bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 42
Trong ngày: 196
Trong tuần: 1023
Lượt truy cập: 883566

VỀ NHÀ THƠ CHỬ THU HẰNG

KỂ VỀ CỘNG SỰ CỦA TÔI – NHÀ THƠ CHỬ THU HẰNG.
 
        CAO THÂM
 

Mấy chục năm tôi phụ trách nội dung cho 4 tờ báo, tạp chí, nhưng chỉ có TÁC PHẨM MỚI (TPM) là của riêng tôi và nhà thơ Chủ Thu Hằng. Ấn phẩm và thương hiệu TPM do tôi và nhà thơ Chử Thu Hằng sáng lập và đồng chủ biên. Tết năm nay, TPM tròn 13 năm ra số đầu tiên. Đây cũng là năm đầu tiên, TPM dừng xuất bản (trừ số Xuân Nhâm Dần, dừng xuất bản do đại dịch Covid – 19). Tết đang đến gần, chợt nhớ những ngày làm TPM vất vả và muốn viết về người cộng sự của mình - Nhà thơ Chử Thu Hằng (CTH).
Đây là lần đầu tiên tôi viết về bà và bà cũng chưa bao giờ viết về tôi. Trong khi, tôi và bà đã viết rất nhiều gương mặt văn nghệ; viết rất nhiều doanh nhân. Thậm chí, tôi còn viết vài cuốn sách về chân dung nhân vật.
Nhà thơ Chử Thu Hằng (CTH) là người Hà Nội gốc. Gia đình bà mấy đời sinh sống ở khu phố cổ Hà Nội. Bà từng làm việc nhiều năm ở Bệnh viện Bạch Mai rồi được cử sang Tiệp Khắc học về quản lý y tế. Trở về khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, bà lặng lẽ kiếm sống, nuôi con và quyết định cho mình nghỉ hưu khi tròn 50 tuổi, dành thời gian còn lại cho niềm đam mê từ nhỏ của mình là văn thơ. Tôi quen CTH khi tham gia BlogtiengViet (BLV) - một hệ thống mạng xã hội có hàng vạn thành viên trong cả nước và ở nhiều nước trên thế giới. BlogtiengViet có tên vui là “Xóm Lá”, tôn vinh GS. Nguyễn Lân Dũng làm “Trưởng thôn”. Khi tôi tham gia “Xóm Lá” thì CTH đã khá nổi tiếng trong cộng đồng với nhiều bài thơ và tản văn hay. Ngôi nhà 5 tầng của vợ chồng bà tại 80 phố Sơn Tây, gần chợ Ngọc Hà như là trụ sở “Xóm Lá” vậy. Tại đây, vợ chồng bà thường tổ chức những buổi giao lưu với với bạn “Xóm Lá” nhân những sự kiện của gia đình hoặc tiếp bạn văn từ trong Nam ra, từ miền núi xuống, từ vùng biển lên. Mọi khách văn tới nhà đều được vợ chồng bà nồng nhiệt đón tiếp. Tại đây, tôi đã gặp nhiều bậc trí thức lớn; nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như GS. Nguyễn Lân Dũng, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo…
Đọc các sáng tác mới của bạn bè trên BLV, tôi thấy rằng, rất nhiều người không nổi tiếng, thậm chí sáng tác của họ chưa hề xuất hiện trên báo nhưng thơ của họ rất hay; nhiều câu thơ thần tình. Từ đó, tôi nẩy ra ý tưởng ra một ấn phẩm chuyên đề về thơ văn, xuất bản định kì để chọn lọc in tác phẩm của các cây bút không chuyên, trong đó, lực lượng nòng cốt là cộng đồng BLV. Ý tưởng của tôi được GS.Nguyễn Lân Dũng, Chử Thu Hằng và bạn bè ủng hộ. Từ đó, TPM ra đời do tôi và nhà thơ Chử Thu Hằng đồng chủ biên, GS. Nguyễn Lân Dũng làm Trưởng ban Cố vấn và đã phát triển thành thương hiệu như đã kể ở phần trên. TPM số đầu tiên ra mắt tại 80 Sơn Tây với khoảng 300 đại biểu đến dự và chung vui.
Tôi đã từng là chủ bút một số tờ báo, tạp chí của các ngành, các tổ chức xã hội nhưng chưa nơi nào cực khổ như làm TPM. Toàn bộ công việc của tòa soạn từ khâu tập hợp bài, biên tập, lên maket, theo dõi in ấn, phát hành… chỉ có hai chúng tôi thực hiện với sự trợ giúp của chồng CTH là anh Đỗ Mạnh Duy. Ngoài ra TPM định kì, chúng tôi còn biên soạn sách lịch sử, sách kỉ yếu cho các doanh nghiệp và dịch vụ xuất bản cho nhiều tác giả.
Tôi nhớ, có hôm rét căm căm, tôi và vợ chồng CTH chầu chực ở nhà in chờ lấy TPM để kịp gửi cho các tác giả trước Tết Nguyên đán. Thời ấy vẫn còn các sạp sách báo, chúng tôi chia nhau mang TPM đi đến các sạp báo trong thành phố nhờ bán hộ. GS Nguyễn Lân Dũng cũng tích cực giới thiệu người mua, người nhận ký gửi TPM. Hầu hết số ấn phẩm này không thu được đồng nào. Gian khổ và thua lỗ nhưng bù lại, chúng tôi có thêm nhiều bạn bè khắp cả nước và được đông đảo bạn đọc tin yêu. Nhiều CTV có bài đăng TPM là niềm vinh dự, mua nhiều ấn phẩm tặng bạn bè. Thời gian đầu làm TPM, CTH còn bỡ ngỡ với quy trình hoạt động của Tòa soạn, nhưng chỉ vài số sau, bà đã đảm nhận hầu hết các công việc của tòa soạn. Trong thời gian cùng CTH làm TPM, tôi vẫn bận công việc quản lí nội dung ở Tạp chí Than, sau đó là Tạp chí Doanh nghiệp, tiếp đó là Tạp chí Lao động Sáng tạo. Công việc quản lí nội dung các tạp chí quá bận rộn nên với TPM, tôi chỉ lo những bài “đinh”, còn lại phó thác hết cho CTH. Công việc “bếp núc” của tòa soạn phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều việc dễ làm người ta cáu bẳn. Nhưng với CTH, dường như bà không quan tâm những chuyện ngoài văn chương. Ở bà, hội tụ nổi bật sự đảm đang, nét thanh lịch của phụ nữ Hà Thành.
CTH ứng dụng công nghệ vào sáng tác và quản lí biên tập từ rất sớm. Thời ấy, CTH đã quản trị một số trang website cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nên quen biết nhiều nhà văn, nhà thơ, nhiều tác giả mới xuất hiện trên mạng xã hội... Từ đó, bà khai thác tác phẩm của họ giới thiệu trên TPM. Cũng nhờ áp dụng công nghệ vào quản lí nội dung nên ngay từ TPM số đầu tiên, chúng tôi đã làm việc online trên nền tảng chát qua yahoo (thời ấy chưa có facebook, zalo). CTH ham đọc sách và tham gia nhiều lớp nghiệp vụ sáng tác nên tích lũy kiến thức về văn hóa, xã hội rộng lớn. Bà lại tận tụy, cẩn trọng, sắp xếp, lưu trữ tài liệu khoa học. Đây là hai phẩm chất quan trọng của người biên tập. Do đó, trong gần 10 năm, với hàng vạn trang in TPM và sách do TPM liên kết xuất bản mà không hề mắc sai sót. Có lần, sau khi trả 3 đầu sách cho nhà văn Dương Phương Toại (Quảng Ninh), chúng tôi gọi điện hỏi nhà văn có phát hiện lỗi nào không? Ông nhà văn sốt sắng trả lời: “Có một lỗi đấy, vẫn thiếu một dấu mũ trên chữ ô!”.
Nhà thơ CTH được mọi người biết đến qua nhiều hoạt động kết nối cộng đồng. Là Hội viên của các hội nghề nghiệp như Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội. v.v. bà là cầu nối giữa các nhà văn chuyên nghiệp và nhiều tổ chức văn nghệ quần chúng. CLB Người Yêu Thơ Việt gồm 55 CLB thành viên trong và ngoài nước do bà làm Chủ tịch đã tổ chức nhiều sự kiện “nổi đình nổi đám” ở các tỉnh, gây tiếng vang lớn trong cộng đồng.
Tham gia nhiều diễn đàn, nhiều sân chơi như vậy nhưng CTH vẫn dành nhiều thời gian để sáng tác thơ, tản văn, viết phê bình văn học. Nhiều nhà thơ, nhà phê bình văn học đã viết bài ca ngợi thơ văn của CTH đăng trên các báo, các tập sách và trên các trang mạng xã hội. Tôi cũng công nhận thơ CTH nhiều bài hay, nhiều câu thật hay. Tuy nhiên, tôi thích những tản văn và phóng sự của CTH hơn. Trong tập tản văn “Hồn phố” (NXB Hội Nhà văn, 2012) có nhiều trang viết tài hoa. Đó là cảnh xóm bờ đê sông Hồng ngày mưa lũ với sự quan sát tinh tế và miêu tả sinh động. Đó là cảm nhận về mùa sấu Hà Nội, về lễ đón giao thừa ở phố cổ v.v. Phải là người có năng khiếu văn chương và là người sinh ra, lớn lên ở Hà Nội mới cảm nhận tinh tế, sâu sắc về nét đẹp văn hóa Hà Nội như vậy. Tiếc rằng, CTH đã không đi sâu vào lĩnh vực sáng tác văn xuôi. Là tiếc vậy, nhưng với CTH, hơn chục năm qua bà đã có những thành công đáng nể: đồng chủ biên 24 tập TPM, xuất bản 7 đầu sách văn thơ của riêng mình và biên soạn, in ấn sách cho nhiều tổ chức, cá nhân khác. /.
Tất cả cảm xúc:
Bạn và Vũ Thiện Khái
 
 
Mấy chục năm tôi phụ trách nội dung cho 4 tờ báo, tạp chí, nhưng chỉ có TÁC PHẨM MỚI (TPM) là của riêng tôi và nhà thơ Chủ Thu Hằng. Ấn phẩm và thương hiệu TPM do tôi và nhà thơ Chử Thu Hằng sáng lập và đồng chủ biên. Tết năm nay, TPM tròn 13 năm ra số đầu tiên. Đây cũng là năm đầu tiên, TPM dừng xuất bản (trừ số Xuân Nhâm Dần, dừng xuất bản do đại dịch Covid – 19). Tết đang đến gần, chợt nhớ những ngày làm TPM vất vả và muốn viết về người cộng sự của mình - Nhà thơ Chử Thu Hằng (CTH).
Đây là lần đầu tiên tôi viết về bà và bà cũng chưa bao giờ viết về tôi. Trong khi, tôi và bà đã viết rất nhiều gương mặt văn nghệ; viết rất nhiều doanh nhân. Thậm chí, tôi còn viết vài cuốn sách về chân dung nhân vật.
Nhà thơ Chử Thu Hằng (CTH) là người Hà Nội gốc. Gia đình bà mấy đời sinh sống ở khu phố cổ Hà Nội. Bà từng làm việc nhiều năm ở Bệnh viện Bạch Mai rồi được cử sang Tiệp Khắc học về quản lý y tế. Trở về khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, bà lặng lẽ kiếm sống, nuôi con và quyết định cho mình nghỉ hưu khi tròn 50 tuổi, dành thời gian còn lại cho niềm đam mê từ nhỏ của mình là văn thơ. Tôi quen CTH khi tham gia BlogtiengViet (BLV) - một hệ thống mạng xã hội có hàng vạn thành viên trong cả nước và ở nhiều nước trên thế giới. BlogtiengViet có tên vui là “Xóm Lá”, tôn vinh GS. Nguyễn Lân Dũng làm “Trưởng thôn”. Khi tôi tham gia “Xóm Lá” thì CTH đã khá nổi tiếng trong cộng đồng với nhiều bài thơ và tản văn hay. Ngôi nhà 5 tầng của vợ chồng bà tại 80 phố Sơn Tây, gần chợ Ngọc Hà như là trụ sở “Xóm Lá” vậy. Tại đây, vợ chồng bà thường tổ chức những buổi giao lưu với với bạn “Xóm Lá” nhân những sự kiện của gia đình hoặc tiếp bạn văn từ trong Nam ra, từ miền núi xuống, từ vùng biển lên. Mọi khách văn tới nhà đều được vợ chồng bà nồng nhiệt đón tiếp. Tại đây, tôi đã gặp nhiều bậc trí thức lớn; nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như GS. Nguyễn Lân Dũng, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo…
Đọc các sáng tác mới của bạn bè trên BLV, tôi thấy rằng, rất nhiều người không nổi tiếng, thậm chí sáng tác của họ chưa hề xuất hiện trên báo nhưng thơ của họ rất hay; nhiều câu thơ thần tình. Từ đó, tôi nẩy ra ý tưởng ra một ấn phẩm chuyên đề về thơ văn, xuất bản định kì để chọn lọc in tác phẩm của các cây bút không chuyên, trong đó, lực lượng nòng cốt là cộng đồng BLV. Ý tưởng của tôi được GS.Nguyễn Lân Dũng, Chử Thu Hằng và bạn bè ủng hộ. Từ đó, TPM ra đời do tôi và nhà thơ Chử Thu Hằng đồng chủ biên, GS. Nguyễn Lân Dũng làm Trưởng ban Cố vấn và đã phát triển thành thương hiệu như đã kể ở phần trên. TPM số đầu tiên ra mắt tại 80 Sơn Tây với khoảng 300 đại biểu đến dự và chung vui.
Tôi đã từng là chủ bút một số tờ báo, tạp chí của các ngành, các tổ chức xã hội nhưng chưa nơi nào cực khổ như làm TPM. Toàn bộ công việc của tòa soạn từ khâu tập hợp bài, biên tập, lên maket, theo dõi in ấn, phát hành… chỉ có hai chúng tôi thực hiện với sự trợ giúp của chồng CTH là anh Đỗ Mạnh Duy. Ngoài ra TPM định kì, chúng tôi còn biên soạn sách lịch sử, sách kỉ yếu cho các doanh nghiệp và dịch vụ xuất bản cho nhiều tác giả.
Tôi nhớ, có hôm rét căm căm, tôi và vợ chồng CTH chầu chực ở nhà in chờ lấy TPM để kịp gửi cho các tác giả trước Tết Nguyên đán. Thời ấy vẫn còn các sạp sách báo, chúng tôi chia nhau mang TPM đi đến các sạp báo trong thành phố nhờ bán hộ. GS Nguyễn Lân Dũng cũng tích cực giới thiệu người mua, người nhận ký gửi TPM. Hầu hết số ấn phẩm này không thu được đồng nào. Gian khổ và thua lỗ nhưng bù lại, chúng tôi có thêm nhiều bạn bè khắp cả nước và được đông đảo bạn đọc tin yêu. Nhiều CTV có bài đăng TPM là niềm vinh dự, mua nhiều ấn phẩm tặng bạn bè. Thời gian đầu làm TPM, CTH còn bỡ ngỡ với quy trình hoạt động của Tòa soạn, nhưng chỉ vài số sau, bà đã đảm nhận hầu hết các công việc của tòa soạn. Trong thời gian cùng CTH làm TPM, tôi vẫn bận công việc quản lí nội dung ở Tạp chí Than, sau đó là Tạp chí Doanh nghiệp, tiếp đó là Tạp chí Lao động Sáng tạo. Công việc quản lí nội dung các tạp chí quá bận rộn nên với TPM, tôi chỉ lo những bài “đinh”, còn lại phó thác hết cho CTH. Công việc “bếp núc” của tòa soạn phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều việc dễ làm người ta cáu bẳn. Nhưng với CTH, dường như bà không quan tâm những chuyện ngoài văn chương. Ở bà, hội tụ nổi bật sự đảm đang, nét thanh lịch của phụ nữ Hà Thành.
CTH ứng dụng công nghệ vào sáng tác và quản lí biên tập từ rất sớm. Thời ấy, CTH đã quản trị một số trang website cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nên quen biết nhiều nhà văn, nhà thơ, nhiều tác giả mới xuất hiện trên mạng xã hội... Từ đó, bà khai thác tác phẩm của họ giới thiệu trên TPM. Cũng nhờ áp dụng công nghệ vào quản lí nội dung nên ngay từ TPM số đầu tiên, chúng tôi đã làm việc online trên nền tảng chát qua yahoo (thời ấy chưa có facebook, zalo). CTH ham đọc sách và tham gia nhiều lớp nghiệp vụ sáng tác nên tích lũy kiến thức về văn hóa, xã hội rộng lớn. Bà lại tận tụy, cẩn trọng, sắp xếp, lưu trữ tài liệu khoa học. Đây là hai phẩm chất quan trọng của người biên tập. Do đó, trong gần 10 năm, với hàng vạn trang in TPM và sách do TPM liên kết xuất bản mà không hề mắc sai sót. Có lần, sau khi trả 3 đầu sách cho nhà văn Dương Phương Toại (Quảng Ninh), chúng tôi gọi điện hỏi nhà văn có phát hiện lỗi nào không? Ông nhà văn sốt sắng trả lời: “Có một lỗi đấy, vẫn thiếu một dấu mũ trên chữ ô!”.
Nhà thơ CTH được mọi người biết đến qua nhiều hoạt động kết nối cộng đồng. Là Hội viên của các hội nghề nghiệp như Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội. v.v. bà là cầu nối giữa các nhà văn chuyên nghiệp và nhiều tổ chức văn nghệ quần chúng. CLB Người Yêu Thơ Việt gồm 55 CLB thành viên trong và ngoài nước do bà làm Chủ tịch đã tổ chức nhiều sự kiện “nổi đình nổi đám” ở các tỉnh, gây tiếng vang lớn trong cộng đồng.
Tham gia nhiều diễn đàn, nhiều sân chơi như vậy nhưng CTH vẫn dành nhiều thời gian để sáng tác thơ, tản văn, viết phê bình văn học. Nhiều nhà thơ, nhà phê bình văn học đã viết bài ca ngợi thơ văn của CTH đăng trên các báo, các tập sách và trên các trang mạng xã hội. Tôi cũng công nhận thơ CTH nhiều bài hay, nhiều câu thật hay. Tuy nhiên, tôi thích những tản văn và phóng sự của CTH hơn. Trong tập tản văn “Hồn phố” (NXB Hội Nhà văn, 2012) có nhiều trang viết tài hoa. Đó là cảnh xóm bờ đê sông Hồng ngày mưa lũ với sự quan sát tinh tế và miêu tả sinh động. Đó là cảm nhận về mùa sấu Hà Nội, về lễ đón giao thừa ở phố cổ v.v. Phải là người có năng khiếu văn chương và là người sinh ra, lớn lên ở Hà Nội mới cảm nhận tinh tế, sâu sắc về nét đẹp văn hóa Hà Nội như vậy. Tiếc rằng, CTH đã không đi sâu vào lĩnh vực sáng tác văn xuôi. Là tiếc vậy, nhưng với CTH, hơn chục năm qua bà đã có những thành công đáng nể: đồng chủ biên 24 tập TPM, xuất bản 7 đầu sách văn thơ của riêng mình và biên soạn, in ấn sách cho nhiều tổ chức, cá nhân khác. /.
Tất cả cảm xúc:
Bạn và Vũ Thiện Khái
 
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com