bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 37
Trong tuần: 1045
Lượt truy cập: 750051

NÉN NHANG MUỘN KÍNH TIỄN NHÀ THƠ PHẠM ĐỨC

 MỖI NGÀY GẮNG MỘT CHÚT CHO NHỮNG GÌ MÌNH YÊU

Đọc tập thơ Báo động của Phạm Đức, Nxb Quân đội nhân dân, 1998

nh_phm_c_1

                      NHÀ THƠ PHẠM ĐỨC


                                  Vũ Nho

Cầm tập thơ Báo động của một cựu chiến binh lại do Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân ấn hành, cứ nghĩ là chỉ toàn quân sự với chiến tranh. Nhưng hóa ra “báo động” không chỉ dành cho thời chiến, cho bộ đội, mà “báo động” là báo động chung cho tất cả mọi người:

                        Chẳng ai báo động khéo quên mất mình

                                                (Báo động)

            Con người với bao nhiêu hoạt động phức tạp, căng thẳng nên dễ quên, mau quên. Cũng có khi phải cố mà không nhớ, cố mà quên đi, nhưng lại cũng nhiều khi quên vì vô tình, vì không cố ý, vì “Mải vui quên hết…”. Song muốn quên gì thì quên, chứ “quên mất mình” thì phải báo động thôi.

Có lẽ vi lí do đó mà tác giả dành rất nhiều tâm tư cho “một thời Trường Sơn”, cho bạn bè, đồng đội “Máu xương che đỡ cho nhau một thời”. Anh đặt câu hỏi băn khoăn:

                        Những dấu chân mòn đá núi

                        Chắc bây giờ rêu phong?

                        Những bếp lửa ven suối

                        Từ lâu thôi bập bùng?

Cái đó hiển nhiên là có thể. Chiến tranh qua đi đã lâu rồi. Nhưng có những cái đã thành bất tử, đã thành vĩnh cửu, không mòn, không tắt, không mờ phai

                        Những dấu vết

                        Ta nhen vào hồn nhau

                        Ta khắc vào thương nhớ

                        Chẳng bao giờ mờ đâu

                                    ( Cho một thời)

Những người lính đã đi qua cuộc chiến tranh trong tấm lòng tác giả càng thêm ngời vẻ đẹp thiêng liêng – cái đẹp hùng vĩ của sự hi sinh, gắn bó thầm lặng, vô danh:

                        Các anh dựa vào núi sông trời biển

                        Dựa vào nhau

                        Dựa vào trái tim mình

                        Giữ yên lành

                        Đất nước

                                    (Chỗ dựa)

Đồng đội anh “những người lính bình thường, xung phong đi đánh giặc” ( Cái nền) là đối tượng để thơ anh ngợi ca. Phạm Đức nghiêng về những chiến sĩ, những anh hùng vô danh. Họ là những ai?

                        Những con tàu không số

                        Những con người không tên

                        Những chiến binh mất tích

                                                (Kho của cải)

            Vẻ đẹp của họ không lẫm liệt, không nhuốm màu huyền thoại mà giản dị, khiêm nhường, mộc mạc, chân thật như cuộc sống thời chiến khốc liệt. Đây là gương mặt họ:

                        Vai gầy, tóc rụng, da thô

                        Giữ yên một dải cõi bờ yên vui

                                    (Nhớ đồng đội)

Đây là bàn tay của họ:

                        Những ngón tay

                        Gỡ dần chết chóc

                        Gỡ dần những man dại hoang vu

                        Để đất kia thành đất tự bây giờ

                                    (Đất)

Đây là dấu chân họ:

                        Dấu chân anh mở ra

                        Một đường đầy sắc nắng

                        Chùm sứ bừng nở hoa

                                    (Dấu chân anh chiến sĩ khảo sát đường dây)

Bình thường quá đỗi. Nhưng không phải là không kì diệu, thiêng liêng. Đó là những con người đã chặn đứng cái chết hủy diệt, che chở, nâng đỡ những mầm non sự sống. Họ hoàn thành sứ mệnh một cách bình dị và tự nhiên “ Lặng lẽ như mái rạ/ Thản nhiên như con đường” để rồi kết thúc chiến tranh, họ trở về cuộc sống trước đây ở hậu phương, làm đủ thứ nghề để sống:

                        Đi cày và đi biển

                        Lên tàu và xuống bến

                        Nuôi cá và trồng rau

                        Chạy chợ và gác cầu

                        Bơm xe và cất vó

                                    ( Cái nền)

            Cũng có trường hợp họ mãi mãi không về, nhưng theo cách nhìn nhân hậu của Phạm Đức, họ vẫn trở về trong bất tử của tự nhiên:

                        Những người đi thời tuổi xanh

                        Đã trở về thành cỏ

                        Trở về thành lá trên cành

                        Thành sương buổi sớm

                                    (Lắng nghe)

Những nhà thơ từng một thời áo lính bao giờ cũng tự hào về một thứ của chìm, một “kho của cải” tinh thần mà bạn bè, đồng đội đã cho mình. Các anh đã đi qua cái chết nên càng yêu quý sự sống, càng nhạy cảm với những mất mát, đớn đau. “Điệp khúc” là bài thơ xúc động. Hình ảnh bà mẹ mất con cứ sừng sững trong tâm trí ta như một nỗi xót xa:

                        Như gốc cây bật rẽ

                        Không còn lá để rụng

                        Không còn nhựa để rơi

                        Không còn cành để rung

Thấm thía với nhữn tổn thất, hi sinh nên cuộc đời này dù khó khăn chồng chất, ngổn ngang thì vẫn vô cùng đáng trân trọng, vô cùng đáng yêu thương. “ Mẫu sơn” là tình mẫu tử hóa đá “Để muôn đời núi Mẹ, giữa sum vầy núi con”. Nghe một câu quan họ từ thuở Trường Sơn, say đến tận bây giờ “ Dù không hát cũng trọn ngày tìm nhau” ( Người ơi, người ở…) Có một quy luật tâm lí có vẻ trái ngược nhưng vô cùng thống nhất là càng sống sâu sắc với quá khứ “ Ngọn đèn kí ức vẫn bừng nhớ thương” (Bạn cũ ở Hà Nội) thì càng trân trọng hiện tại và tương lai: “ Tôi mến yêu cuộc đời này. Cả hương sắc cả thân gầy lá khô” (Mến yêu).

            Mừng con tròn hai mươi tuổi, Phạm Đức chúc lời chúc của người cha, người từng trải, người bạn lớn:

                        Con vừa hai mươi tuổi

                        Xin chúc con một điều

                        Mỗi ngày gắng một chút

                        Cho những gì mình yêu

                                    (Mừng con hai mươi tuổi)

Đây là tâm nguyện cuộc đời mà anh theo đuổi. Và đó cũng là điều mà anh muốn thì thầm với chúng ta qua những vần thơ “Báo động”: Thầm thì trong hương sắc một điều gì sâu xa” (Hoa cỏ).

                                       Tháng 10 năm 1998

product2531506759683

                       

                       

           

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)