"Để Đức Hạnh Lên Ngôi" của Bành Phương Lan tặng một người đàn bà xưa, một người phụ nữ đơn côi trong tình yêu. Bài thơ này có 4 khổ, mỗi khổ gồm 4 câu, tạo nên một tứ thơ đầy tinh tế và sâu sắc.
“Lánh phố đông, cất mày ngài, môi thắm
Nghẹn lòng thương “người ấy” tìm mình
Nhường cho cô hàng xóm về dinh
Đổi lấy tiếng người đàn bà đức hạnh”
Bành Phương Lan sử dụng hình ảnh tượng trưng và âm thanh đời thường để truyền tải cảm xúc của nhân vật. “Lánh phố đông, cất mày ngài môi thắm” Người đàn bà lánh xa phố thị, dấu đi nhan sắc của mình... chỉ để đổi lấy mấy chữ '' người đàn bà đức hạnh''.
Tác giả khéo viện dẫn những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, ví như tiếng tắc kè chạy trên tường, để tạo nên một bức tranh ảm đạm vắng vẻ về nỗi cô đơn của người phụ nữ.
Bài thơ đã sử dụng phong cách viết hợp tứ, giúp tạo nên một tác phẩm rất cảm động, sâu sắc “Lưỡi thiên hạ, như tên tẩm thuốc độc / Người đàn bà chui vào vỏ ốc” để dấu mình, để khóc một mình... xót xa thế đấy, bởi lưỡi thiên hạ như tên tẩm độc. ''Giấu niềm yêu trong chiếc gối đơn côi '' tủi hận vô cùng... Nín ngậm bùi ngùi tiếc nuối tuổi thanh xuân... “Rưng rưng đức hạnh lên ngôi” đầy tính chất triết lý và thương cảm.
Đặc biệt, Bành Phương Lan tập trung vào việc miêu tả cảm xúc của người phụ nữ. Hạnh phúc người phụ nữ ấy mong mỏi phải thật chỉn chu về mọi mặt. Tác giả sử dụng các từ ngữ và cú pháp tinh tế, thể hiện sự cô đơn và sự chịu đựng của người phụ nữ, sử dụng các từ ngữ nhẹ nhàng và dịu dàng thể hiện tính cách nhân vật.
''Giấu khao khát về một người đàn ông
Đổi lấy tiếng người đàn bà đức hạnh"
Câu thơ nhấn mạnh phẩm giá, danh dự của người phụ nữ đức hạnh. Chính nhờ tiếng nói này mà cuộc đời người đàn bà cô đơn đã được thay đổi và trở nên ý nghĩa hơn. Tuy có chút hờn tủi:
"Giấu niềm yêu trong chiếc gối đơn côi" Câu thơ diễn tả sự cô đơn và buồn tẻ của người phụ nữ khi phải giấu giếm tình yêu của mình. Việc làm ấy là sự hy sinh để giữ phẩm giá theo khái niệm '' đức hạnh ''.
“Rưng rưng đức hạnh lên ngôi...” Câu thơ cuối cùng của bài thơ thật ''đắt ''. Với bao nhiêu chịu đựng, hy sinh của người phụ nữ cuối cùng đức hạnh đã lên ngôi. Rưng rưng mà lên ngôi... Đức hạnh được xem là một giá trị tinh thần cao quý, mang lại niềm vui và ý nghĩa cho phẩm giá của ''người đàn bà xưa''.
Bài thơ “Để Đức Hạnh Lên Ngôi” của Bành Phương Lan là một tác phẩm có tứ thơ lạ, và giầu tâm trạng.Với phương pháp tu từ tinh tế và tính nghệ thuật cao. Các hình ảnh và âm thanh đời thường được sử dụng để truyền tải cảm xúc của nhân vật chính, tạo nên một tác phẩm đầy tình cảm và sâu sắc:
Dấu yêu thương, giữ nén trên môi
Đổi lấy tiếng người đàn bà đức hạnh
Ngày qua ngày, đêm qua đêm
Trốn giấc mơ, giấu khao khát tình đêm
“Để đức hạnh lên ngôi” đã làm độc giả khi đọc xong mà
“Rưng rưng nước mắt suốt đêm ròng
Phận nữ nhi đời bến đục trong
Đức hạnh lên ngôi khe khắt phận
Mười hai bến nước, nỗi niềm mong”
Chúc mừng bài thơ đầy tâm trạng .
Chúc nhà thơ vui khoẻ an nhiên hạnh phúc .
Nhà thơ Ngân Kim