NGÀY XUÂN ĐỌC (VÀ HỌC) THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN VIỆT NAM
ĐỌC VÀ HỌC THƠ LƯU TRỌNG LƯ
Thơ – người như thực lại như mơ
Thổn thức tiếng lòng hòa “Tiếng thu”
“Ngơ ngác con nai vàng đạp lá”
“Nụ cười đen nhánh” mẹ ngày xưa
*
“Tình đã len trong màu nắng mới”
“Tỏa sáng đôi bờ” lúa ngát xanh
“Từ đất này” tình sao xiết kể
Nét duyên “con gái của sông Gianh”
*
“Đây mùa thu tới” rung rinh lá
“Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”
Trần sự “Bâng khuâng” duyên cũng nợ
“Bao la sầu” nhớ nguyệt bên thềm
*
Nét duyên trong Cải lương sân khấu
“Cây thanh trà”,“Nữ diễn viên miền Nam”
Kịch nói mang tên “Xuân Vỹ Dạ”
Tiếng hô “Anh Trỗi” vọng ngàn năm
*
Trước giặc nữ anh hùng lẫm liệt
Ngợi ca “Hồng Gấm tuổi hai mươi”
Một kho truyện ngắn lưu tâm huyết
Lấp lánh nghĩa nhân sáng cuộc đời.
Bùi Minh Trí
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu Trọng Lư (snh 19 tháng 6 năm 1911 – mất 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.
Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho Phong trào Thơ mới.
Năm 1933-1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế.
Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.
Sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
Con trai thứ chín của ông là đạo diễn Lưu Trọng Ninh.
Tác phẩm
Thơ
Sân khấu
Văn xuôi[sửa | sửa mã nguồn]
Người gửi / điện thoại