bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 26
Trong ngày: 113
Trong tuần: 1594
Lượt truy cập: 778573

VỀ TẬP "BƯỚC GIÓ TRUYỀN KÌ" CỦA PHAN HOÀNG

ĐÔI LỜI VỀ TẬP “BƯỚC GIÓ TRUYỀN KỲ” CỦA PHAN HOÀNG
PGS.TS. Vũ Nho

phan-hoang-cq-manh-thang2

NHÀ THƠ PHAN HOÀNG


Gió là một vật vô hình nhưng lại rất gần gũi với người Việt. Không ai
nhìn thấy Gió, nhưng người ta vẫn cảm nhận được Gió. Gió vào tục ngữ ca dao,
đồng dao và thơ ca dân gian, thơ cổ điển, thơ hiện đại.
Góp gió thành bão.
Gió Đông là chồng lúa chiêm/ Gió Bấc là duyên lúa mùa (Tục ngữ)
Gió sao Gió mát sau lưng/ Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này
Chàng về để áo lại đây/ Phòng khi em đắp gió Tây lạnh lùng (ca dao)
- Khi bão mới hay là cỏ cứng,
Thuở nghèo mới biết có tôi lành. 
- Non cao, non thấp mây thuộc,
Cây cứng, cây mềm gió hay.
( Nguyễn Trãi)
Lấy cảm hứng từ GIÓ, nhà thơ Phan Hoàng viết một trường ca độc đáo
với lòng biết ơn các vị tiền nhân:
Cám ơn người mở đường
hóa thân bước gió truyền kì
ta lang thang khắp mọi ngả đường Tổ quốc
uống dòng hào khí bi hùng ngàn năm
dòng hào khí đánh đổi tinh hoa lớp lớp người người
Ngoài phần mở đầu “Những ngọn gió vô danh”. Người viết tập trung
triển khai ba phần, tương đương với 3 chương lớn :
1. Gió tiếp sức ước mơ gồm I.Gió mở đường bay; II. Đồng dao nghịch
gió; III. Cuộc trò chuyện giữa Gió và Núi; IV. Gió tiếp sức ước mơ.
2. Bước gió truyền kì gồm I. Bước gió truyền kì; II. Gió khẩn hoang; III.
Gió xuôi chín khúc sông rồng; IV. Tây Nam mùa gió chướng.
3. Gió dựng thành lũy biên cương gồm I. Linh hồn gió; II.Gió cõng
hương qua núi đồi; III. Gió dựng thành lũy biên cương.
Kết thúc là phần Vĩ thanh: Những cơn vượt thoát sinh tồn vĩ đại.

Đây là một trường ca khá đặc biệt vì nhân vật của nó, như đã nói là GIÓ
vô ảnh, vô hình. Mượn GIÓ, tác giả ca ngợi quê hương Phú Yên của mình:
- Các cụ đồ nho ngày xưa đặt cho núi tên chữ Thạch Bi Sơn. Những bác
nông dân quen gọi núi Đá Bia, núi Ông Bia quê mùa chất phác. Núi yêu những
bác nông dân và yêu cả các cụ đồ.[…]
Dưới chân núi là Vũng Rô của Biển Đông như cô gái đương thì kiêu sa
và xa xa phía tây là đồng bằng Tuy Hoà châu thổ sông Ba lúc màu mỡ phù sa
lúc ầm ào thác lũ.
Con đường xuyên sơn ngoằn ngoèo đèo Cả âm vang bước chân, vó ngựa,
chiến xa vệ quốc oai hùng. Núi vui thú cây cỏ chim muông, núi mê mải ngắm
các cô thôn nữ.
Những cô thôn nữ đôi chân trắng muốt dẻo dai, đôi tay thon thả giỏi
giang, ánh mắt lúng liếng đa tình. Những cô thôn nữ một thời đào đá đắp
đường cho những đoàn quân xông pha giữ yên bờ cõi.
Đá Bia, Sông Ba là niềm tự hào của quê hương xứ sở, cùng với niềm tự
hào về mẹ, về cha:
Sau mỗi chuyến tốc hành
ta ngược đường bay tìm về ngọn gió biển tuổi thơ,
sân ga cong cong dáng sông dáng núi
lồng lộng Đá Bia
oai linh tinh hoa trời đất
hào hiệp sông Ba
thiêng liêng dòng sữa sinh thành.
Sừng sững tầng mây
gió xanh áng thơ huyền thoại,
Đá Bia
hiên ngang dáng cha
thách thức đại dương
thách thức những cơn giông lịch sử.
Mênh mang đôi bờ cát dài độ lượng

gió say bầu rượu dân ca,
sông Ba
bao dung tấm lòng của mẹ
nuôi cây lúa nghĩa tình
nuôi cả lũ kiến chòm ong.
Tác giả không dừng lại ở quê hương Phú Yên, mà theo bước GIÓ ngợi ca
người người lớp lớp mở rộng cõi bờ tiến xuống phía Nam:
lớp lớp người người
tay kiếm tay cờ
lớp lớp người người
tay rìu tay giáo
mắt chớp lửa mặt trời phương nam
Có những người lưu tên tuổi trong Lịch sử, nhưng cũng có bao người vô danh
mở cõi nước nhà. Thật đáng tự hào, thật đáng ngợi ca:
Bước gió dịu dàng kiệu hoa Huyền Trân
tay gạt nước mắt tay cầm nhan sắc
không tướng không quân
xông pha đắp bồi hình hài đất nước
Bước gió vó ngựa uy phong Lê Thánh Tôn
lưng kiếm túi thơ
rừng nghinh biển đón
phất cờ mở rộng biên cương Tổ quốc
Bước gió Nguyễn Hoàng
bước gió Lương Văn Chánh
bước gió Nguyễn Hữu Cảnh
bước gió những đoàn quân vô danh
bước gió những lưu dân vô danh

bước gió những nghệ sĩ vô danh
bước gió những mỹ nữ vô danh
bước gió…
nhập hồn xóm làng
nhập hồn sông suối
nhập hồn núi rừng
nhập hồn biển đảo
Những con người, những ngọn gió mở ra vùng đất mới với những
cái tên “gần gũi quê mùa” mà “đẹp như ca dao”, “quyễn rũ như cổ tích”:
Bà Rịa, Đồng Nai, Sài Gòn, Tây Ninh, Long An, Bến Tre,

Cần Thơ,
Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau… đẹp như ca dao
Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ, Bến Lức, Mỹ Tho, Gò Công, Ô Môn,
Cái Mơn, Cái Bè, Cái Răng, Cái Nước, Cái Vồn,… quyến rũ như
cổ tích
Những cái tên dân dã dựng nên văn hoá chân lấm tay bùn
dựng nên phương Nam huyền thoại gió mới
những cái tên nôm na cổ truyền không chủ nghĩa hiện sinh, hậu
hiện đại nào có thể xoá nhoà.
Dựng nước, mở mang bờ cõi đã khó khăn, nhưng giữ gìn mảnh đất
thiêng liêng của cha nòi Rồng, mẹ giống Tiên cũng vô cùng gian khổ và
vẻ vang. Tác giả dành phần thứ ba : GIÓ DỰNG THÀNH LŨY BIÊN
CƯƠNG để ca ngợi những người đã từng đổ máu xương trong Lich sử và
đang canh giữ biên cương. Nhà thơ tự nhận: “ta như người lính mới mang
thơ canh giữ biên cương/ say trắng đêm hầu chuyện cùng linh hồn trấn
thủ”.

Trong phần này có những câu thơ hào sảng về núi ở biên

thùy:
Núi đi trong sương lạnh
núi đi trong mây mù

núi đi trong gió cuốn
núi lặng lẽ ngắm mình thung sâu.
Núi thanh niên lẫm liệt
núi thiếu nữ mơ màng
núi thiếu phụ nõn nà một con.
Núi bí ẩn đàn đàn mã phục
núi trùng trùng muôn vạn hùng binh
núi ngút trời dũng khí người lính trấn thủ địa đầu

Cùng với Núi là Gió. Những ngọn gió từ Lịch sử thời Hai Bà Trưng, qua chống
Pháp, chống Mĩ, chống Bành trướng:

gió và gió…
ào ạt từ mọi nẻo đường Tổ quốc
tràn về rừng thiêng biên cương
tràn về khu rừng Đại tướng.
Gió hội tụ anh linh núi sông
như những đạo quân bí mật chớp nhoáng Lý Thường Kiệt,
những đạo quân mưu lược hào khí Đông A - Trần Quốc Tuấn,
những đạo quân áo vải thần tốc Tây Sơn - Nguyễn Huệ,
những đạo quân hợp vây đánh chắc tiến chắc Võ Nguyên Giáp.
Những đạo quân chưa bao giờ rời mắt khỏi cõi bờ,
chưa bao giờ rời mắt khỏi biển đảo,
chưa bao giờ rời mắt khỏi lũ sói đói di truyền luôn khát thèm cánh
chim mỡ màng Lạc Việt luôn khát thèm mảnh đất rồng thiêng bay lên
những giấc mơ Phù Đổng.

Không phải ngẫu nhiên mà người viết đặt tên cho trường ca này là “Bước gió
truyền kỳ”. Một trường ca thấm đẫm lòng tự hào, yêu quý quê hương, tự hào
yêu quý lịch sử cha ông và đất nước. Một trường ca hiện đại mà độc đáo. Không
chỉ người viết, mà có lẽ bạn đọc cũng cùng một cảm xúc:

Cảm ơn người mở đường,

hoá thân bước gió truyền kỳ […]
Hoá thân bước gió chủ quyền truyền kỳ

ta bay giữa những đám mây tụ đầy khí thiêng ngàn năm tuổi xanh
ra đi nhập hồn núi sông biển đảo.
Phan Hoàng có những tập thơ hay, từng được nhiều giải thưởng về thơ.
Phan Hoàng có tập trường ca độc đáo. Anh ghi tên mình vào đội ngũ những nhà
thơ viết trường ca hùng hậu của Việt Nam như Hữu Thỉnh, Thanh Thảo,
Nguyễn Đức Mậu, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Anh Thái,
Nguyễn Quang Thuyên, Phạm Thị Phương Thảo,…Phan Hoàng còn khởi xướng
thể loại thơ 1,2,3 có nhiều bạn thơ hưởng ứng, đã có những tập thơ hay của
chính tác giả, của Phạm Thị Phương Thảo, của Trần Nguyệt Ánh,... Một đóng
góp như thế rất đáng ghi nhận trong mặt bằng thơ hiện nay./.
Hà Nội, 4/12/2024

anh_cua_trung_nguyen_11

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)