bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 67
Trong tuần: 853
Lượt truy cập: 747523

CHÂN HƯƠNG VỚI LỜI BÌNH

NHÂN DỊP NHÀ THƠ LÝ PHƯƠNG LIÊN TỔ CHỨC GẶP GỠ BẠN VĂN Ở KHÁCH SẠNH MELIA HÀ NỘI, CHÚNG TÔI ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT CỦA NHÀ GIÁO NHÀ VĂN HOÀNG DÂN VỀ BÀI THƠ CHÂN HƯƠNG CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN NGUYÊN BẢY.

TÁC HẨM & BẠN ĐỌC

Chân hương

                                                                        Nguyễn Nguyên Bảy*

 

Cháy rồi, cháy hết phần thơm

Chân hương đứng lặng nỗi buồn vô vi

Rồi màu phẩm nhuộm phai đi

Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương…

Lời bình của HOÀNG DÂN

hoang_dan_1

NHÀ GIÁO NHÀ VĂN HOÀNG DÂN

Dòng thơ đầu tiên “Cháy rồi, cháy hết phần thơm” giống như một câu trần thuật trung tính, thấy sao viết vậy; chưa có vấn đề gì, nhưng đến dòng thơ thứ hai “Chân hương đứng lặng nỗi buồn vô vi” thì bằng phép nhân hoá, tác giả đã biến cái chân hương vô tri thành một con người từng trải những bầm dập trong cuộc đời để “đứng lặng” với “nỗi buồn vô vi”. Hai chữ “vô vi” của Lão Tử trong câu nói nổi tiếng “Vô vi nhi trị” xưa nay thường bị không ít người hiểu lầm (cho rằng “vô vi” tức là “không làm gì cả”), do hiểu lầm nên không thể lĩnh hội được tầm tư tưởng của một triết gia phương Đông , mà đến ngay cả Khổng Tử cũng phải bái phục. Vậy “vô vi” nghĩa là gì? Đơn giản là không được có hành động can thiệp vào tự nhiên, xúc phạm tự nhiên bởi sự vận hành của tự nhiên chính là đạo trời. Nói theo ngôn ngữ thời @ thì “đạo trời” chính là các qui luật tự nhiên. Cả câu “Vô vi nhi trị” có nghĩa là “người cai trị giỏi là người luôn biết tôn trọng các qui luật tự nhiên, không áp đặt ý chí cá nhân của mình vào tự nhiên”. Đương nhiên, muốn hiểu các qui luật tự nhiên thì phải học và đọc sách suốt đời. Còn nếu dốt thì nói như Nhiệm Mạt: “Bất học giả hành thi tẩu nhục nhĩ!” (Kẻ không học chỉ là hạng thây đi thịt chạy mà thôi!).

Trở lại cái “vô vi” trong dòng thơ thứ hai của Nguyên Bảy: sau gần hết đời người xuôi ngược, làm được nhiều việc có ích và phạm cũng không ít sai lầm, thậm chí là còn có thể vô tình hoặc cố ý gây ra những khổ đau cho người khác; giờ đây, khi đã “ngũ thập tri thiên mệnh” hoặc “lục thập thuận nhĩ” mới ngộ ra một chân lí vô cùng giản dị: “Trăm năm trước thì ta chưa có/Trăm năm sau có cũng như không/Cuộc đời có có không không/Trăm năm còn lại tấm lòng mà thôi!”. Thực ra, tất cả những gì ta từng phải gồng mình lên để làm cho kì được, cuối cùng hình như đều vô nghĩa? Giờ đây, khi đã “lực bất tòng tâm”, ta chỉ còn biết “đứng lặng” với “nỗi buồn” không thể làm được trò trống gì nữa, vì có lẽ ta càng hùng hổ thì càng xúc phạm đạo trời, điều mà trong thâm tâm ta đâu có muốn?! Phải chăng ta đã có những hành động mù quáng, ngộ nhận?

Đến hai dòng thơ tiếp theo thì những tự vấn trên càng day dứt hơn:

Rồi màu phẩm nhuộm phai đi

Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương…

Sự vô nghĩa và luẩn quẩn của kiếp người bắt đầu từ (màu phẩm nhuộm), để rồi sau đó thành không (màu phẩm nhuộm phai đi), và cuối cùng là “chẳng còn gì” (xem thêm lời bình bài Đò ngang của Nguyễn Bảo Sinh) tưởng như tất cả đã thành cát bụi; nhưng không, “vẫn đứng chân hương”, tức là vẫn còn những cái chân hương (đã phai màu) trơ ra những cái lõi tre nhỏ như những cái tăm. Hoá ra bên trong màu sắc (của phẩm) và mùi thơm (của nguyên liệu tẩm hương liệu) chỉ là cái cốt tre tầm thường. Người ta chỉ thắp hương cho những việc có liên quan đến tâm linh hoặc một đức tin cao cả nào đó. Và chính mùi thơm của nén hương làm nên không khí huyền hoặc linh thiêng; còn khi nén hương đã “cháy hết phần thơm” thì nó thật tầm thường. Tóm lại, cái cao cả và sự tầm thường luôn hoán đổi vị trí cho nhau, chẳng có cái cao cả vĩnh cửu và cũng không có sự tầm thường vĩnh cửu – Đó là qui luật, là lẽ đời, chớ nên nuôi ảo tưởng. Ngộ ra điều đó thì đã muộn, thế cho nên mới “đứng lặng” với “nỗi buồn vô vi”. Nếu biết thế này thì ta đã chẳng một đời ham hố, múa may bắng nhắng làm trò cười cho thiên hạ!

Nhưng, có lẽ bình như trên chắc gì đã đủ, bởi theo cái lí “ý ở ngoài lời” thì bài thơ này còn có thể có một tầng ý nghĩa khác, khuất lấp mà sâu sắc hơn chăng? Chuyện là, đầu những năm 70 của thế kỉ trước, Nguyễn Nguyên Bảy có công bố một bài thơ chỉ có 14 chữ, nguyên văn: “Thơ là thơ. Thơ không phải địa vị xã hội của người làm thơ” và vì 14 chữ này mà ông ông vướng vào một “tai nạn” thơ, bởi thời đó 14 chữ kia bị coi là phạm huý, là trọng tội. Vì 14 chữ đó ông chẳng những bị cấm cửa vườn thơ, mà cuộc sống gia đình cũng lên bờ xuống ruộng. Còn nói như nhà thơ Việt Phương thì: “Làm thơ là một nghề nguy hiểm!”. Như vậy, bài thơ CHÂN HƯƠNG là một cách nói khác, kín đáo hơn, về cái chân lí THƠ KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LÀM THƠ – Và điều quan trọng hơn, đây là tiêu chí duy nhất để ông và người bạn đời Lý Phương Liên cùng nhiều nhà thơ, nhà văn khác tuyển chọn tác phẩm cho một dự án đồ sộ, đầy tính nhân văn: THƠ BẠN THƠ và VĂN BẠN VĂN.

                                                                                                          28.1.2014

 

* Nguyễn Nguyên Bảy là một người thơ lạ. Lạ vì ông có một cái tâm thơ biệt nhỡn liên tài. Lạ nữa vì ông có một cái tầm thơ cũng đáng nể. Ông cùng người bạn đời (nhà thơ Lý Phương Liên) bỏ ra một khoản tiền lớn để làm một bộ tuyển thơ văn cũng chẳng giống ai. Bộ tuyển gồm 10 cuốn thơ với cái tên THƠ BẠN THƠ và 10 cuốn văn với cái tên VĂN BẠN VĂN. Các tác phẩm được tuyển chọn chỉ có một tiêu chí duy nhất là HAY, còn các tác giả có thể thành danh hay vô danh, có địa vị xã hội hay chỉ là thường dân, lớn tuổi hay mười tám đôi mươi… Nghĩa là một sân chơi DÂN CHỦ, BÌNH ĐẲNG tuyệt đối. Tất cả các cuốn sách tuyển thơ văn đều đóng bìa cứng, giấy trắng, trình bày trang nhã, khổ 20x20 cm. Sách in tại Nhà xuất bản Văn học, từ tháng 8 năm 2012 đến nay đã ra được 3 cuốn THƠ BẠN THƠ và 2 cuốn VĂN BẠN VĂN. Mỗi khi sách ra, ông lại mời các bạn văn bạn thơ đến một nhà hàng hoặc câu lạc bộ nào đó để gặp mặt, trò chuyện và tặng sách. Cuộc gặp mặt gần đây nhất là ngày 25 tháng 1 năm 2014 tại Câu lạc bộ Thanh niên ở hồ Thiền Quang. Ông gọi đây là cuộc Tặng sách mừng xuân Giáp Ngọ. Hơn hai chục nhà văn nhà thơ đã cùng ông vui vẻ đàm đạo văn chương thơ phú từ 10h đến 14h rồi mới lưu luyến chia tay nhau. Đối với các bạn thơ, bạn văn ở những vùng xa xôi như cực tây, cực bắc thì ông gửi sách tặng qua đường bưu điện. Trong bộ tuyển của ông, chúng ta sẽ gặp lại nhiều nhà thơ nhà văn được đông đảo bạn đọc yêu thích, mến mộ như Trần Hoà Bình, Hoàng cát, Tạ Duy Anh, Bùi Ngọc Tấn… và cũng được hạnh ngộ với hàng chục gương mặt mới mẻ trẻ trung ở mọi vùng miền của Tổ quốc…

Tôi và nhiều nhà văn nhà thơ khác đều ước sao nước ta có được một vài Mạnh Thường Quân nghệ thuật như ông…

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)