bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 117
Trong tuần: 1219
Lượt truy cập: 792394

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO GIỚI THIỆU

NHỮNG GƯƠNG MẶT THƠ NỮ TRONG “ TIENG VỌNG THÀNH NAM” !
( Bài phát biểu cảm nhận của tôi trong ngày ra mắt tuyển thơ Tiếng Vọng Thành Nam số 13 ngày hôm qua 7.1.2025 tại Hà Nội )
fb_img_1634262870760

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Cầm trên tay tuyển thơ “Tiếng vọng Thành Nam” tập 13 tôi rất vui và xúc động.. Vui vì là một người con của quê hương Nam Định được đọc thơ của các anh chị nơi quê hương mình và đặc biệt hơn, được ngắm nhìn các gương mặt những người đàn bà thơ rất đỗi thân thương của quê hương Nam Định trong cuốn sách này.
Đây là tập tho văn thứ 13 của nhiều tác giả,bao gồm cả những cây viết chuyên và không chuyên trong CLB TIENG VỌNG THÀNH NAM Tập thơ vừa kịp ra mắt vào đầu năm 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán của dan tộc. 61 tác giả thơ trong cuốn sách là hội viên CLB TVTN và một vài khách mời trang trọng như : Nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, nhà thơ Trần Gia Thái, nhà thơ Nguyễn Thế Kiên, Phạm Thị Phương Thảo . Tôi thật vinh dự là một trong các vị khách mời tham gia vào cuốn sách trang trọng này. Có nhiều tác giả tên tuổi như ông Nguyễn Hồng Vinh, nguyên TBT Báo Nhân Dân, ông Phan Viết Thao, Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định, , TS Vũ Hồng Trường, TGĐ Công ty Đường sắt Đô thị Hà Nội, thiếu tướng Hoàng Kiền, nhà thơ Thanh Nhã, nguyên CN CLB , nhà thơ Vũ Viết Ngà, CN CLB và nhiều tác giả thơ khác là hội viên cùng tham gia trong cuốn sách. Xin được trân trọng kính chào và tỏ lòng ngưỡng mộ tới các anh chị trong CLB TVTN.
Bài viết của nhà thơ Kiên Lục Bát đã giói thiệu khá hấp dẫn và tương đối đầy đủ các gương mặt thơ trong cuốn sách. Theo đề nghị của nhà thơ Vũ Viết Ngà, chủ nhiệm CLB tôi xin phép được giới thiệu về Vẻ đẹp của các gương mặt thơ nữ trong TVTN tới độc giả. Những người đàn bà thơ trong tập sách đều là các chị , những người con quê hương Nam Định. Những người đàn bà làm thơ ấy đa phần là sống nội tâm, họ thật nền nã, khả kính, mang bản tính dịu dàng của đàn bà và đặc biệt họ rất yêu văn chương. Tôi may mắn đã biết một số gương mặt thơ trong số họ khi được gặp các chị trong các sinh hoạt thơ ca Hội NVHN và trên một số trang thơ cùng Diễn đàn VHNT Đàn bà thơ.
Thơ của các chị phần đông đều đi theo lối viết truyền thống, mang cốt cách tâm hồn của người Thành Nam. Thơ các chị gửi gắm thông điệp về tình yêu quê hương, về nghĩa tình sâu sắc với đất và người Nam Định. Bởi vậy, hầu hết các gương mặt thơ nữ trong tập thơ đều mang theo lối viết chân thật, bình dị, đa phần là trung thành theo lối viết truyền thống. Đó là những bài thơ mang thân phận đàn bà, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu giàu hình ảnh và có vần điệu. Những gương mặt thơ tiêu biểu như nhà thơ Nguyễn Thanh Tùng, PCN, chị sinh năm 1952, nhà thơ BS Đỗ Cầm, chị Trần Kim Ngọc, chị Le Thị Nguyệt và một số chị khác…
Nhà thơ Thanh Tùng – PCN CLB TVTN, nữ nhà thơ duyên dáng, chỉnh chu đã có những vần thơ khá ấn tượng về thân phận đàn bà, về tình yêu quê hương,gia đình, đặc biệt về tình yêu tuổi xế chiều… Nỗi khắc khoải của đàn bà thơ hiện lên trong đó qua chùm 4 bài thật đẹp đẽ giàu hình ảnh yêu thương. Cả 4 bài thơ của chị như đã nói dùm tâm trạng và nỗi niềm của chị thay cho bao người đàn bà khác;đó là “Người đàn bà của mùa đông”, Tết là về, Vầng trăng cổ tích, Mình về dệt chiều đi anh…:
“Người đàn bà nép bên cửa sổ
Tự soi mình qua lăng kính cuộc đời
Chờ đợi anh- Mùa đông đến muộn
Tự mỉm cười- Đã trọn vẹn những ban mai”, .
Chị Lê Thị Nguyệt, sinh năm 1954 cũng có bài thơ thật ấn tượng về Hà Nội, phố mùa đông:
Anh có về Hà Nội, phố mùa đông
Lất phất làn mưa bay, cơn gió lùa vội vã
Tháp Rùa vẫn rêu phong, mặt Hồ Gươm tĩnh lặng
Cầu Thê Húc cong cong, hàng liễu rủ bên bờ…” để người ta thêm ấn tượng với những kỷ niệm đẹp đẽ của tình yêu khi “ Tiếng chuông nhà thờ ngân, mùa Giáng sinh an lạc
Mình sánh bước bên nhau, kể mãi chuyện tương phùng…”; để nhớ về quê hương Nam Định “ Nơi hạt lúa, củ khoai nuôi ta khôn lớn
Nơi cánh diều chao nghiêng trên bờ đê gió lộng
Nơi bếp khói lam vấn vít, mẹ ta chờ”…
Tôi thích thơ của BS Đỗ Thị Minh Cầm. Dẫu đã đọc nhiều thơ của chị trên FB. Nay gặp lại chị trong cuốn sach này với chùm thơ 3 bài khá nhuần nhuyễn cả câu chữ, ý tứ và vần điệu. “Dẫu mùa thu không còn qua lối ấy” là tên một bài thơ tình của chị mang nét riêng mà tôi thích. “ Đừng bao giờ khép cửa trái tim
Ta lại dắt nhau về qua lối cũ
Vì yêu thương có bao giờ là đủ
Có nhau rồi hàn gắn mọi nỗi đau”
Những câu lục bát về Vòng Đời vẫn có vẻ mang đầy tiếc nuối với một người đàn bà đẹp, một bác sĩ giàu có tri thức :
Vòng đời tôi bỗng gặp tôi
Để thời gian…lại vuột trôi…cùng người”
Chị Dương Thị Trân Châu sinh năm 1937, một phụ nữ tuổi cao đã viết về cái nghèo xưa nghe thật là thương.
“ Đời nghèo nào muốn chi đâu
Gieo lòng thánh thiện, thương nhau cảnh nghèo
Lênh đênh, giọt nước cánh bèo
Vượt ngàn going tố, chông chèo vươn lên…”
Chị Mai Thị Chung, sinh năm 1950 có những câu lục bát thật đẹp về ngày Tết cổ truyền của dân tộc:
“Nắng hây cởi nụ cúc tần
Thềm hoang, nay đã đầy sân mai đào”
Với câu kết mang đầy nữ tính;
Duyên thầm gửi tặng người xa
Túi thơ, bầu rượu, đợi mà chẳng trao”.
Một nét đẹp trong ngày hội thơ Nguyên Tiêu còn gây bao tiếc nuối:
“Kìa ai đứng đó tần ngần
Hay là câu tứ đã ngân cung trầm ?
Thơ lục bát của chị viết về Giao mùa là bài tôi khá ấn tượng:
“Chần chừ cái rét nàng Bân
Tháng tư vài nhụy đào xuân vẫn còn
Sớm hây hẩy, sợi nắng non
Đêm qua sót lại mưa tròn, chưa tan…”
Thật xúc động với câu chuyện đời của chị Trần Hoa Đăng- Hội viên NVHN, chị sinh năm 1945, một người đàn bà thơ nền nã, lịch lãm và đầy nghị lực sống, chị vẫn sáng tác thơ ca, neo vào thơ để tìm niềm vui cho mình khi phải đương đầu trước bệnh nan y của chồng, , ngay cả khi chồng chị bị ai biến tới 3 lần trong suốt quãng thời gian dài ba chục năm nay. Bài Chúc mừng sinh nhật bạn đời” của chị đã nới lên tất cả câu chuyện đời của chị.
“Đã từng nếm trải 83 xuân
Rừng thẳm, biển xa chẳng ngại ngần
Chiến trận kiên trung, tròn nghĩa nước
Giảng đường sự nghiệp vẹn tình dân
Công tư liêm chính, đời thanh bạch
Gia đạo thuận hòa, sống thiện nhân
Tai biến ba lần quên bệnh tật
Khang- Ninh- Phúc- Thọ ngoại trăm xuân”
Chị Nguyễn Thanh Lâm, sinh năm 1959, hội viên NVHN lại có những vần thơ hay về cây lúa quê hương:Và chị đã gửi gắm tâm sự của mình qua thân phận lúa thật duyên dáng:
“Tôi là lúa được sinh ra từ đất
Tôi chắt chiu vị mặn, giọt mồ hôi
Cùng quê nghèo đi qua mùa gió bấc
Ổ rơm ơi, ấm mãi, dẫu xa xôi “..
Và khẳng định:
Tôi được tắm qua hai sương một nắng
Nên chúng tôi xanh biếc giữa trời chiều”.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hà- một người phụ nữ dịu dàng và thân thiện, lại có những vần thơ đẹp đẽ, cuốn hút mời gọi mọi người hãy về tham quê hương Hải Hậu của mình:
Ngôi Nhà Thờ Đổ đứng chơi vơi
Dấu ấn còn lưu của một thời
Cầu Ngói, Chùa Lương , di tích sử
Tám thơm, nếp dẻo, lịm bờ môi”.
Chị Trần Kim Ngọc đã viết về vẻ đẹp của hoa gạo tháng ba nơi quê hương Nam Định thật ấn tượng với nỗi niềm riêng của mình:
Em vẫn nhờ hoa gạo
Giấu kín một hẹn thề
Để mỗi năm mùa đến
Gợi nỗi buồn thắt the. ‘
Chị Phạm Thị La sinh năm 1947, quê Xuân .Trường, đã có những vần thơ ca ngợi quê hương và con người Nam Định. Các chị Nguyễn Thị Bích Lan, Nguyễn Thúy Lại, chị Phạm Châu Loan, chị Bùi Thanh Mai, Nguyễn Thị Bích Nhạn, chị Phương Thanh, chị Dương Hoàng Việt, chị Bích Xô… cũng đều có chung cảm hứng thơ tự hào về quê hương đất nước ca ngợi tình nghĩa quê hương, nhấn mạnh tình cảm yêu thương với dòng họ gia đình, mang đậm hồn cốt của những người con Nam Định..
“Sông Cơ, sông Đáy, sông Đào
Mang nguồn nước mát tưới vào đồng ta
Gạo Tám Hải Hậu quê ta
Nguồn hàng xuất khẩu đi ra nước ngoài...
Dẫu chưa thấy những câu thơ, bài thơ thật độc đáo mang đậm tính cách và nét riêng thật sắc sảo của đàn bà Thành Nam, chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào những tập thơ sau sẽ đặc biệt hơn, sâu sắc, độc đáo hơn.. Những người đàn bà thơ như các chị luôn thật đẹp đẽ trong sự dung dị, đảm đang, dịu dàng và tràn đầy tình yêu thương. Chúc các chị luôn mạnh khỏe và yêu đời, yêu người. Hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội đọc tiếp những vần thơ sâu lắng và thiết tha của các chị. Chúc CLB TVTN luôn phát triển và lớn mạnh, sẽ là nơi gặp gỡ, ân tình của VNS trong cả nước. Mong sao,chúng ta sẽ có thêm những gương mặt thơ nữ có lối viết riêng, bứt phá hơn. Một lần nũa, xin được chúc mừng CLB TVTN. – Một sân chơi đầm ấm, mang đậm nghĩa tình quê hương, và là nơi chúng ta được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi nhiều điều trong cuộc sống
Hà Nội ngày 3/1/2025
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)