bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 142
Trong tuần: 1124
Lượt truy cập: 751378

VƯỜN HỒNG

Nguyễn Sản

NHỮNG XÚC CẢM DUNG DỊ TỪ “VƯỜN HỒNG”
(Đọc tập thơ mới xuất bản của Nguyễn Công Hồng)
 
   Gần như cả cuộc đời công tác của kỹ sư Nguyễn Công Hồng gắn bó với Bãi Bằng, Phú Thọ, với ngành giấy Việt Nam. Gia đình nhỏ của cựu Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Giấy Việt Nam từng có một quãng thời gian rất dài chia ngọt sẻ bùi cùng cộng đồng dân cư “làng công nhân” Bãi Thơi, thị trấn Phong Châu…
   Một sáng đầu hạ, tại Café Không Gian Xưa ở Việt Trì, ông Nguyễn Công Hồng chia sẻ cùng tôi tâm sự thầm kín: - Xa quê đã hơn nửa thế kỷ nhưng hình ảnh về quê hương Thạch Hà- Hà Tĩnh với những cô thôn nữ cười duyên bên vành nón trắng, tiếng râm ran chào mời đọi nước chè xanh trưa hè oi ả, tiếng mái chèo khua nước bến sông..., mình không thể nào quên được. Hằng đêm, trong rì rào rừng bạch đàn trung du, vẫn nghe văng vẳng gió reo từ núi Trà Sơn, tiếng sóng vỗ đôi bờ sông Nghèn, xa hơn là tiếng chuông nhà thờ giáo xứ Lộc Thủy, Tân Lâm cùng ầm ào lời biển từ Xuân Hải, Thịnh Lộc quê hương vọng về…
    Lớn lên cùng gió Lào cát trắng, cùng khoai sắn với đạn bom thời đánh Mỹ và dong duổi đường đời với các đồng nghiệp xây dựng ngành Giấy Việt Nam, nên sâu đậm nhất trong tôi là ký ức về quê hương, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Trong “Vườn Hồng” – tập thơ thứ ba của mình, vừa được NXB Thanh Niên ấn hành, tôi muốn gói ghém tất cả những điều ấy để có thêm một dấu ấn đáng nhớ tuổi 75.184377001_3931461143616954_3569408587572229587_n
   Nhận từ tác giả tập sách xinh xắn, trăm rưởi trang in, trình bày khá đẹp, tôi dành cả buổi để đọc và cảm nhận Nguyễn Công Hồng.
   Trong bài thơ “Vườn Hồng” được lấy làm tên của tập sách, in ở trang mở đầu với lời đề tựa: Mừng sinh nhật lần thứ 75, đọc những dòng tác giả bộc bạch: “Đây Vườn Hồng – vườn Thượng uyển của tôi/ Trời không mưa cây vẫn đâm chồi/ Mỗi vần thơ là một nhành hoa thắm / Lá tươi xanh và quả ngọt trĩu cành… Bảy lăm năm chắt chiu từng giọt nắng/ Để ánh bình minh rọi sáng Vườn Hồng...”, tôi càng náo nức khám phá khu vườn được kiến tạo bởi vần thơ, tấm ảnh.
   Bấy nay quý trọng con người ông, giờ nhẩn nha đi dạo quanh khu vườn Thượng uyển, tôi thêm yêu những câu thơ dung dị, mộc mạc và như thấy đâu đó bóng hình của hoài niệm lay động ký ức. Bao năm xa quê, nay về lại chốn xưa mà bâng khuâng khó tả: Anh đã về lại chốn xưa/ Về với dòng sông thuở nhỏ/ Đâu rồi tóc em vờn gió/ Hoa bầu ngửa nón chờ ai/ Anh mừng về lại chốn xưa/ Biết em đã thành bà ngoại/ Bao năm biển trời xa ngái/ Hoa bầu nở trắng vườn quê...
    Dây bầu, dây bí là cây rau biểu tượng nơi thôn dã, gắn bó tình cảm. Ca dao xưa có nhưng câu rất hay về bầu bí: Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; hoặc: Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon, thì nay Nguyễn Công Hồng nhắc đến hình ảnh hoa bầu trong một hoài niệm mà tôi đồ rằng có liên quan đến một mối tình thuở hoa niên nào chăng? Khổ cuối bài thơ như một khẳng định tình cảm với quê nhà yêu dấu, với người con gái năm xưa: Anh còn về lại chốn xưa/ Tắm mát trên sông thuở nhỏ/ Đời anh cánh buồm lộng gió/Mà hồn neo đậu bến quê…
   Trong thất thập ngũ niên đã trải, có nửa phần đời Nguyễn Công Hồng gắn bó cùng mảnh đất cội nguồn Phú Thọ, với giấy Bãi Bằng. Nay dù không còn bị chi phối bởi tiếng còi tầm hay tiếng máy reo, nhưng âm thanh đó vẫn như là phím Enter trên máy tính, mỗi khi gõ vào đó, bao điều đã qua lại sáu lắng hiện về: Đêm nay giữa Thủ đô/ Lòng nhớ Bãi Bằng yêu dấu/ Nơi các con vẫn chờ bố mẹ những chiều mưa/ Nhớ Đường Nam/ Có chợ “vồ” lều tranh xiêu bóng/ Mã Thượng, Bãi Thơi quen lối đi về/ Đường về Cống Tám ngan ngát hương quê…(Tâm sự với các con). Hay: Phú Thọ là sân bay ta hạ cánh/ Bình dị thôi nhưng cảnh đẹp như thơ/Những nếp nhà đơn sơ nép mình sau bãi ngô, nương sắn/ Khói lam chiều ôm ấp những hàng tre/ Cầu Việt Trì khoe mình trong nắng/ Sông Lô dài chở nặng những buồn vui… (Phú Thọ nơi tôi nghỉ hưu)...
    Ông Nguyễn Công Hồng có một người bạn đồng môn rất thân ở trường Đại học Bách khoa là kỹ sư Tống Bá Dũng. Cùng là dân công nghệ, là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tài ba, cả hai còn có một niềm chung là yêu thơ văn. Khi đọc điều bạn chia sẻ, rằng “Phú Thọ là sân bay ta hạ cánh”, ông Dũng không nghĩ tới sự hưu trí mà lại nghĩ tới cuộc “bay lên” của Nguyễn Công Hồng với văn thơ, dù rằng nhân vật này chưa bao giờ có ý định lấy văn làm nghiệp. Bằng chứng là ngoài thơ ca, Nguyễn Công Hồng còn là tác giả 4 kịch bản sân khấu và nhiều truyện ngắn, chuyện vui. Đọc giọng văn hóm hỉnh có thể hình dung ra chất “Nghệ” của hậu duệ dòng họ Nguyễn Công ở xã Thạch Long, huyện Thạch Hà. Đương nhiên người Nghệ Tĩnh thì phải có chất “Nghệ” rồi, nhưng hơn thế ở ông còn hiển hiện một tâm hồn nghệ sĩ; tuy khiêm nhường, chỉn chu đấy nhưng đôi lúc cũng đầy ngẫu hứng, thăng hoa. Văn là người. Người tạo nên chất liệu cho trang viết. Lý thuyết này muôn đời vẫn đúng.
   Từ khi chiếc “máy bay” Nguyễn Công Hồng hạ cánh đến nay, ông đã có 3 tập  sách - con số khiêm nhường nhưng không phải người hưu trí nào cũng làm được. Hơn 12 năm qua, những đứa con tinh thần: Khoảng lặng – thơ - 2008, Nắng cuối thu - thơ- 2018, Vườn Hồng - tập thơ văn – 2021, của tác giả lần lượt chào đời trong sự ghi nhận của bè bạn.
   Ở bài thơ “Mừng cháu đích tôn”, đọc những dòng Nguyễn Công Hồng viết: Trọn chín tháng mười ngày/ Như trăng tròn hẹn mọc/ Khi cháu cất tiếng khóc/ Giữa niềm vui vỡ òa…Kìa trán cao giống bố/ Giống cả lúm đồng tiền/ Tai dày, to giống ông/ Chân tay dài như mẹ… ta đủ thấy ông vui mừng và yêu thằng cháu trai đến nhường nào. Mỗi tập sách cũng vậy, cuốn nào ông cũng chu đáo từng dòng, từng trang, rồi lại chọn người để gửi gắm ý tưởng của mình, bìa nên thế nào, phụ bản ra sao, in giấy gì; lúc nhận sách từ nhà in, được vừa ý thì lại vui mừng đến hồn nhiên… Vì thế, người đọc dễ dàng nhận ra chất Nghệ Tĩnh, nghệ sĩ của tác giả.
     Vườn Hồng – cuốn sách mới nhất và cũng là cuốn in đẹp nhất - thực sự là một khu vườn nhiều hương sắc của người nông dân cần cù cày cuốc Nguyễn Công Hồng.
                                                                                       N.S

 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)