bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BẠN NHƯ NGUYỆT ĐÃ GỬI BÀI!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA BÀI LÊN TRANG, LÀM CHO TRANG THÊM PHONG PHÚ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NHÀ GIÁO TRẦN TRUNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN PV KIM KHÁNH, PHÓNG VIÊN HTV9!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA VIDEO CLIP NÀY LÊN TRANG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ THƠ BÙI MINH TRÍ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 10
Trong ngày: 107
Trong tuần: 534
Lượt truy cập: 612271

GIỚI THIỆU TẬP TRUYỆN NGẮN Y MÙI

CẢM NHẬN TẬP TRUYỆN NGẮN “VỤN VẶT CHUYỆN NHÀ” CỦA Y MÙI

        Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân, 2022

                                    Vũ Nho

v_nho_nguyn_kh

  1. TÌNH HUỐNG TRUYỆN

Đây là tập truyện ngắn mới của nhà văn Y Mùi. Nhìn chung, Y Mùi vẫn trung thành với lối truyện ngắn cổ điển. Ấy là truyện phải có tình huống để nhân vật phát triển. Hầu nhưng  Y Mùi không dùng truyện không có cốt truyện, không dùng truyện kiểu văn xuôi giàu chất thơ. Mỗi truyện đều có tình huống. Những nẻo đường tu là cuộc gặp gỡ của nhân vật tôi với chị hàng trầu vỏ . Gặp trong chùa gợi nhớ cuộc gặp ở chợ . Rồi cuộc gặp ở nhà chị ta với tư cách chị ta là mẹ của em học sinh hư. Thật may là chị hàng trầu vỏ không nhận ra người chị ta đã ức hiếp ở chợ, đã xỉa xói ở chùa, giờ đang ở  ngay nhà chị. Cả ba nơi đó, chị hàng rầu vỏ “tu” như thế nào…? Người đọc tự rút ra kết luận.

Chỉ là giấc mơ có tình huống thực lẫn với mơ. Người đàn bà nhẫn nhịn đã mơ giấc mơ bỏ đi. Còn sự thật là cuộc cãi vã của chị với người chồng vũ phu, gia trưởng mà kết cục là anh ta ném chiếc bàn là và đuổi vợ đi. Cái bàn là vẫn chềnh ềnh ở chiếu nghỉ cầu thang. Chỉ vì thương con trai mà chị ta lại nhẫn nhịn thêm một lần nữa.

Liệu có thể khác đi là chuyện cô Hoa luôn thật thà, nhịn nhường. Cô chiều chồng hết mức đến nỗi bạn bè chế diễu, chê cười. Ấy vậy mà Hoa không giữ được chồng.  Tình huống tréo ngoe là càng chiều thì càng nhận về sự hờ hững, ghẻ lạnh. Anh ta có vợ chui và có một cậu con trai.  Anh chồng soạn sẵn đơn li hôn. Hoa đã kí phắt ngay, trong khi bạn bè ai cũng bảo cô là “con ngốc”. Sao lại dễ dàng kí thể? Sao không làm cho lên bờ xuống ruộng đã; rồi thì lành làm gáo vỡ làm môi?

Cô Gấm là người buôn bán nhỏ. Không ai sẻ chỗ cho vị công chức làm thêm bằng cách buôn hoa quả. Thế mà cô Gấm san sẻ, lại còn chỉ cho cách mời chào. Cô đã cưu mang một người không quen biết một cách vô tư. Đó chẳng phải là một  tấm lòng đáng trọng hay sao? Tình huống truyện là ở đó chứ đâu?

Người tử tế   là câu chuyện của cô Liên mắc HIV. Cô đã báo trước cho bác sĩ chữa cho mình để không lây nhiễm. Cô không muốn  để mọi người biết hoàn cảnh riêng. Nhưng với bác sĩ thì cô lại không giấu. Cô kể hết và lại còn mời bác sĩ đến dự đám cưới của mình với một người cùng cảnh ngộ. Họ là những tình nguyện viên, chuyên gia giúp đỡ về HIV/ AIDS trong cộng đồng.

Cụ Cội và con dế hồng là chuyện cụ già thích công nghệ thông tin. Cứ tưởng tuổi cao, cụ khó mà sử dụng . Ấy vậy mà cụ lại dùng phương tiện đó rất hiệu quả đối với cháu, con. Cụ “chơi” điện thoại theo kiểu của mình và trở thành “ người hiện đại nhất làng xã”.

Ấu thơ một thời, Người quê,  Vụ vặt chuyện nhà,  Có một tuổi thơ, Nước mắt có còn không, Phận đàn bà  đều là các truyện có tình huống. Các nhân vật làm cho người đọc phải hồi hộp theo dõi họ đã vượt lên số phận, vượt qua hoàn cảnh như thế nào. Tất cả đều được kết thúc một cách bất ngờ mà hợp lí. Ngoại trừ truyện Nước mắt có còn không. Bà Thiện đã dung mưu để có chồng, để sinh ra thằng Ái. Kết cục là chồng bỏ bà. Thằng Ái thì hư hỏng. Đến mức bà cũng phải “từ thằng con bất hiếu ấy”. Khi công an đưa nó về  nhà bà khám xét, họ không tìm  thấy gì. Lẽ ra câu chuyện nên kết thúc ở “ Hai chiếc xe từ từ lăn bánh rời khỏi cửa quán “Cà phê”. Đoạn kết gượng gạo và “non tay”. Đây là truyện duy nhất có cái kết non tay. Thật tiếc!

 

  1. NHÂN VẬT

Nhà văn đã xây dựng được các nhân vật.có ấn tượng. Dù là một lát cắt thời gian, nhưng nhân vật có số phận, có tính cách rõ rệt. Chị hàng trầu vỏ ( Những nẻo đường tu); cô Hoa ( Liệu có thể khác đi); cô Gấm ( Cô Gấm); cụ Cội (Cụ Cội và con dế hồng) Liên H cộng ( Người tử tế), bà Thiện ( Nước mắt có còn không), người mẹ thằng Quang ( Phận đàn bà),… Đó là những nhân vật đời thường ở quanh ta. Với khả năng quan sát và miêu tả, họ hiện lên khá sinh động. Nhân vật truyện ngắn là nơi thử thách khả năng của nhà văn. Các nhân vật Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao; anh Tràng, bà cụ Tứ, ông Hai của Kim Lân; Mỵ, A Phủ của Tô Hoài;  lão Khúng của Nguyễn Minh Châu,… là minh chứng điều này. Nhân vật của Y Mùi chưa đạt đến độ sâu như các nhà văn kể trên, nhưng cũng là những nhân vật thành công.

  1. NGÔN NGỮ

Phải nói rằng các nhân vật trong tập truyện nói năng bằng ngôn ngữ của tuổi tác, nghề nghiệp và cá tính. Chị hàng trầu vỏ đanh đá, nanh nọc. Cụ Cội hiền lành chân chất nhà quê. Cô Liên H cộng  nói bằng ngôn ngữ của người nhiễm HIV nhưng tự tin, hiểu biết. Bố mẹ Lan trong Ấu thơ một thời nói bằng ngôn ngữ chân quê của người làm nông nghiệp. Cô thợ may của hiệu may Sài Gòn ( Người quê) nói bằng giọng cộc lốc, trống không của kẻ hợm  hĩnh, kiêu căng.

Chính ngôn ngữ nhân vật đã bộc lộ tính cách của họ. Và đó cũng là một nét đánh giá mức độ thành công của tác giả.

 

  1. CHẤT NHÀ QUÊ

Mặc dù tác giả Y Mùi từng du học nước ngoài, từng lấy bằng Tiến sĩ ngành Y, từng sống nhiều năm ở thành phố; nhưng mặt mạnh của tác giả là viết về những người quê. Tất nhiên trong một đôi truyện, tác giả có sử dụng một số kiến thức Y khoa như việc lây nhiễm, việc sốc phản vệ, việc mổ cứu mẹ và con trong bệnh viện,… nhưng môi trường của hầu hết nhân vật trong  tập truyện này  là môi trường nông thôn, môi trường nhà quê. Việc đập lúa, phơi lúa, đong lúa bằng đấu, thử thóc khô bằng cách cắn hạt thóc,… ( Vụn vặt chuyện nhà). Rồi cảm nhận của bà bác sĩ già trên con đường làng : “Ngày mùa. Đường làng , cũng chính là con đường liên xã đổ bê tông biến thành một thảm rơm vàng óng trong nắng tháng năm. Rơm mới được nắng dậy lên cái mùi thơm đặc trưng của làng quê mỗi khi mùa gặt về. Bà Nhàn nhẩn nha đi trên thảm rơm, vừa hít hà mùi quê khi mùa về, vừa ngắm nhìn những khoảng sân phơi no thóc đang rực rỡ vàng trong nắng”. Và nhất là sự phân tích sắc sảo này thì không phải là người quê, không thể làm được.  “ Người  dân quê  gan góc lắm, giữ tiền chặt lắm. Bệnh nhẹ rồi sẽ tự khỏi lúc nào không biết. Chỉ khi bệnh nặng, thật nặng hay thật đau đớn, đau không chịu nổi mới moi hầu bao, nói câu khiêm nhường như cả đời họ vẫn quen khiêm nhường: “ Trăm sự xin nhờ bác sĩ ạ”. Và  “ Dân lành có là con kiến, củ khoai thì cũng không dễ lấy được tiền của họ đâu nhé. Họ ngắm nghía chán. Họ nghe ngóng chán”. Đôi trang nói về cuộc liên hoan phải thịt con chó gợi nhớ chuyện lão Hạc và cậu Vàng của Nam Cao. Chỉ có người nhà quê mới gắn bó với con vật nuôi thân thiết như thế ( Có một tuổi thơ). Một số truyện  có dấu ấn   của yếu tố tự truyện. Chính tuổi thơ của người viết  gắn bó với làng quê miền trung du đã để lại ấn tượng sâu sắc.

            Những trang nói về người quê, cảnh quê cũng là nét độc đáo của nhà văn Y Mùi, làm tăng sự thú vị.

 

Tóm lại, đây là một thành công mới, khẳng định  vị trí của cây bút truyện ngắn Y Mùi trên văn đàn!

                                    Hà Nội, 2 tháng Tư năm 2023

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)