bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Cầm Sơn đã đưa videoclip này!

 

VŨ NHO 085 589 0003

NHÀ MẠNG THÔNG BÁO HỌ BỊ HACK NÊN ĐỂ XẢY RA SỰ CỐ ĐÁNG TIẾC ĐÓ!RẤT MONG CÁC TÁC GIẢ BỊ MẤT BÀI ĐĂNG THÔNG CẢM. TÍNH SƠ MỖI NGÀY TBT ĐĂNG 2 BÀI, CHÚNG TA MẤT NỬA THÁNG 5, NỬA THÁNG 7, TRỌNG VẸN THÁNG 6...

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 41
Trong ngày: 217
Trong tuần: 1319
Lượt truy cập: 665374

NGUYỄN DU NHỚ QUÊ NHƯ THẾ NÀO

KHI XA, NGUYỄN DU NHỚ QUÊ HƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?
( Nhờ cmt của Nhà Phê bình Lại Nguyên Ân mà có được bài này)
                        VƯƠNG TRỌNG
ti_xung.jpvng_trng_1
Nguyễn Du là người uỷ mị, đa bệnh, đa sầu, đa cảm, nặng tình với quê hương Hồng Lĩnh, Lam Giang. Vì nhớ nhà, trong 18 năm làm quan dưới triều Gia Long, ông đã bao lần “Rắp mong treo ấn từ quan”, bốn lượt xin về nhà, có khi ở nhà lâu đến tám tháng, nhưng rồi vì kế sinh nhai, lại phải vướng vào vòng áo mũ, dù vẫn biết mình vốn không có dáng công hầu. Mỗi lần phải từ giã quê hương ra đi, chỉ cần qua sông sông Lam, ông quay nhìn quê hương mà rơi lệ, có cảm giác mình là kẻ tha hương! Vậy nên khi xa quê, dù là “mười năm gió bụi” ở Thái Bình từ năm 1786 đến 1796, dù là hai năm đầu mới ra làm quan ở mấy tỉnh phía Bắc dưới triều Gia Long (1802 – 1803), hoặc mười năm làm quan ở Phú Xuân, Quảng Bình ( 1804 – 1813), và nhất là 14 tháng đi sứ Trung Quốc trong hai năm 1813-1814, lòng ông luôn nhớ về quê hương Hồng Lĩnh- Lam Giang. Điều này thể hiện rất rõ trong thơ chữ Hán của ông.
Không tính những câu thơ nói chuyện nhớ quê mà không nhắc tới địa danh cụ thể trên quê hương như “ Cuốc kêu, xuân đã hết rồi/ Quê nhà buồn nhớ, hồn ơi, hãy về”, hay: “ Giang Thành nằm đã ba năm / Quê nhà phía Bắc xăm chân trời” hay “ Mười năm quên lối về làng/ Làm sao trong mộng đêm trường gặp quê?”… và không tính những câu có nhắc đến địa danh quê hương nhưng không bao hàm nỗi nhớ, nỗi thương cảm, thì cũng có thật nhiều câu vì thương nhớ mà nhắc tên quê. Ta hãy làm phép thống kê những câu thơ chữ Hán đó, kèm theo tên bài thơ và hai câu lục bát dịch ra tiếng Việt (*):
1 – Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên. ( “Quỳnh Hải nguyên tiêu”)
Bạc đầu giận tháng năm mau
Quê nhà Hồng Lĩnh còn đâu sum vầy.
2 - Nam Đài thôn ngoại Long Giang thuỷ
Nhất phiến hàn thanh tống cổ kim. (“ Xuân dạ”)
Long giang ngoài xóm Nam Đài
Một con sóng lạnh tiễn hoài cổ kim.
3 – Bồi hồi chính ức Hồng Sơn hạ
Khước tại La Phù giang thuỷ biên ( “Sơ nguyệt”)
Nhớ sao đêm ấy non Hồng
Nay mình đang ở bên sông La Phù.
4 – Trần thế bách niên khai nhãn mộng
Hồng sơn thiên lý ỷ lan tâm ( “ La Phù giang thuỷ các độc toạ”).
Trăm năm chỉ giấc mộng ngày
Hồng Sơn ngàn dặm lòng này không nguôi.
5 – Hồi thủ Lam Giang phố
Nhàn tâm tạ bạch ấu ( “ Thu chí”)
Bờ sông Lam, ngoái lại
Lòng nhàn thẹn chim âu.
6 – Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc
Nhất thân ngoạ bệnh đế thành đông. ( “ Ngẫu đề”)
Mười con kêu đói non Hồng
Một thân lâm bệnh nằm đông đế thành.
7- Chủ nhân tại lữ bất quy khứ
Khả tích Hồng Sơn thuộc vãn tiều ( “Ngẫu hứng”).
Chủ nhân còn phải tha hương
Thôi thì phó mặc Hồng Sơn với tiều.
8 – Vị ngã Hồng Sơn tạ tùng thạch
Tái vô diện mục kiến đồng minh ( “Tạp ngâm”).
Thẹn cùng bè bạn những ngày
Vì ta tạ đá và cây non Hồng.
9 – Hồi thủ cố hương thu sắc viễn
Hoành Sơn vân thụ chính thương thương ( “ Giang đầu tản bộ”)
Ngoái nhìn quê cũ thu xa
Cây, mây một sắc xanh nhoà Hoành Sơn.
10 – Vọng ngoại Hồng Sơn tam bách lý
Tương tòng hà xứ vấn tiền lân (“ Ngẫu đắc”)
Láng giềng xưa ở đâu rồi
Cách ba trăm dặm mây trời Hồng Sơn?
11 – Vọng vọng gia hương tự nhật biên
Hồng Sơn chỉ cách nhất sơn điên ( “Nễ giang khẩu hương vọng”)
Nhìn quê xa tựa mặt trời
Hồng Sơn chỉ cách một thôi núi này.
12 – Đoàn Thành vân thạch tịch tương hậu
Hồng Lĩnh thân bằng nhật tiệm giao ( “ Lạng Thành đạo trung”)
Đoàn Thành mây đá như mời
Người thân Hồng Lĩnh xa vời biết bao!
13 – Hồng Lĩnh cách niên hư túc mộng
Bạch đầu thiên lý tẩu thu phong (“Nhiếp Khấu đạo trung”)
Năm qua Hồng Lĩnh mộng suông
Bạc đầu nghìn dặm gió sương dãi dầu.
14 – Lai đáo Tiềm Sơn lộ
Uyển như Hồng Lĩnh cư. ( “ Tiềm Sơn đạo trung”)
Đường Tiềm Sơn qua lại
Tưởng Hồng Lĩnh ngày nào.
Cũng có thể đang còn nữa, nhưng chỉ từng này câu này thôi, ta đã thấy lòng nhớ quê của đại thi hào như thế nào rồi!
02.12.1023.
Vương Trọng
(*): Những câu thơ trong bài này đều rút từ “ TOÀN TẬP THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU”, Vương Trọng dịch thơ, NXB HNV, 2023.
sinh__hot___thng_ba__2019_320
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)