bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 22
Trong ngày: 86
Trong tuần: 863
Lượt truy cập: 747577

GIỚI THIỆU NHÀ THƠ TUỔI MÃO

Đỗ Thị Tấc

 

 

 

do_thi_tac

 

 

 

 

Họ và tên  khai sinh : Đỗ Thị Tấc

Ngày sinh : 23 tháng 7 năm 1963

Quê quán : Nguyên Hoà, Phù Cừ, Hưng Yên

Dân tộc : Kinh

Tôn giáo : Không

Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Lai Châu

 Hội viên Hội nhà văn Việt Nam

 

Tác phẩm thơ đã xuất bản

Sữa đá (1999)

Những người mẹ núi ( 2001)

 

NHÀ THƠ CỦA NÚI VÀ NHỮNG NGƯỜI MẸ NÚI

 

                    Vũ Nho

                                                                         

            Đố Thị Tấc viết và in dè dặt. Nhưng những gì chưa nhiều chị viết ra cũng đủ gây  ấn tượng về một vùng quê núi, về những người mẹ núi. Trong thơ của chị, miền quê núi ở góc trời Tây Bắc, nơi thiên nhiên vừa hùng vĩ, hoang sơ vừa khắc nghiệt, mộng mơ gắn bó với người làm thơ như  “ổ lá” mẹ sinh. Nơi ấy “Trâu thở ra khói. Người nói ra sương” ( Cánh đồng). Nơi ấy chênh vênh trên mái nhà tổ quốc : “ Nhìn xuống thấy mây cuốn gió. Nhìn ngang gặp sao trời”. Con người sống với núi, với rừng, với cây, với đá. Đặc biệt là với đá :

            Mài đá giữa nhà làm bàn

            Mài đá trước sân phơi hạt

            Cây lúa cây rau vươn lên từ nách đá

            Cây ngô cây kê mọc lên từ kẽ chân của đá

                                                Sữa đá

Con người vùng quê đá ấy bình dị thôi, hiền lành thôi, nhưng khi ngồi trên mình ngựa để đi chơi, đi công việc, trông họ tựa như là dũng tướng trong những truyền thuyết, sử thi :

            Đường rộng bằng bụng ngựa

            Chân cọ vách đá

            Chân chống gió vực

            Nước kiệu ngất ngư

                        Ngồi ngựa

            Ai đã một lần ngồi ô tô vượt dốc đèo cheo leo, một bên là thăm thẳm vực sâu, một bên là vách núi, không khỏi ngạc nhiên khi thấy bên kia vực thẳm có mái nhà treo vào vách núi như một cái tổ chim. Đỗ Thị Tấc nhìn căn nhà đó “bé nhỏ nốt ruồi núi” như điểm tô cho gương mặt quê núi thêm duyên dáng. Một cách nhìn có tính phát hiện. Điều quan trọng là những ngôi nhà đó cửa luôn rộng mở để đón khách, để người với người có thể rót rượu, rót tình vào nhau :

            Nhà tôi ở lưng trời

            Bé nhỏ nốt ruồi núi

            Chiếu hẹp đủ ngồi

Bát con đủ rượu

            Tiếp khách đủ lòng

            Rượu chưa cạn

            Tình còn vơi

                        Người ơi

            Ca ngợi quê núi, người miền núi, Đỗ Thị Tấc dành rất nhiều tình cảm cho những người mẹ. Có thể đó là một người mẹ cụ thể, mẹ của chị, mẹ của người chiến sĩ ra đi mãi mãi không về, và có thể là những người mẹ vô danh giữ hạt Sống cho mường, cho bản. Đã có bao nhiêu bài thơ hay, câu thơ hay viết về mẹ, nhưng Đỗ Thị Tấc vẫn tìm được một cách viết riêng, cách diễn tả riêng từ những hoàn cảnh riêng của mình:

            Con có ở trên đời

            Như sợi khói chui ra từ cọng rạ

            Cay mắt mẹ đun độ mưa dầm ngày không

            Lời ru của mẹ cũng được cảm nhận và ngẫm ra bao nhiêu nỗi niềm trớ trêu số phận:

            Lời ru bay lên

            Ngọn tre cong ngàn dấu hỏi

            Lời ru run lên

            Nghê đá đình làng nhe răng không nói

            Lời ru ra cánh đồng

            Lúa ngậm đòng hết thì con gái

                                                Trầu say

            Không phải tất cả các bà mẹ đều sinh con, đều có đứa con mình yêu thương trong hoàn cảnh bình thường, đặc biệt là ở một đất nước mà liên miên có chiến tranh, có bao người trai ra đi không trở lại, để bao người mẹ trẻ trở thành nàng vọng phu dẫu không hoá đá, để cho có những người mẹ sinh con:

            Mẹ không gặt con trên cánh đồng tình yêu

            Mẹ không gặt con trên cánh đồng hoan lạc

            Mẹ không gặt con trên cánh đồng người

            ...

            Mẹ gặt con trên cánh đồng trớ trêu số phận

                                                Trầu say

            Sinh con đã là một sự dũng cảm đầy tình thương, đầy tình mẫu tử thiêng liêng. Nuôi con lớn, mang cho con niềm vui để con vào đời là mơ ước, là hi sinh một đời của mẹ :

            Mẹ gieo thóc giống

            Dâng niềm hi vọng lên trời

            Những hạt thóc như mỏ gà trống

            Gõ vào bình minh

            vào núi, vào mây, vào bóng mẹ

            Lung linh trong lòng ruộng

                                                Cánh đồng

            Là một người con, nhưng lại cũng là một người mẹ, một người mẹ vùng cao, thơ Đỗ Thị Tấc giàu tính mẫu. Những câu thơ hay nhất, xúc động nhất là những câu thơ về tình mẹ, những người mẹ: Mười ba bậc cầu thang, Sữa đá, Trầu say, Chiến tranh, Cánh đồng... Tập trung nhất và có ý nghĩa khái quát là bài thơ “ Những người mẹ núi” – cũng là tên tập thơ thứ hai của chị. Những người mẹ âm thầm, bền bỉ quên mình, hi sinh tất cả để giữ hạt Sống cho bản mường :

            Cõng hạt giống trên lưng

            Địu con thơ trước ngực

            Qua ba cánh rừng

            Mẹ lên nương

            Mặt trời chưa thức

            ...

            Qua ba cánh rừng

            Về bản cùng trăng

Người mẹ núi bạn với mặt trời, mặt trăng, người mẹ bé nhỏ, bình thường bỗng có tầm kích khổng lồ vũ trụ.

            Ngoài hai chủ đề lớn là quê núi và mẹ, thơ Đỗ Thị Tấc cũng cho người đọc cảm nhận những vẻ đẹp khác của cuộc sống  các cô gái vùng cao. Một thoáng nhớ nhung: “ Nhớ ai- Xếp gối bông lau- Gấp chăn bông gạo- Ra chan buông tóc gội trăng” ( Bây giờ câu hát về đâu). Một tâm trạng rạo rực của cô gái chớm biết yêu: “ Người như trăng no, muốn vỡ. Ra suối cởi thắt lưng. Bung hàng cúc bướm. Vắt lên đầu. Lội ra dòng sâu. Trốn vào nước” ( Nói rằng).

            Đỗ Thị Tấc gắn bó với mảnh đất miền Tây Bắc. Thơ chị có một vùng quê núi, có một giọng điệu mộc mạc, phóng khoáng, có một tình cảm dạt dào trong sáng, đầy mẫu tính. Nhưng, chị chỉ mới như người vừa nhập cuộc vui. “ Người ơi. Rượu chưa cạn. Tình còn vơi”.

                                                                        12/9/2003

IN TRONG 33 GƯƠNG MẶT THƠ NỮ, NXB HỘI NHÀ VĂN, 2009

tay-bac7

 

 

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)