bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 42
Trong ngày: 351
Trong tuần: 1606
Lượt truy cập: 779235

ĐỌC VÀ HỌC THƠ NGUYỄN BÍNH



  dao

NGÀY XUÂN ĐỌC (VÀ HỌC) THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN VIỆT NAM 

ĐỌC THƠ NGUYỄN BÍNH

BÙI MINH TRÍ

 Làng quê lãng mạn hồn thơ                                                   

“Mưa xuân”, “lòng thấy giăng tơ” đêm nào

Hội chèo làng Đặng ngọt ngào                                                

“Cách xa” chi cũng đường vào ngát xanh*

“Hoa chanh lại nở vườn chanh                                             

Thầy u mình với chúng mình chân quê”    

Đường chiều thi sĩ đê mê

“Hái mơ cô gái” có về cùng chăng?*

Chuyến này “Lỡ bước sang ngang”                                       

“Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay”  

“Cây đàn sum họp đứt dây”                                                     

“Sân ga đưa tiễn” tối ngày lẻ đôi  *

“Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

Bến sông một chiếc đò ngang

“Bỏ đò cô lái”, khách sang nhuốm sầu*

“Tâm hồn tôi” lạc nơi đâu                                      

Để “Hồn trinh nữ” còn đau mấy lần?                                  

“Mười hai bến nước”, “Mây tần”                                           

Trên sân khấu “Bóng giai nhân” nét cười    *                                                                

“Bóng cờ bay “ đỏ “Tháp Mười”                                        

“Trả ta về” với cuộc đời nước non  

“Đêm xuân tiếng trống” vang dồn                                          

“Lái đò sông Vỹ”, ”Cô Son” hát chèo*

Màn “Đêm sao sáng” trong veo                                              

”Đôi ta tình nghĩa” thương yêu một đời                                

Thi nhân như giọt nước trời                                                

Dẫu xanh hy vọng không vơi nỗi buồn.     

                                                                           Bùi Minh Trí 


Theo Bách khoa toàn thưNguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Nguyễn Bính là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính. Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên được cưng.Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác: Anh đố em này.Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn.Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Cũng trong năm này Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính. Nguyễn Bính đã đến với cách mạng khá sớm - ngay từ 1945 trước ngày khởi nghĩa tháng tám. Sau đó tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ. Năm1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa. Ông mất năm1966Các tác phẩmTrong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm:·         Qua nhà (Yêu đương 1936)·         Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937)·         Cô hái mơ (Thơ 1939)·         Tương tư·         Chân quê (Thơ 1940)·         Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài·         Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài·         Hương cố nhân (Thơ 1941)·         Hồn trinh nữ (Thơ 1958)·         Một nghìn cửa sổ (Thơ 1941)·         Sao chẳng về đây (Thơ 1941)·         Người con gái ở lầu hoa (Thơ 1942), 24 bài·         Mười hai bến nước (Thơ 1942), 12 bài·         Mây tần (Thơ 1942), 9 bài·         Bóng giai nhân (Kịch Thơ 1942)·         Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)·         Ông lão mài gươm (Thơ 1947)·         Chiến dịch mùa xuân (Thơ, 1949)·         Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)·         Trả ta về (Thơ 1955)·         Gửi người vợ miền Nam (Thơ 1955)·         Trong bóng cờ bay (Truyện Thơ 1957)·         Nước giếng thơi (Thơ 1957)·         Tiếng trống đêm xuân (Truyện Thơ 1958)·         Tình nghĩa đôi ta (Thơ 1960)·         Cô Son (Chèo cổ 1961)·         Đêm sao sáng (Thơ 1962)·         Người lái đò sông Vỹ (Chèo 1964)Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong năm 19641965 và 1966 chưa kịp xuất bản.Những bài thơ phổ nhạcThơ Nguyễn Bính có nhiều bài được phổ nhạc và cũng có nhiều nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ của ông:1.   Cách xa được Song Ngọc phổ nhạc2.   Chân quê được Trung Đức phổ nhạc3.   Chuyện tình hoa mai được Anh Bằng phổ nhạc4.   Cô hái mơ được Phạm Duy phổ nhạc5.   Cô lái đò được Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc6.   Gái xuân được Từ Vũ phổ nhạc7.   Ghen được Trọng Khương phổ nhạc8.   Hôn nhau lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc9.   Hương đồng gió nội được Song Ngọc phổ nhạc10.             Khúc hát chiều tà được Lã Văn Cường phổ nhạc11.             Lỡ bước sang ngang được Song Ngọc phổ nhạc12.             Một lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc13.             Mưa xuân được Huy Thục phổ nhạc14.             Người hàng xóm được Anh Bằng phổ thành ca khúc Bướm Trắng15.             Nhạc xuân được Đức Quỳnh phổ nhạc16.             Nụ tầm xuân được Phạm Duy phổ nhạc17.             Thoi tơ được Đức Quỳnh phổ nhạc18.             Thời trước được Văn Phụng phổ nhạc thành bài Trăng sáng vườn chè19.             Tiểu đoàn 307 được Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc20.             Viếng hồn trinh nữ được Trịnh Lâm Ngân phổ thành ca khúc Hồn trinh nữ

tới tôi


In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)