bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 6
Trong tuần: 1616
Lượt truy cập: 779380

TRẦN TRỌNG GIÁ BÌNH THƠ



THƠ VIẾT LÚC CHỢ CHIỀU
Thơ: Kao Sơn
Lời bình: Trần Trọng Giá

Thôi nào. Má phấn. Môi son
Lui ra một chỗ. Ta còn bán thơ
Ta còn một rổ Mộng mơ
Một xâu Ảo tưởng, một bồ Khùng điên
Không hoa-Không rượu-Không tiền
Theo ta em có lạc miền… chiêm bao.

Lời bình: TRẦN TRỌNG GIÁ

  Chỉ riêng tên bài thơ đã gây sự chú ý- Tại sao lại là “Thơ lúc chợ chiều” (Thơ viết lúc chợ chiểu), mà không phải là thơ viết vào lúc khác?
   Chợ chiều là lúc vãn chợ, sắp tan chợ, người bán không hy vọng bán được hàng nữa, người mua hầu như cũng không còn nữa. Đương nhiên cảnh chợ lúc ấy thường vắng vẻ, đìu hiu. Đây là hiểu theo cách thứ nhất.
   Còn hiểu theo cách thứ hai thì phải hiểu: Thơ bây giờ đang rơi vào tình cảnh văn chương như cái chợ chiều rồi. Mọi thứ diễn ra đều bất lợi, không có mấy người quan tâm. Người làm/ bán thơ cứ làm/ bán thơ. Người đọc/ mua thơ có thể không đọc/ mua thơ, thế thôi!
    Bài thơ này có thể đã ra đời vào thời điểm ấy.

   Thôi nào, Má phấn, Môi son
Lui ra một chỗ. Ta còn bán thơ…

  Tác giả quả là dũng cảm, tin vào thơ của mình đến mức dám dẹp cả “má phấn, môi son”, dọn đường mở một lối cho thơ. Bởi anh ta tin trong anh ta còn những phẩm chất lãng mạn, những phẩm chất khác người, của kẻ sĩ. Đó là “một rổ Mộng mơ”, “một xâu Ảo tưởng”, “một bồ Khùng điên”. “Rổ Mộng mơ”, “xâu Ảo tưởng”, “bồ Khùng điên” là những từ ngữ sống động, đáng chú ý nhất trong bài thơ này.
   Mặc dù kết cục đã được báo trước: “Không hoa-Không rượu-Không tiền”, nhưng tác giả vẫn tin “Theo ta em có lạc miền… chiêm bao?”. Theo tôi hiểu, “Miền chiêm bao” là miền không có thực, nhưng chất chứa mộng mơ và tốt đẹp, khác xa ở trần thế này.
   Viết đến đây, tự dưng tôi lại nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Thi Hoàng trong một bài thơ của ông nói về việc “bán thơ” mà tôi tiếc không còn nhớ tên.

  Bán cho tiên nhưng tiên chẳng có mà
  Bán cho ma nhưng ma chẳng có tiền!

Áp hai câu thơ này vào “Thơ viết lúc chợ chiều”, mới thấy Kao Sơn ngẫm về thơ thật có lý và sâu sắc.

Nhà thơ TRẦN TRỌNG GIÁ 

anh_cua_trung_nguyen_11
 
 
 
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)