những nhà báo giỏi như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thép Mới, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Phan Quang… và sau này: Trần Nhương, Hữu Ước, Hải Đường, Nguyễn Thị Vân Anh… đều là nhà báo kiêm nhà văn. Sự gặp gỡ giữa văn học và báo chí đã tạo nên sự bùng nổ, giúp họ có được bút lực lớn và tâm hồn luôn tươi mới, phát hiện vấn đề nhanh, đồng thời thể hiện các nội dung trên theo cách rất sinh động, hấp dẫn. Vì văn học là nghệ thuật ngôn từ. Muốn trở thành nhà phóng sự - điều tra, nhà báo chuyên sâu thể loại này thì phải giỏi sử dụng ngôn ngữ, yêu văn chương nghệ thuật - vì những người yêu cái đẹp thường luôn biết sống đẹp và tâm huyết với các giá trị nhân văn theo cách của họ. Thế nên, khi viết về tội ác, khi đi vào mặt trái xã hội, họ vẫn tìm được cách nâng đỡ con người ta đứng dậy một cách đáng tự hào nhất. (Mà không nửa vời, thậm chí vô tình hay hữu ý, đẩy người đọc đến nguy cơ bị nhiễm phải cái xấu xa!).
Trên thực tế, chỉ những nhà báo lớn, có bản lĩnh chính trị cao, kiến thức ngữ văn tốt mới viết được phóng sự hay. Để tạo được hiệu ứng xã hội lớn thì ngoài tính vấn đề, ngoài những yêu cầu đặc trưng của báo chí, thì những thông tin của phóng sự - điều tra cũng cần phải được chuyển tải thông qua lăng kính nhìn “cái đẹp”, qua cách gửi thông điệp tới công chúng báo chí có cả cái lấp lánh của văn chương nghệ thuật. Chọn và thủy chung rồi khẳng định được đóng góp của mình cho thể loại phóng sự - một phần do nhà báo họ Đỗ đã phát huy được sức mạnh của cả hai loại hình báo chí và văn chương trong phong cách, trong tác phẩm của mình. Nhờ thế phóng sự của Hoàng, nhiều tác phẩm hấp dẫn, có sức sống bền lâu.
Vẫn biết, báo chí thông tấn mang tính thời sự nên tuổi thọ bài báo đôi khi có thể ngắn hơn so với việc hướng tới cái vĩnh cửu của văn chương. Xưa nay, người ta hay phân biệt: nhà báo viết báo, nhà văn viết sách. Nhà văn nghiêng về tư duy hình tượng, nhà báo nghiêng về tư duy lý tính nhiều hơn hoặc theo những cách mang đặc trưng thể loại hơn. Việc ý thức, cần sách hóa những phóng sự của mình để chúng có được sức sống bền lâu hơn, chính là một ví dụ về sự gặp gỡ giữa văn học và báo chí trong nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Việc anh thường tìm đến và phát hiện ra vẻ đẹp của những điều độc lạ khó tin: Người đàn ông có bộ móng tay dài nhất Việt Nam (2,35 mét), Người rừng Ma Seo Chứ và hành trình trốn chạy chưa từng thấy, “Người có đuôi” ở Hà giang, Nhà sư ẩn trong thung Phật xây hơn 50 ngôi chùan ở Mỹ Đức, Hà Nội; những người ngồi thiền trong hang đá núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), đêm về nghe “ma nữ gọi tên mình”... - có lẽ được dựa trên quan niệm mĩ học cái đẹp nằm trong cái độc đáo. Còn cái gốc nhân văn đã đưa bước chân anh đến với những phận người bé nhỏ, yếu thế: vợ và con (những người da đen, da trắng đang sống ở Việt Nam) của các lính lê dương từng tham chiến ở Việt Nam với cuộc đời tận khổ chẳng giống ai; những người Việt vô gia cư lay lắt ăn xin trên biển hồ Tonle Sap - Campuchia, tận cùng số phận với những người vô gia cư ở Hà Nội, TP HCM; hoặc Hoàng và cộng sự xâm nhập những hang đá sâu hun hút đầy những con nghiện, những người nhiễm HIV trên núi cao để cứu những đứa trẻ tội nghiệp khỏi sự bạo hành man rợ của chính lũ cha mẹ đốn mạt mất nhân tính của chúng…
Khát vọng khám phá cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống đã thôi thúc Hoàng lưu lạc khắp gầm trời (như tên các cuốn sách của Hoàng “Dưới gầm trời lưu lạc”, “Ở lại với ngàn sao”), tới những vùng đất hoa lệ, những nơi đẹp nhất, lạ nhất thế giới: miền đất Phật Ấn Độ, Cánh đồng Chum 3 nghìn năm tuổi ở Lào, nước Nga với những tàu điện ngầm hoa lệ và vùng Siberia lạnh giá, thiên nhiên kỳ thú vùng nóc nhà thế giới Tây Tạng, cảnh đẹp yên bình diễm lệ tại quốc gia đáng sống Thụy Sĩ, vùng Tam Giác Vàng - nơi sản xuất lượng ma túy kinh hoàng – từng chiếm 75% -của cả thế giới, Vatican - quốc gia nhỏ nhất thế giới (chỉ không đầy 1km2) mà siêu quyền uy, bộ tộc Hươu cao cổ ở Myanmar với những người phụ nữ đeo tới hàng chục cân vòng màu vàng to nặng, khiến cái cổ chị em dài tới 60cm; những cánh rừng châu Phi và muông thú đẹp nhiệm màu, rồi cuộc chiến đi trực thăng, bắn súng máy bảo vệ tê giác, voi rừng, sư tử trước nanh vuốt của lũ săn trộm... Để càng ngày Hoàng càng trưởng thành, càng bản lĩnh, dám trực tiếp can dự vào những vấn đề lớn có tính chất toàn cầu: tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường, vấn đề dịch bệnh, ma túy, tham nhũng, buôn người, bất công với người yếu thế, lạm dụng tình dục trẻ em…
Nhiều phóng sự thành công của Đỗ Doãn Hoàng có tác động rất lớn tới xã hội. Có thể kể những loạt bài về: nạn săn bắn, bán động vật hoang dã xuyên quốc gia; đại nạn thực phẩm bẩn đầu độc người tiêu dùng; phá rừng trên diện rộng, vấn đề tái chế rác thải bẩn thỉu độc hại với quá nhiều hiểm hoạ cho người Việt Nam. Những phim tài liệu mà Hoàng tham gia rồi được giải thưởng, như: Rút ruột rừng già, Nước mắt của vàng, Rác làng Khoai, Bi kịch sống mòn... khi phát sóng trên VTV rồi VTV đặc biệt đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề sức khoẻ con người, bảo vệ không gian sống, hướng tới một xã hội minh bạch và nhân văn hơn nữa. Những tác phẩm ấy, đã có sức lan toả rất lớn, như báo chí đã viết, Hoàng đã có những hoạt động xã hội vì cộng đồng, bằng chính hình ảnh Hoàng và các hoạt động ngoài trang viết của Hoàng, rất hiệu quả.
Loạt bài viết về con quỷ ấu dâm Huỳnh Cường và đồng bọn (chúng lạm dụng, hãm hiếp rồi quan hệ tình dục đồng giới, lây nhiễm HIV/AIDS sang nhiều bé trai tuổi từ 14…) đã làm rúng động xã hội, những kẻ thủ ác bị bắt, là lời cảnh tỉnh những bậc làm cha làm mẹ, những nhà quản lý xã hội... Nhiều bài báo của Hoàng là nguyên nhân trực tiếp để lực lượng công an, liên ngành vào cuộc, bắt giữ các đường dây buôn hổ lớn nhất Việt Nam (giải cứu 24 cá thể hổ); đường dây tàn sát rùa biển lớn nhất Việt Nam và thế giới từng được phát hiện (11 nghìn cá thể rùa biển khổng lồ bị giết); vụ phá rừng nghiến cổ thụ khủng nhất Việt Nam (đến nay các đối tượng đã bị tuyên án tổng cộng 64 năm); hoặc tuyến bài vận chuyển hàng cấm qua xe bưu chính, bắt đầu từ điều tra ở Lai Châu, đến nay đã có tới 35 người bị bắt giam, trong đó có cả Chánh thanh tra tỉnh, Phó Chủ tịch UBND huyện (khi mở rộng vụ án)… Các tác phẩm vừa kể, đã đem cho Hoàng các giải Nhất, giải A, các giải báo chí uy tín bậc nhất Việt Nam, như Giải báo chí Quốc gia; Giải báo chí Toàn quốc về chống tham nhũng tiêu cực.
Nhờ tiếng nói (và tác phẩm), bằng uy tín và nỗ lực của Hoàng, thương binh Nguyễn Xước Hiện (ở Cẩm Khê, Phú Thọ) đã được minh oan, sau mấy chục năm khổ sở, tủi nhục, đói rách đã bước ra ánh sáng của sự tri ân, vinh danh. Ông còn được công nhận là thương binh, được truy lĩnh toàn bộ tiền lương suốt bao năm bị lãng quên. Quan trọng nhất là ông Hiện được trở lại làm người, rồi được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau bài báo “Kẻ sát nhân lương thiện”của Hoàng và cộng sự (mà Hoàng là người đầu tiên tiến hành điều tra và đang tải), cháu Nguyễn Quang Hưng ở Hà Nội đã được phóng thích tại toà, thay vì bị một án oan kinh khủng. ( CÒN NỮA)
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)