bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 36
Trong ngày: 49
Trong tuần: 911
Lượt truy cập: 773159

NHÀ VĂN NGUYỄN TRƯỜNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

CÁI MỚI KHÔNG MỌC LÊN TỪ

ĐỐNG HOANG TÀN

anh_ng.truong

Câu 1: Thưa Nhà văn Nguyễn Trường. Nhà văn Khuất Quang Thụy – Tổng Biên tập báo Văn nghệ

đã từng bày tỏ: Điều khó khăn nhất trong cuộc thi

truyện ngắn lần này là có tìm được giải Nhất hay không.

Điều này cho thấy, cuộc thi đang thiếu những tác phẩm,

tác giả nổi bật. Tuy nhiên, cuối cùng thì giải Nhất đã lộ

diện. Xin chúc mừng ông đã giành giải cao nhất của cuộc

thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2015 – 2017. Ông có thể

chia sẻ cảm nghĩ riêng về giải thưởng và hành trình của

cuộc thi với độc giả báo Văn nghệ hay không?

Trả lời: Giới văn chương nước ta có chung quan

niệm: Báo Văn nghệ là “ngôi đền thiêng”. 70 năm qua,

nhiều nhà văn đoạt giải thưởng báo Văn nghệ rồi từ đó

làm nên sự nghiệp văn chương. Báo Văn nghệ là địa chỉ

văn học hàng đầu Việt Nam. Nhiều tác giả trẻ cho rằng,

in được truyện ngắn ở báo Văn nghệ đã khó, đoạt giải

thưởng truyện ngắn ở cuộc thi của báo Văn nghệ còn

khó hơn nhiều và là chứng chỉ đáng tin cậy của nghề

 

 

văn. Tôi rất vui mừng đã đoạt giải nhất cuộc thi truyện

ngắn báo Văn nghệ lần này. Còn hành trình tham gia

cuộc thi ư? Khi có cuộc thi, tôi viết, chăm chút từng câu,

từng chữ, cứ viết cho thật hay cái đã, rồi gửi dự thi. Thật

bất ngờ chùm truyện ngắn của tôi đoạt giải cao nhất, rất

biết ơn Ban Sơ khảo, Ban Chung khảo đã làm việc

nghiêm túc, công tâm, chọn ra những tác phẩm hay

trong hơn 3000 truyện ngắn dự thi để trao giải nhất.

Câu 2: Không nhiều nhà văn, người viết văn có thể

giành được giải thưởng cao nhất tại các cuộc thi văn

chương. Mặc dù, mỗi năm trên cả nước có ít nhất hai,

đến ba cuộc thi viết. Thế nhưng, dấu ấn của các cuộc thi

đó rất nhạt mờ. Ngay cả những tác giả quán quân,

không ít người đã nhanh chóng…biến mất. Điều này xảy

ra ngay cả với những tác giả đoạt giải cao nhất ở những

cuộc thi văn chương uy tín, chất lượng nhất như cuộc thi

của báo Văn nghệ và Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Hiện

tượng tỏa sáng và vụt tắt rất nhanh này, theo tôi có lẽ

chăng là một thách thức đối với những vị quán quân,

thưa nhà văn?

Trả lời: Cần phân biệt: Giải thưởng là đánh giá của

một hội đồng để chọn ra các truyện ngắn tốt nhất tham

gia dự thi với các tiêu chí của cuộc thi. Còn nhà văn phụ

thuộc vào sự nghiệp văn chương đóng góp cho đời và

được nhiều độc giả đánh giá trong một khoảng thời

 

gian dài với nhiều tiêu chí.

Do đó, theo tôi, không nên đồng nhất một khoảnh

khắc với một giai đoạn sáng tác. Hiện tượng có một số

tác giả đoạt giải quán quân các cuộc thi truyện ngắn rồi

nhanh chóng “biến mất” cũng là lẽ thường trong đời

sống văn học.

Nhà văn tồn tại nhờ tác phẩm, do đó phải học hỏi,

tích lũy vốn sống, vốn kinh nghiệm, khổ công sáng tác

mới có tác phẩm giá trị, không thể vì được giải thưởng

mà tự nhiên viết lên tay.

Câu 3: Để giải mã hiện tượng một phút huy hoàng

rồi chợt tắt đó, có nhiều người cho rằng trách nhiệm của

một tác giả đoạt giải cao nhất chỉ nằm trong phạm vi

cuộc thi đó mà thôi. Nghĩa là rời khỏi cuộc thi, tác giả đó

phải sống với đời thường của họ. Đời thường thì có

thăng, có trầm, mà văn chương là lộc trời cho, không

phải ai muốn cũng được, ai giữ cũng được, ai rũ bỏ cũng

xong. Thế là tôi lại nhớ đến một nhà văn cho ý kiến về

văn chương đương đại nước nhà. Ông ấy nói nhiều năm

trở lại đây, văn chương nước ta…không hay nữa. Chúng

ta thừa đủ thứ, nhưng thứ duy nhất thiếu là HAY. Nhà

văn có thể trả lời giúp chúng tôi về ý kiến của nhà văn nọ

hay không?

Trả lời: Mỗi thời đại có yêu cầu riêng của nó. Ta

đang sống trong thời đại mà cuộc cách mạng 4.0 tác

 

động đến toàn bộ cuộc sống trong đó có văn chương.

Kiến thức và tầm văn hóa của công chúng ngày nay cao,

đòi hỏi văn học phải đổi mới, phải hiện đại, nhiều kiến

thức hơn ngày xưa. Thời nào cũng đòi hỏi trình độ

người viết phải đáp ứng yêu cầu của độc giả thì công

chúng mới chấp nhận và bỏ tiền ra mua sách. Nói rằng

văn học bây giờ không HAY bằng ngày xưa là chưa đúng

mà nên nói là các tác giả bây giờ đang cạnh tranh khốc

liệt với nhiều loại hình văn hóa khác thì đúng hơn. Văn

học cùng âm nhạc đã có mấy ngàn năm độc quyền thì

nay đang bị các loại hình khác thách thức vị trí độc tôn

nhưng không vì thế mà bị loại bỏ.

Nhiều tác phẩm của các nhà văn hiện đại có giá trị,

nhưng độc giả bây giờ trình độ văn hóa cao hơn, kỳ

vọng vào nhà văn nhiều hơn và có nhiều lựa chọn giải

trí hơn nên tạo cảm giác thiếu vắng tác phẩm HAY.

Tôi xin nói thêm: về cái HAY, thì không nên (và rất

khó để) so sánh giữa xưa và nay vì nó phụ thuộc nhiều

yếu tố, kể cả những yếu tố ngoài văn chương. Chẳng

hạn biết đâu bây giờ số người “mê” thơ Xuân Diệu lại ít

đi trông thấy, dẫu cho thi sỹ này là “Ông Hoàng của tình

yêu”, vì bây giờ người ta yêu... khác xưa rồi...và khóc...

cũng khác xưa!?.

Cụ thể hơn là rất nhiều nhà văn ngày nay đã đổi

mới thi pháp, họ không còn coi trọng đề tài mà chuyên

 


chú vào thi pháp, nên đọc họ khá hiện đại.

Hồi tôi học ở trường Viết văn Nguyễn Du, được

nhiều thầy đến giảng, trang bị cho chúng tôi nhiều kiến

thức và các trường phái văn học hiện đại phương Tây,

tuy nhiên tôi không chạy theo kiểu làm dáng trong cấu

trúc truyện ngắn hay tiểu thuyết mà phải biến nó thành

cách kể của chính mình. Tôi thích cách thể hiện của Nhà

văn Lê Minh Khuê, ở tập truyện ngắn “Làn gió chảy

qua” chị cũng rất hiện đại, nhưng không hề thấy chị học

một trường phái nào của văn học hiện đại phương Tây.

Nói như ngôn ngữ võ thuật “vô chiêu thắng hữu chiêu”,

cái mục đích cuối cùng của tác phẩm vẫn là hiệu quả

của nó đưa đến cho người đọc như thế nào.

Câu 4: Tiêu chí của báo Văn nghệ khi tổ chức cuộc

thi viết truyện ngắn là tìm được những nhân tố văn

chương mới, độc đáo, toàn diện về mọi mặt, thể hiện rõ

nét nhất đời sống của nền văn chương đương đại. Nói

cách khác, cuộc thi cần những điều rất MỚI. Vậy MỚI ở

đây là gì? Tên tuổi lần đầu xuất hiện? Phong cách đặc

biệt nhất, hay những tác phẩm chạm đến những rung

cảm sâu xa nhất trong lòng người đọc? Nhà phê bình Bùi

Việt Thắng nhận xét chung: Ở cuộc thi này, những tác

phẩm viết hay nhất là những tác phẩm viết bằng ngôn

ngữ, bút pháp giản dị nhất. Điều này có thể đúng, nhưng

không lẽ chúng ta đang càng ngày càng rời xa tiêu chí

 

tìm đến những phong cách mới, độc đáo, sáng tạo hơn là

những điều dễ viết, dễ hiểu, dễ cảm nhận, thưa nhà văn?

Trả lời: Báo Văn nghệ là cơ quan của Hội Nhà văn

Việt Nam nên tiêu chí của truyện ngắn in ở báo Văn

Nghệ là phải HAY, tiêu chí của cuộc thi càng cần phải

tìm ra cái MỚI và HAY, không phải là tác giả mới mà là

phong cách mới, nhưng phong cách mới đó phải chạm

đến những rung cảm sâu xa nhất trong lòng người đọc,

hai cái đó là một, không thể tách rời. Còn thủ pháp mới

rất đa dạng, người thì viết theo thủ pháp dòng ý thức

của Nhà văn William Faulkner, Kawabata Yasunari,

Hemingway… người thì viết theo dòng văn học hiện

thực huyền ảo của Mỹ La tinh như G.GMarquez, hay

hiện sinh chủ nghĩa như Franz Kafka...Nhiều cây bút ở

ta chịu ảnh hưởng của dòng văn học hiện thực huyền ảo

Mỹ La tinh mà tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của

G.GMarquez là ví dụ. Một số truyện ngắn của ta bắt

chước truyện ngắn “Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro” ở thủ

pháp dòng ý thức và thời gian đồng hiện, chỉ cần giở

truyện ngắn ra thấy những đoạn in nghiêng là đoán

được tác giả dùng kiểu viết này. Bây giờ đòi hỏi ở cuộc

thi truyện ngắn những cái MỚI đó ư, họ viết cả nửa thế

kỷ nay, thậm chí cả thế kỷ nay, như chủ nghĩa hiện sinh

đã lụi tàn ở phương Tây từ những năm 50 của thế kỷ

trước, bây giờ ta bắt chước đưa về Việt Nam ư? Mới

trước hết là vấn đề tác phẩm đặt ra là mới, hoặc vấn đề

 

cũ nhưng được nhìn nhận dưới góc độ mới đem lại cho

độc giả nhận thức sâu sắc hơn và nâng lên tầm trí tuệ

cao hơn. Mới mà không hay thì không ai đọc, nhưng hay

thì do “ý tại ngôn ngoại” nên làm cho độc giả ấn tượng,

liên tưởng… và tự tìm ra cái mới.

Theo ý kiến cá nhân tôi, mới không chỉ là phong

cách, vì phong cách viết chỉ là hình thức, nó phải phù

hợp với nội dung. Phong cách không có ai nghĩ ra, do

phải tìm cách thể hiện hay nhất truyện của mình mà nó

xuất hiện cách kể phù hợp, gọi là phong cách. Và có lẽ vì

lý do đó nên khi thời đại đặt ra yêu cầu thì sẽ có nhà

văn đáp ứng với phong cách mới phù hợp.

Ta chỉ nên học những thủ pháp hiện đại có chọn

lọc và Việt hóa một cách nhuần nhuyễn. Truyện ngắn

không nên sa đà vào việc chống tiêu cực, những chuyện

xã hội vụn vặt hay thuần túy thời sự, những cái đó báo

chí sẽ mạnh hơn, nhanh hơn. Truyện ngắn hay đặt ra

những vấn đề cốt tử của dân tộc, của thời đại, của đất

nước ta hiện nay, trong bối cảnh giao thoa nhiều sắc tộc

trên thế giới. Đó có phải là cái MỚI, cái mới mang tầm

nhân loại?

Giải Nobel văn học 2016 trao cho Bob Dylan,

người Mỹ vì “Tạo ra những biểu đạt mới trong truyền

thống âm nhạc vĩ đại của Mỹ”.Chưa bao giờ giải Nobel

văn chương trao cho tác giả bắt chước các trường phái

 


văn học ngoại lai mà thường chú trọng vào các tác giả đi

sâu vào tâm thức dân tộc, thể hiện được siêu tượng

cộng đồng dân tộc họ.

Ta là người Việt nên làm văn chương trước hết

cũng phải phấn đấu tạo ra cái chất “thuần Việt” đã, để

cho hơn 90 triệu người Việt đọc. “Đi hết cái dân tộc một

cách ngoạn mục sẽ gặp được nhân loại” (Nhà văn

Nguyễn Minh Châu đã viết đại ý như thế). Ý kiến của

nhà phê bình Bùi Việt Thắng, theo tôi, đáng suy ngẫm.

Cái mới không từ trên trời rơi xuống, cũng không mọc

lên từ đống hoang tàn sau khi phá bỏ cái cũ. Thậm chí

đôi khi nó cải tạo cái cũ cho phù hợp với thời đại. Tôi

ủng hộ đi tìm cái mới. Nhưng tìm cái mới ở đâu? Ở

chính ta! Bạn có thấy ẩm thực đang trở về đồng quê và

được coi là “đặc sản” (rau lang, hoa chuối, cá đồng kho

tộ...)? Những truyện hay lần này đều được viết theo lối

hiện đại từ truyền thống, không bắt chước các kiểu chủ

nghĩa xa lạ.

 Xin cảm ơn ông về những chia sẻ chân thành

về trách nhiệm của một nhà văn.

 

(Báo Văn nghệ số 19 ngày 12/5/2018)

Trích trong cuốn : GẶP GỠ CÁC VÙNG VĂN HỌC sắp in.

anh_cua_trung_nguyen_11

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)