Bài 2
Ba lần khảo sát 3 ngôi mộ cổ ở làng cổ Tam Kỳ tìm dấu tích mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương
*Nhà văn nhà nghiên cứu Nghiêm Thị Hằng
Ngôi mộ cổ có minh bia 1850 Huỳnh Hoàn Nhân ngày 7/3/2012 đã bị trộm đào
lấy cổ vật vứt xương cốt lên vườn, địa phương cho nhặt lại xương chôn cất lại. Hai
ngôi mộ trong cùng khu vườn có minh bia 1850 Huỳnh Hoàn Nhân và minh bia
1857 Phan Thị Chi, đều là mộ vô thừa nhận chưa được Bảo tàng Quảng Nam xếp
hạng di tích bảo tồn.
Mỗi lần đi điền giã, thêm nhiều phát hiện mới, đến gần hơn với dấu tích tìm
kiếm.
Lại một lần nữa tôi đã làm theo nguyên tắc đi tìm mộ thất lạc để tìm dấu tích mộ
ông Trần Phúc Hiển, mộ người vợ cả và mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Ở Hồ Tây, tôi đã tìm ra phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương chôn cất ban đầu ở nghĩa
địa phủ Tây Hồ, sau khi tìm dấu tích phần mộ cụ Hồ Phi Diễn và cụ Hà Thị thân
sinh ra nữ sĩ.
Giờ đây theo câu ca dao xưa “ Sống quê cha, ma quê chồng” tôi đã tìm về làng cổ
Tam Kỳ bên ngã ba sông, để tìm dấu tích phần mộ ông Trần Phúc Hiển trước khi
tìm ra dấu tích mộ người vợ cả rồi tìm dấu tích mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Với kinh nghiệm gần 30 năm giúp các gia đình liệt sĩ, đi tìm mộ thiếu thông tin, tôi
có suy nghĩ, mộ của nữ sĩ không còn ở Hồ Tây vì đã được di chuyển về quê chồng
ở Tam Kỳ. Thông tin này được tôi kiểm chứng vào ngày 31/12/ 2020, khi tôi đi
giúp tìm phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Xuân quê ở huyện Vĩnh Tường, phần mộ liệt
sĩ ở nghĩa trang xã Tam Ngọc TP Tam Kỳ. Tôi đã ở lại Tam Kỳ ngày cuối năm
2020, để đi tìm dấu tích mộ ông Trần Phúc Hiển và dấu tích mộ nữ sĩ Hồ Xuân
Hương.
Trong lần đi khảo sát này chiều ngày 30/12/2020, tôi được cán bộ văn hóa phường
Hòa Hương chỉ dẫn đến ngôi Giày Thầy Lánh ở bãi Sơn làng Hương Trà Tây.
Sáng hôm sau 31/12/2020 người coi giữ ngôi mộ Giày Thầy Lánh ở Hương Trà
Tây, đưa tôi về thôn Bản Long, xã Tam Tiến huyện Núi Thành, để gặp gỡ hậu duệ
của cụ Nguyễn Đức Thêm ( tức người nằm dưới ngôi mộ Giày thầy Lánh).
Theo lẽ tự nhiên, tôi đã thực hiện đúng quy trình đi tìm mộ thất lạc, tìm mộ Giày
Thầy Lánh (nghi là mộ của ông Trần Phúc Hiển chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương)
kề bên lăng mộ tiền hiền mở đất họ Trần làng Tam Kỳ trước. Sau khi về nhà thờ
Họ Nguyễn tạ lễ, buổi chiều cán bộ phường An Sơn đưa tôi đến thăm 2 ngôi mộ
cổ vô thừa nhận, mộ ngôi bên ngoài có minh bia 1857 của cụ Phan Thị Chi và
ngôi bên trong vườn có minh bia 1850 mang danh Huỳnh Hoàn Nhân. Vị trí các
ngôi mộ, địa danh chôn cất, được tôi kiểm chứng đúng như các thông tin tôi ghi
nhận được trước khi đến thực địa.
Trong thâm tâm tôi được chỉ dẫn tìm dấu tích ngôi mộ ông Trần Phúc Hiển (chồng
nữ sĩ) trước, thì ngôi mộ đầu tiên tôi được cán bộ phường Hòa Hương đưa đến là
mộ Giày Thày Lánh. Trong thâm tâm tôi, sau khi tìm được dấu tích mộ ông Trần
Phúc Hiển, sẽ tìm dấu tích mộ người vợ cả và sau đó là mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương,
thì ngôi mộ thứ 2 cán bộ phường An Sơn đưa tôi đến chiều 31/12/2020 chính là
ngôi mộ cụ Phan Thị Chi, mộ xây năm 1857, trên bia đá bị nứt đôi, một nửa tường
bao lăng mộ đã bị phá do mở đường, mộ được xây bằng đá phiến.
Qua ngôi mộ của cụ Phan Thị Chi, ngôi mộ thứ 2 ở khu vườn này ở phía bên
trong, cán bộ phường An Sơn đưa tôi đến, chính là mộ có minh bia 1850 mang
danh Huỳnh Hoàn Nhân. Rất may lăng mộ có minh bia 1850 còn kiến trúc khá
nguyên vẹn cổ kính.
Ảnh: Ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia 1850 chúp ngày 31/12/2020
Bước đầu tôi đã đối chiếu những thông tin thu nhận từ Hà Nội, Thái Bình về ngôi
mộ này, khi tôi vào kiểm chứng, đều chính xác về năm xây dựng và địa điểm tại
phường An Sơn, xa cách mộ Giày Thầy Lánh. Tôi đã đưa ra một số thông tin, nếu
sau này có dự án khai quật ngôi mộ cổ xây năm 1850, tiên lượng là mộ của nữ sĩ
Hồ Xuân Hương, đây là mộ cải cát. Nếu khảo cổ nghiên cứu sẽ phát hiện đây là
xương người phụ nữ hay đàn ông và tìm ra tuổi thọ của người ở ngôi mộ 1850.
Như vậy dấu vết phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương và của ông Trần Phúc Hiển,
đã được tôi giải mã, tuy nhiên chỉ là những khám phá ban đầu. (Theo giải mã bí ẩn
nữ sĩ Hồ Xuân Hương-nhà xuất bản Hồng Đức năm 2021, tác giả Nghiêm Thị
Hằng)
Lần thứ 2 tháng 11/2022 tôi trở lại Tam Kỳ, phát hiện ngôi mộ có minh
bia 1850 đã bị trộm dào lấy cổ vật ngày 7/3/2012, vứt xương cốt trong mộ lên
vườn.
Do chấp nối với Đại tá quân đội Lê Anh Dũng nhà văn quê ở Quảng Nam, tôi
được vào làm việc với lãnh đạo UBND TP Tam Kỳ, đề nghị giúp đỡ trong quá
trình đi thực địa ở địa phương. UBND TP, giới thiệu tôi làm việc với phòng Văn
hóa, thông tin-Du lịch TP. Trong thời gian này cán bộ phòng Văn hóa cùng đưa tôi
đi khảo sát kỹ 3 ngôi mộ cổ trong đó có ngôi mộ có minh bia 1850 Huỳnh Hoàn
Nhân, khảo sát kỹ nhà thờ họ Nguyễn Đức Thêm ở thôn Bản Long, xã Tam Tiến,
huyện Núi Thành, dòng họ hậu duệ thầy Nguyễn Đức Thêm liên quan đến mộ Giày
Thầy Lánh, phía trước lăng mộ tiền hiền mở đất họ Trần ở làng Tam Kỳ cổ. Trong
chuyến đi này tôi được biết ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia 1850 mang danh
Huỳnh Hoàn Nhân đã bị trộm đào ngày 7/3/2012 lấy đi cổ vật, vứt xương cốt lên
vườn, sau đó chính quyền địa phương thuê người nhặt xương đêm chôn cất lại.
Những người được thuê đào trộm mộ được Công an TP mời đến làm việc nhưng
sau đó công an chỉ xử phạt hành chính mà không khởi tó vụ đào trộm mộ này.
Lần vào Tam Kỳ khảo sát lần thứ 2 tôi có thêm niềm tin vì đã được kiểm chứng
ngôi mộ có minh bia 1850 mang tên Huỳnh Hoàn Nhân không phải là mộ dài chôn
một lần theo phong tục địa phương mà xương cốt của người nằm dưới mộ khi bị
trộm đào vứt lên vườn là xương sạch có màu trắng đã được cải cát. Điều này chứng
minh ông Huỳnh Hoàn Nhân không phải là người sống ở địa phương, không được
chôn cất ở địa phương mà là người sống ở nơi khác cải cát mang xương cốt về đây.
Như vậy ông Huỳnh Hoàn Nhân không phải là chồng của bà Phan Thị Chi người
có minh bia 1857.
Ảnh :Mộ cổ vô thừa nhận có minh bai 1850 bị đào trộm lấy cổ vật ngày 7/3/2012
Trong lần này tôi đã đến khảo sát ngôi mộ ông Trần Sài được an táng tại xứ đất Bãi
Dương Thượng, làng Quý Thượng (nay thuộc thôn Quý Ngọc, xã Tam Phú, thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) người mà theo nghiên cứu của tôi năm 1842 đã
cùng đội thủy binh theo Vua Thiệu Trị ra kinh thành thăng Long và theo Tùng
Thiện Vương đi viếng mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương ( theo đại nam thực lục quyển thứ
6 nhà xuất bản Giáo dục năm 2007). Lần đi điền giã này cho tôi nhiều nguồn tin
chắp nối về dòng họ trần của ông Trần Phúc Hiển với dòng họ Trần cảu ông Trần
Sài.
Lần thứ 3 tháng 1.2023, cùng nhóm nghiên cứu độc lập vào nghiên cứu thực
địa tại 3 ngôi mộ cổ, thêm nhiều phát hiện mới về kiến trúc hoa văn phù điêu
như chìa khóa giải mật mã ngôi mộ có minh bia 1850 mang danh Huỳnh
Hoàn Nhân.
Sau lần thứ 3 khảo sát 3 ngôi mộ cổ Mộ Giày Thầy lánh ở bãi Sơn làng Hương
Trà Tây phường Hòa Hương, hai ngôi mộ cổ vô thừa nhận cùng chung một khu
vườn cổ có minh bia 1857 mộ cụ Phan Thị Chi và mộ có minh bia 1850 của cụ
Huỳnh Hoàn Nhân, nhóm nghiên cứu đã gặp làm việc với các nhân chứng về việc
trộm đào mộ lấy đi cổ vật ngày 7/3/2012 tại ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia
1850 của cụ Huỳnh Hoàn Nhân, gặp ông Nguyễn Thạnh người khu phố 8, được bà
Thắm người cùng khu phố thuê đào trộm mộ và ông Thạnh cũng là người được địa
phương thuê nhặt lại xương cốt của ngôi mộ 1850 chôn cất lại.
Nhóm nghiên cứu cũng làm việc với dòng họ Trần làng Hương Trà Tây và một số
chi nhánh họ Trần.
Những phát lô hoa văn, phù điêu trong kiến trúc ngôi mộ có minh bia 1850 được
nhóm nghiên cứu chứng minh có liên quan đến thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tên
Hồ Phi Mai của nữ sĩ. Đặc biệt phù điêu hình ô van, là bản sao mộ ô van của cụ
Nguyễn Đức Thêm trên mộ Giày Thầy Lánh.
Qua thông số ghi trên minh bia tuổi thọ của cụ Huỳnh Hoàn Nhân là người chết
trẻ (nghĩa là dưới 60 chưa được mừng thọ) và tuổi thọ của cụ Phan Thị Chi qua đời
thượng thọ trên 70 tuổi, nhóm nghiên cứu theo thuật toán ngược đã tìm được mối
quan hệ mộ của người chồng chết sớm trước vợ 7 năm. Người vợ thọ trên 70 tuổi,
thì nười chồng nếu bằng tuổi vợ sẽ ở tuổi trên 63 không phải người chết trẻ trong
mộ cụ Huỳnh Hoàn Nhân do đó, người nằm dưới mộ có minh bia 1850 dưới cái
tên giả Huỳnh Hoàn Nhân không phải là chồng của cụ Phan Thị Chi.
Ảnh: Minh bia trên mộ 1850 Huỳnh Hoàn nhân là người chết trẻ.
Sau lần khảo sát thực địa lần thứ 3, thay mặt nhóm nghiên cứu, tôi đề xuất UBND
tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo, hoặc cho nhóm nghiên cứu vào báo cáo 26 căn
cứ khoa học lịch sử, văn học, văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, pháp luật có liên quan
đến nghi vấn ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia 1850 là dấu tích phần mộ của
nữ sĩ Hồ Xuân Hương để có tiếng nói phản biện nhằm giúp UBND tỉnh có quyết
định có hay không cho khai quật khẩn cấp ngôi mộ vô thừa nhận có minh bia 1850
để nghiên cứu khảo cổ đưa ra kết luận khoa học chuẩn xác, chấm dứt tranh luận
trái chiều xung quanh ngôi mộ này. Hơn 26 căn cứ nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa
ra còn đang là bí ẩn chưa được giải mã vì chưa được hội thảo, đang chờ ý kiến từ
phía UBND tỉnh Quảng Nam về đề xuất của nhóm nghiên cứu và bảo tàng Quảng
Nam xin được hội thảo.
XIN TÁC GIẢ THÔNG CẢM, NHÀ MẠNG KHÔNG CHO ĐƯA ẢNH TRONG BÀI VIẾT LÊN TRANG!
Người gửi / điện thoại