bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN CÁC ĐỘI VĂN NGHỆ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ!CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ GHI HÌNH ẢNH SỐNG ĐỘNG!

 

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 87
Trong tuần: 808
Lượt truy cập: 818869

TS NGUYỄN VĂN HOA giới thiệu

 

Văn nghệ dân gian Đức
NGUYỄN VĂN HOA  giới thiệu

anh_anh_hoa

Khảo dị chuyện cổ tích Việt Đức

( ví dụ Tám Cám và Lọ Lem)
1 / Đặt vấn đề
Trước một tuần bảo vệ Luận án tiến sỹ ở Đức , tôi hoang mang vô cùng , hồ sơ bài vở hoàn thiện cả rồi. Cảm giác như cá nằm trên thớt.
Học tiếng Đức ở Đại học ngoại ngữ Hà Nội , thày cô người Đức dậy và chấm thi , căng thẳng , cũng qua.
 Rồi học tiếng Đức ở Herder Institut Leipzig , giáo viên 100% người Đức, càng khó khăn , rồi cũng qua.
Hôm nhận giấy hẹn về trường gắp giáo sư hướng dẫn khoa học Luận án tiến sỹ , hồi hộp , thao thức mất ngủ.
Rồi đánh vật viết sửa bài bằng tiếng Đức , chương 1 qua , chương 2 qua và chương 3 hóc hiểm cũng qua . Hai giáo sư hướng dẫn xác nhận đồng ý cho bảo vệ .
 Vui mừng và lo âu trộn lẫn.
Bảo vệ mà thất bại thì biết ăn nói thế nào với Sứ quán và Bộ Đại học , nói gì với gia đình bè bạn người thân.
Một tuần chờ đợi , tôi chọn đọc truyện cổ tích tiếng  Đức của 2 anh em  Grimm. Mục đích đer giết thời gian nhậy cảm , học tư duy Đức từ cổ tích , học cách đối thoại ...
Và cái gì đến phải đến ,ngày  27- Kỷ niệm khó quên
1987 tôi đã thành công trong buổi  bảo vệ Luận án của mình.
1990 nước Đức thống nhất.
Ta và Trung Quốc bình thường quan hệ.
Thơi gian trôi tôi dịch Thơ Đức và 12.110 dòng bi kịch Faust của Gơt( ( Johaan Wolfgang von Goethe 1749 1832).
Nhưng cổ tích vấn ám ảnh tôi.
2 /Chuyện cổ tích Grimm
Hữu Ngọc ( quê Bắc Ninh) và Lương Văn Hông( quê Hải Dương ) đã dịch và in giấy chuyện cổ tích Grimm Đức.
Trong bài này tôi khảo dị chuyện Lọ Lem với rấm Cám , tôi đã đọc bản dịch của 2 cụ lão thành uyên thâm khả kính này.

Còn Tấm Cám tôi theo trí nhớ lời Mẹ tôi kể ( mẹ tôi hưởng dương 100 tuổi và hưởng âm 15 năm ( 1911- 2025 ).
3/ Giống nhau Tấm Cám và Lọ Lem
3.1 /Ông bố đều vợ 1 chết , lấy vợ 2.
3.2 /Bà vợ 2 đều ác , thiên vị.
3.3/ Con vợ 1 đều là con gái.
3.4/ Con vợ 2 đều là con gái.
3.5/ Bố bất lực không bảo vệ con vợ 1.
3.6 Con vợ 1 đều bị đầy ải , miệt thị, tranh công
3.7 Con vợ 1 đều có "nhân vật  siêu nhiên" giúp đỡ  khi gặp khó khăn hoạn nạn ví dụ đi hội thở giầy 
3.8 / Tấm và Lọ Lem đều có con chim đồng hành , vạch mặt sự tàn ác giả dối của con vợ 2
3.9 / Cái ác đều bị trừng trị, mẹ con vợ 2 bị quả báo.
3.10 / Đều được chim giúp phân loại thóc gạo(( Tấm Cám ) và đậu với tro bếp ( Lọ Lem)
3.11/Tấm và Lọ Lem được hạnh phúc , lấy chông có địa vị cao sang.
3.12/ Hoàng tử đều đẹp trai cao sang , mẫu người mà nhiều cô gái háo hức mơ ước.
4 Sự khác nhau
4.1 Trong Lọ Lem thì vợ 2 có 2 con gái , như vậy Lọ Lem bị chèn ép gấp 2 lần Tấm , đúng là :" 2 đánh 1 không chột cũng què".
4.2 Trong Lọ Lem, chim mổ mù mắt 2 con gái vợ 2.
4.3 Trong Lọ Lem 2  con gái của  vợ 2  đều phải đẽo chân máu chảy dòng dòng để thử giầy, máu chảy , chim mách hoàng tử , nên bị lộ.
4.4 / Tấm có con cá bống là bạn.
4.5/ Lọ Lem luôn ra gốc cây bên  mộ mẹ khóc than thân trách phận, và được cây thần ( Lọ Lem trông bên mộ mẹ ),  giúp đỡ trang phục đi lễ hội.
4.6/ Tấm có ông Bụt che chở.
4.7/ Tấm tàng hình trong quả thị
4.8/ Tấm phải mò cua bắt ốc , chăn trâu ở đồng xa.
4.9 / Tấm cám có cây xoan đào , Lọ Lem có cây dẻ.
4.10/ Tấm phải trèo cau ( chi tiết nay vô lý, Tấm có thể sai lính thay mình trèo hái cau ).
5 Kết Luận
Theo tôi tuy Đức và Việt xa nhau , ngày xưa giao thoa văn hóa rất khó.
Lý giải người đàn ông hóa vợ thì nước nào cũng có , bi kịch "con anh ,con tôi ,con chúng ta " , phải xẩy ra. Bi kịch gia đình ở đâu cũng có.
Chuyện Tấm Cám và Lọ Lem đều  có thông điệp giống nhau :
A/ "Cái ác , giả dối, phải bị lột trần và trừng trị" , 
B/ " Người yếu thế trong xã hội ( mồ côi mẹ ) dù bị đầy đọa, dù chịu lam lũ thiệt thòi , cuối cùng được bù đắp , có hậu , sống hạnh phúc giàu sang sung sướng.
Tôi yêu Tấm & Lọ Lem.
Tội nghiệp cho dì ghẻ và Cám cùng  2 con gái của vợ 2 trong Lọ Lem. Họ ích kỷ tham lam độc ác .
Đáng trách ông bố hóa vợ bị  vợ 2 chèn ép  
Tôi yêu chuyện cổ tích Việt Nam  của Nguyễn Đổng Chi và cổ tích Đức của 2 anh em Grimm.
Văn nghệ dân gian truyền khẩu, nay có mang càng bảo lưu và lan truyền rộng rãi , mãi mãi 
*/*
---
Kỷ niệm rất vui Đội bóng đá Việt Nam   vô đich Đông Nam Á 2025.

ruong_thang_co_gai
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com