bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 16
Trong tuần: 1119
Lượt truy cập: 631655

ĐI THỬ TÀU ĐIỆN

Cầm Sơn

ĐI THỬ TÀU ĐIỆN

  Không thiếu những eo xèo về tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông trong suốt hơn một chục năm qua. Có người ví nó như một con trăn quái vật khổng lồ bằng bê tông nằm chình ình ngay giữa thủ đô chém đôi thành phố thành hai nửa lìa nhau. Có người đề xuất bàn giao nó sang Bộ Văn hóa để làm Bảo tàng, trồng hoa, trồng cây cảnh làm tuyến đường đi bộ cho du khách ngắm hoa chụp ảnh đánh dấu mối tình hữu nghị thắm thiết mười sáu chữ vàng. Nói chung người dân thủ đô cứ mở mắt ra là cái con trăn bê tông ấy lại đập ngay vào mắt tức muốn đến nổ con ngươi. Nhưng rồi cuối cùng thì giờ nó cũng đã được đưa vào sử dụng đang vận hành khai thác dịch vụ trong thời gian chạy thử miễn phí.

  Sáng nay, ngày 18 tháng 11 năm 2021, vợ chồng tôi rủ nhau đi thử xem nó thế nào. Từ nhà, chúng tôi đi bộ khoảng 700 mét ra điềm đỗ Trung Văn của xe BRT dự định chạy xuống Yên Nghĩa để đi tàu điện từ ga đầu tiên. Nhưng rồi ngồi trên xe buýt trông thấy một nhà ga lại tưởng là ga cuối nên xuống xe đi bộ chừng trăm mét nữa thì đến nhà ga tàu điện. Hóa ra đây mới chỉ là nhà ga Văn Khê, còn phải đi thêm một ga nữa mới đến ga cuối Yên Nghĩa. Đành vào đi từ ga này vậy.

  Khách vào nhà ga được phát mỗi người một tấm vé cứng kích thước như một cái thẻ Ngân hàng miễn phí, cắm tấm vé vào khe ở cái cột thì thanh chắn sẽ quay mở cho hành khách đi vào. Sau khi qua rào chắn, hành khách đứng lên cầu thang cuộn để đi lên tầng trên. Đây là không gian chờ tàu và cũng là bến tàu lên, xuống. Tại đây có đồng hồ, có biển báo thời gian tàu sẽ đến ga, có opaclo thông báo bằng giọng nói của nhân viên nhà ga.

 Trên toa tàu có hai hàng ghế hai bên thành mạn toa, do dịch bệnh nên phải ngồi giãn cách, khách đi tàu này chủ yếu là phải đứng, có các tay nắm giống như ở xe buýt. Tôi đứng cầm điện thoại quay phim qua ô cửa kính mà hình ảnh không bị rung, chứng tỏ là nó chạy rất êm, không kém gì tàu điện ngầm ở các nước phát triển  như Singapo, Hàn Quốc…

  Tàu chạy đến gần mỗi một nhà ga thì đều có thông báo tên nhà ga sắp đến bằng giọng nói và hướng dẫn vị trí cửa đi ra cho khách đi tàu. Tại mỗi ga, tàu dừng trả, đón khách khoảng trên dưới một phút. Tổng thời gian đi từ ga đầu đến ga cuối chưa đến nửa tiếng. Tại 12 ga tàu đều có kết nối với điểm đỗ của các tuyến xe buýt chạy qua nên cũng khá thuận tiện cho nhu cầu di chuyển của hành khách. Theo thông báo của đơn vị quản lý vận hành thì giá vé đi tàu cũng mềm, đặc biệt vé tháng trùng với giá vé tháng của các tuyến xe buýt. Người có thẻ miễn phí xe buýt thì cũng được miễn luôn khi đi tàu. Với những chính sách ưu ái và tiện ích do dịch vụ đem lại, chắc rằng tới đây, tàu sẽ thu hút được nhiều hành khách.

   Nếu nói về lợi ích kinh tế thì tuyến đường sắt tàu điện này thôi không bàn đến làm gì cho nó ỉ ôi vì để trích hết khấu hao chi phí xây dựng thì có lẽ phải mất vài trăm năm. Nhưng chắc chắn nó cũng sẽ đem lại một lợi ích rất quan trọng là giảm bớt sự ùn tắc phương tiện giao thông trên các tuyến đường Nguyễn Trãi, Tố Hữu, Trần Duy Hưng…nối trung tâm thủ đô với quận Hà Đông.

  Mong rằng tuyến đường sẽ được khai thác vận hành tốt dài dài. Ông thày thuốc thời gian rồi thì cũng sẽ xóa hết mọi ỉ ôi, eo xèo vì người ta lo lên tàu để đến nhanh điểm cần đến chứ không có đầu óc đâu mà để nghĩ lắm chuyện như hôm nay tôi đi tàu là do tò mò, thử xem nó như thế nào sau hơn mười năm xây dựng.

                                                                                     C.S


 

                                                                                                                 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)