bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 42
Trong tuần: 1419
Lượt truy cập: 780327

ĐI THEO ÁNH MẶT TRỜI THI CA NGA

ĐI THEO ÁNH MẶT TRỜI THI CA NGA

BÙI MINH TRÍ

0.0.14.puskin

              A.PUSHKIN

Ta lần theo những vệt sáng đi qua

Của Puskin – “Mặt trời thi ca Nga”

Từ Matxcơva tới thủ đô hoa lệ (1)

Từ Siberia đến Mikhailovsky

 

Thiên tài lớn mở ra dòng lãng mạn

Những áng thơ bất hủ tình yêu

“Em hiện lên như thiên thần sắc đẹp

Trái tim anh sống dậy đủ điều”

 

Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:

Như hút hồn say đệ nhất mỹ nhân 

“Anh yêu em lặng thầm, trong hy vọng”,

Và như mơ anh được sống cùng em

 

Đời bạc đen có kẻ vào đánh cắp

Tình yêu đôi ta cuộc sống đã lên men

Không chịu nổi phải trả lời danh dự!

Bằng phút giây của mũi súng oán hờn

 

Một thời để yêu, một thời để chết

Người nằm đó trong vòng tay bạn bè

Họ thấy gương mặt ngọc sáng không vết

Cùng nâng cao lên rực rỡ mặt trời thơ!

 

Bùi Minh Trí

____________________

(1)Saint Petersburg

Aleksandr Sergeyevich Pushkin (Александр Сергеевич Пушкин, 1799-1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ 19 bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hoá ngôn ngữ văn chương. Puskin là một thiên tài lớn và đa dạng, ngoài sáng tác (thơ, kịch và văn xuôi) ông còn dịch, mô phỏng các sự tích dân gian không chỉ của Nga mà còn của các dân tộc Slavơ và các dân tộc ở phương Tây.

Hôm nay mời các bạn dự cuộc lữ hành tới thăm những nơi mà đại thi hào Nga từng sống và sáng tác: Matxcova, Saint-Peterburg và Mikhailovsky. Matxcơva là nơi đón nhà thơ chào đời, Saint-Petersburg gắn với thời học tập, còn Mikhailovsky — khu trang viên của gia tộc — là nơi nhà thơ sống theo lệnh quản chế.

Aleksandr Pushkin sinh ra ngày 06 tháng Sáu 1799 trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc-điền chủ. Thân sinh của nhà thơ thuộc về nhóm có nền giáo dục hoàn hảo nhất của xã hội thượng lưu Matxcơva đương thời. Ngôi nhà của họ thường là nơi họp mặt các nhà thơ, nghệ sĩ và nhạc sĩ. Nhìn chung, trong khu vực Matxcơva và ngoại thành có tới hơn 100 địa điểm nổi tiếng gắn với tên tuổi Pushkin.

Năm lên 12 tuổi, đại thi hào tương lai được cha mẹ gửi đi học ở Saint-Peterburg, hồi đó là kinh đô của nước Nga. Sau khi tốt nghiệp Lyceum, chàng thanh niên nhập vào hàng ngũ viên chức phục vụ Nhà nước đồng thời viết thơ. Trong những sáng tác của Puskin phản ánh ý tưởng tự do công dân vốn thẩm thấu vào cộng đồng xã hội Nga sau thắng lợi đánh bại quân Pháp trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812. Những suy tư tự do của nhà thơ trẻ khiến Sa hoàng Nga không vừa lòng. Pushkin bị phát vãng đến miền Siberi Nga. Vào năm 1824 ông được gửi về chịu quản chế tại khu trang viên gia tộc bên ngoại là làng Mikhailovsky, cách không xa thành phố cổ Pskov phía tây-bắc Nga. Đại thi hào sống cảnh đi đày ở làng quê trong 2 năm. Những ngày ở Mikhailovsky, Puskin đã viết gần 100 tác phẩm. Những quan sát về đời sống nông dân và các điền chủ lân cận, ấn tượng từ thiên nhiên Nga bao la đã cấp cho thi sĩ món ăn tinh thần-tư tưởng và thể hiện rất rõ trong thi ca của Pukin. Mikhailovsky được xem là nơi khai sinh thơ của thi hào Aleksandr Pushkin. Như nhà thơ từng nói, chính ở nơi đây ông đã chuyển từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực.

Năm 1826, nhận ân sủng của Sa hoàng, nhà thơ Aleksandr Pushkin được phép sinh sống ở bất cứ nơi nào ông muốn. Năm 1831 nhà thơ kết hôn với giai nhân tuyệt sắc Natalia Goncharova. Pushkin cùng người vợ trẻ chuyển đến sống ở Saint-Peterburg.

Goncharova và Alexander Pushkin gặp nhau lần đầu tiên ở Mát-xcơ-va vào mùa đông năm 1829 tại buổi dạ hội của vũ sư Iogel trên Đại lộ Tverskoy. Lúc bấy giờ khi vừa tròn 16, Natalya đã trở nên vô cùng xinh đẹp và được mệnh danh là đệ nhất mỹ nhân thành Mát-xcơ-va. Tháng 4 năm 1829, Puskin ngỏ lời cầu hôn nàng. Tuy nhiên, mẹ của Natalya tỏ ra ngờ vực Pushkin vì bà nghe được nhiều điều tiếng không tốt về nhà thơ và nghĩ rằng con gái mình cũng còn quá nhỏ để kết hôn. Vậy nhưng sau đó, mẹ nàng cũng không thể đưa ra được một lý do chính thức để ngăn nàng đến với Pushkin. Vào tháng 4 năm 1830, Pushkin một lần nữa cầu hôn Natalia Goncharova, lần này được chấp nhận. Tháng 9 năm đó, nhà thơ rời đến dinh thự Boldino của mình để sắp xếp

công việc và chuẩn bị cho đám cưới. Trận dịch tả buộc Pushkin phải ở lại nơi này vài tháng, và đây chính là lúc tuyệt phẩm "Mùa thu Balinskaya" được ra đời.

Năm 1831 tại Matxcova, Alexander Puskin và Natalia Goncharova

chính thức kết hôn. Sau đám cưới, Natalya cùng chồng đến Petersburg,

rồi đến Tsarskoye Selo, Natalya đã tạo được ấn tượng trong giới thượng

lưu của đô thành Petersburg và tỏa sáng rực rỡ.

Trong 6 năm chung sống, Natalya sinh được 4 người con: Maria, Alexander, Grigory và Natalya.

Vào mùa đông năm 1836, tin đồn tình ái về vợ của Puskin lan truyền khắp đây đó tại Saint Petersburg, tên của bà thậm chí gắn liền với cả sa hoàng Nicolas I, và sau đó là với Nam tước Dantes – người đã không ngừng tán tỉnh Natalya.

Để bảo vệ danh dự của mình, Pushkin đã thách đấu với Dantes trong một trận đấu tay đôi, diễn ra vào ngày 8 tháng 2 (27 tháng 1 theo lịch cũ) năm 1837 trên sông Đen. Nhà thơ bị trọng thương và chết sau đó hai ngày tại căn nhà của mình. Theo lời kể lạ thì các bạn của Nhà thơ chưa bao giờ họ được trông thấy một khuôn mặt người hấp hối nào lại trong sáng, thanh thản và nên thơ đến thế. Trước khi tạ thế, Pushkin đã nắm chặt bàn tay V.I.Dan, một nhà văn ngồi bên giường ông, nói: "Bạn ạ, hãy nâng tôi lên đi, ta lên cao, cao nữa, cao mãi...".

Pushkin được mai táng trong tu viện Svyatogorsky cách không xa Mikhailovsky. Tu viện này được lập vào thế kỷ 16 và luôn luôn thuộc hàng những tu viện được sùng kính nhất ở xứ Nga. Đây là nơi nhà thơ từng đến làm lễ chiêm bái phần mộ tổ tiên. Đây là nơi nhà thơ trăng trối chôn cất mình. Nấm mồ đại thi hào Aleksandr Pushkin là di sản quốc gia của các dân tộc trong toàn Liên bang Nga.

Hai tuần sau cái chết của Puskin, Natalia cùng các con và em gái Alexandrina rời đến Nhà máy vải lanh. Cô sống ở làng gần hai năm, sau đó trở về Saint Petersburg, nơi cô nuôi dạy con cái và chăm lo cho gia đình. Một thời gian sau nàng đã đến Mikhailovsky, đặt một tượng đài trên mộ của Puskin.

Việc tạo lập Khu Bảo tồn-điền trang "Mikhailovsky" khởi công vào đầu thế kỷ 20. Kể từ đó, tổ hợp bảo tàng này đã trải qua không ít thời điểm khó khăn. Trong thời gian Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945, lãnh thổ của Khu bảo tồn-điền trang bị quân Đức chiếm đóng. Sau chiến tranh, buộc phải khôi phục lại hầu như hoàn toàn mọi cấu trúc bảo tàng, triển lãm, công viên, vườn cây, ao hồ, đồng cỏ và những cánh rừng.

 

  


In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)