bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 93
Trong tuần: 1046
Lượt truy cập: 786447

BÀI THƠ CỦA CHA

Cầm Sơn
 
BÀI THƠ CỦA CHA
 
   Để cấu thành nên một gia đình, trước hết phải có cha mẹ, sau đó đến con cái, trong con cái lại có anh em. Và nếu nói đến một gia đình rộng hơn thì còn có ông bà, chú bác, cô dì....Ở đây tôi muốn nói đến một mẫu gia đình cơ sở, tức là gia đình gồm có đầy đủ cha mẹ và con cái. Chỉ cần thiếu bất kỳ một thành viên nào thì chưa phải là một gia đình trọn vẹn.
  Đối với tôi, khi còn ở tuổi ấu thơ chưa bao giờ được biết đến một gia đình trọn vẹn, bởi người cha của tôi đã đi biệt tích từ năm tôi mới có 8 tháng tuổi, tôi chưa hề biết cha mình như thế nào. Chỉ khi có vợ, có con rồi tôi mới được hưởng hạnh phúc của một gia đình trọn vẹn. Chính vì vậy, đối với tôi: Gia đình là tất cả!
  Trong hành trình một vòng quanh tỉnh Bình Phước của đoàn nhà văn Ban Văn học Chuyên đề năm 2018. Điểm đầu tiên chúng tôi được xe của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước đưa đến là Ban chỉ huy Quân sự huyện Hớn Quản. Nơi đây cũng là mảnh đất đầu tiên vào năm 1953 cha tôi dời quê hương Miền Bắc đặt chân vào làm phu cao su ở Đồn điền cao su Xa Kát - Hớn Quản - Thủ Dầu Một (địa danh lúc bấy giờ). Nhân ngày gia đình Việt Nam 28/6/2020. tôi xin tâm sự đôi điều về cha tôi.
    Những ngày này cách đây 10 năm, việc làm đầu tiên của những ngày đầu tiên sau 40 năm công tác được nghỉ hưu, vợ chồng tôi cùng nhà ngoại cảm, nhà sư Phước Ấn sang Campuchia tìm mộ cha tôi. Đây là lần thứ tư trong cuộc hành trình tìm mộ ông của gia đình tôi. Nhờ sức mạnh tâm linh huyền bí trợ giúp, vợ chồng tôi đã đón được cha tôi sau 38 năm nằm lại trên đất khách quê người về quê hương quần tụ với Tổ tiên. Trong chuyến đi này, rất may mắn cho mọi người trong đoàn đi đón cha tôi là mỗi người được thụ nhận một viên ngọc xá lỵ của đức Tôn Giả Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát. Nhà sư Phước Ấn nói với chúng tôi: “Ông bà may mắn lắm đấy, nhiều người làm sư như chúng tôi cả đời mà vẫn không may mắn được nhận xá lỵ, vậy là việc làm của ông bà lặn lội tìm cha đã được cao xanh nhìn nhận”

   img_5385
   ĐÓN CHA
 
Con sang Cam Post tìm cha
Năm mươi năm lẻ chia xa gia đình
Bao nhiêu ân ái nghĩa tình
Lặn vào trang thiếp soi hình Bắc Nam
Chia ly, tử biệt ai làm
Chiến tranh xám xịt màu chàm âm u
Quê người chỉ có gió ru
Tha hương ba tám mùa thu qua rồi
Cha nằm đâu? hỡi cha ơi!
Mang mang đất đỏ, bời bời cỏ cây
Cao xanh hẹn với đất dày
Thương con chỉ lối, dắt tay dẫn tìm
Cao su đứng thẳng lặng im
Khói hương lơ lửng lắng chìm chào cha
Đón người về lại quê nhà
Quây quần cùng với ông bà, tổ tiên
Lạy đức Phật Mục Kiền Liên
Vu lan hiếu đễ, con thiền trong tim
   Tháng 7/2010. Tôi đưa được hài cốt cha tôi từ Campuchia về quê hương. Ngày 01 tháng 10 năm 2010 tức ngày  24 tháng 9 (âm lịch) năm Canh Dần là ngày giỗ Cha tôi.  Kỵ nhật năm ấy là lần đặc biệt. Vì đấy là lần đầu tiên trong khoảng thời gian 38 năm Cha tôi sang" miền Tây Thiên cực lạc" được chúng tôi đưa từ Cambodia về Tổ quốc  Việt Nam quê hương.
  Ông chú ruột chỉ thị cho tôi lần này làm giỗ Cha hoành tráng hơn một chút. Chính vì vậy, anh em nhà tôi đến dự khá đông vui. Buổi tối,  ông Cậu tôi trong lúc vui vẻ ôn lại chuyện cũ có đọc một bài thơ của Cha tôi gửi cho Mẹ tôi trong một bức thư vào những năm 50 của thập kỷ trước. Tôi hơi bị bất ngờ, vì Mẹ tôi mặc dù có kể cho tôi nhiều chuyện về Cha tôi nhưng chưa bao giờ tôi được nghe bài thơ này. Ông Cậu tôi chỉ thuộc mấy câu cuối nên hai cậu cháu kéo sang hỏi Mẹ tôi. Mặc dù bức thư ấy đã được gửi cho Mẹ tôi cách đây trên 50 năm nhưng bà đọc luôn một mạch trọn vẹn nguyên văn bài thơ của bố tôi không ngập ngừng, vấp váp. Xin trân trọng giới thiệu.
 
img20200628082633
Phiêu lưu đã mấy thu rồi
Mộng hồn còn vướng cảnh đời Hoang liêu
Đây miền sơn cước đìu hiu
Đây miền đất đỏ một chiều sương rơi
Đời ta phiêu bạt lắm rồi
Hôm nay dừng bước xa xôi chốn này
Thu về thoang thoảng gió may
Xui lòng ta nhớ những ngày thu xưa
Ra đi giữa một chiều mưa
Bạn lòng rơi lệ tiễn đưa dặm ngàn.
               Lê Văn Phong
  (Lê Văn Phong là bí danh của cha tôi và tên này được dùng làm thẻ căn cước công dân  thời Pháp thuộc của ông). Bài thơ như một điềm báo trước cho cuộc chia ly vĩnh viễn của ông với gia đình. Giọt nước mắt của người bạn lòng tiễn ông trong buổi chiều mưa cũng là giọt nướt mắt đưa tiễn ông về cõi Vĩnh hằng!
                                                                  C.S
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)