Sáng qua, không rõ vì một lý do gì, tôi lẩn thẩn nghĩ tới thể thơ haiku của Nhật Bản. Từ đó, tôi lan man liên tưởng tới một thể thơ khác của Trung Hoa và Việt Nam. Đó là thể thơ yết hậu. Về hình thức thì thơ yết hậu tương tự như thơ haiku. Cả hai thể thơ này đều rất ngắn, khoảng chừng 17 chữ thôi. Về nội dung, người viết thơ haiku hay yết hậu đều phải diễn tả ý tưởng của mình một cách rất cô đọng vì thể thơ giới hạn số chữ dùng. Điểm khác biệt giữa hai thể thơ này là thơ yết hậu có tính cách trào phúng hơn, vì thế tôi chuộng thơ yết hậu hơn thơ haiku. Có điều bây giờ cả thế giới đều biết về thơ haiku nhưng dường như không mấy ai biết về thơ yết hậu ! Từ Mỹ quốc cho tới Tân Tây Lan, chỗ nào có hội thơ thì không ít thì nhiều đều có thi sĩ chuyên làm thơ haiku. Xưa kia, khi nghĩ tới "haiiku", tôi tự động liên tưởng tới "hài cú" vì tôi thấy cách phát âm của hai chữ này nghe tương tự như nhau. Có điều đọc thơ haiku tôi thấy nhiều bài thơ haiku rất nghiêm túc, không có tính cách trào phúng gì cả như cách phát âm theo tiếng Hán Việt của thể thơ (hài cú) đã ám chỉ. Không những thế, có những bài haiku có tứ thơ rất siêu việt, hiểm hóc đến độ ... lãng xẹt, cười không nổi. Tôi đọc những bài thơ này mà tôi điên đầu, không hiểu nhà thơ muốn nói gì. Tôi cứ tưởng như tôi đang đọc một công án thiền (koan) vậy.Tạm gác thơ haiku sang một bên, nhân dịp giữa tuần tôi mời quý anh chị và các bạn đọc giải trí hai bài tiểu luận về thơ yết hậu sau đây. Tác giả bài thứ nhất là nhà thơ Phan Xi Păng. Tác giả bài thứ hai là ông Nguyễn tấn Hồng. Trang mạng không ghi rõ chức vị của tác giả nhưng đọc bài viết này tôi thấy khẩu khí đúng là của bác sĩ Nguyễn tấn Hồng, một ông bác có quen biết với bố mẹ tôi:Bài một: Giới thiệu về thơ Yết Hậu(Trích bài giới thiệu của nhà thơ Phan-xi-păng -Mạng TTVNFPT cũ)Từ thể cổ phong và thể Đường luật, các thi sỹ Trung Hoa và Việt Nam trước kia từng sáng tạo thêm một số thể thơ đặc biệt quái chiêu như "song điệp", "tập danh", "khoán thủ", "hồi văn", "triệt hạ", và... "yết hậu", "liên ngâm", "thủ vĩ ngâm"... Ở đây chỉ đề cập về thơ Yết Hậu.Yết hậu, nghĩa nôm na là "cụt ở sau". Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh định nghĩa: "Yết hậu thi là thể thơ tuyệt cú khôi hài, câu sau chót chỉ có một, hai chữ". Như thế, thơ Yết hậu là thể thơ 4 câu, mỗi câu 5 chữ (ngũ ngôn) hoặc 7 chữ ( thất ngôn). Riêng câu thứ 4 lại chỉ rút gọn một hoặc hai chữ nhưng cực kỳ hàm súc. Thông thường, thơ Yết hậu thiên về vui nhộn, đùa tếu, trào phúng một cách thông minh, tài hoa.Nức tiếng về thơ Yết hậu ở nước ta, có lẽ là Phạm Thái (1777-1813). Nhà thơ nổi tiếng "lãng mạn-phóng túng-độc đáo" này còn có tên là Phạm Phượng Sinh, tự Đan Phượng, đạo hiệu Phổ Chiêu Thiền sư, tục gọi là Chiêu Lỳ. Tác phẩm của ông thường được lưu truyền là: "Chiến tụng Tây Hồ phú", truyện Nôm "Sơ kính tân trang" và nhiều áng thơ nổi tiếng - mà các bài Yết hậu đến nay mọi người vẫn hay nhắc đến. Ví dụ bài thất ngôn tuyệt cú :Anh nghiện rượuSống ở dương gian đánh chén chèChết về âm phủ cắp kè kèDiêm vương phán hỏi rằng: chi đó ?Be ! (*)(*) Be: loại bình thường được dùng để đựng rượuHoặc chùm thơ ngũ ngôn pha lục ngôn dưới đây :Cảnh cha con rượu chè, bài bạcÁc lặn xăm xăm tớiGà kêu lẻn lẻn vềQuan ngắn hết, quan dài hếtGhê !Một năm mười hai thángMột tháng ba mươi ngàyHũ lớn cạn, hũ bé cạnSay !Trông lên nhà đổ đoạnTrông xuống vách tan rồiCha thế ấy, con thế ấyThôi !Nhà thơ lừng danh tài hoa phong nhã Nguyễn Công Trứ (1778-1858), đồng thời với Chiêu Lỳ, cũng rất giỏi thơ Yết hậu. Tương truyền, thuở còn hàn nho, một đêm rằm nọ, Nguyễn tiên sinh mò vào miếu Long thần, ung dung lấy rượu thịt thiên hạ bày cúng mà tì tì đánh chén. Xỉn, ông nâng ly mời Long thần... "dzô 100%" ! Thấy pho tượng chẳng nhúc nhích, Nguyễn Công Trứ bực mình, quật ngửa tượng ra, đổ rượu vào mồm rồi giáng cho mấy tát, xong chân nam đá chân chiêu về nhà... Sáng mai tỉnh dậy, nhớ chuyện, lấy làm hối hận, ông bèn viết ngay một bài Yết hậu đem dán ngay trước cửa Long miếu :Tạ lỗi Long thầnHôm qua trời tối đến chơi đâyĐánh phải Long thần mấy cẳng tayKhi tỉnh thì nào ai có dám !Say !Lại một hôm nhác thấy có bà lớn cùng đám tùy tùng đang đi dạo, ông buông ngay một bài Yết hậu cốt ý để bà lớn nghe thấy :Buổi chiều gió dịu êmCó bà lớn dạo xemPhong tư nhường chị NguyệtĐâm thèm !Thoạt nghe 3 câu đầu, phu nhân khoái lắm. Nhưng khi nghe đến 2 chữ kết, bà nổi giận, quay gót vào nội phủ, kể cho chồng là quan tri phủ, hiệu là Tây Pha, nghe...Nghe xong, quan tri phủ cũng rất cáu nhưng để bụng, đợi gặp dịp sẽ trị thằng ranh con lếu láo. Và dịp ấy xảy ra...Số là suốt mấy tháng ròng, phủ nhà hạn hán. Quan tri phủ cho lập đàn cầu đảo liên tục mấy ngày mấy đêm vẫn chẳng thấy mưa rơi. Cậu học trò thấy chuyện bày vẽ quá tốn kém mà không hiệu quả gì, bèn viết một bài Yết hậu, đem dán ngay chỗ thiết đàn.Bài thơ như sau :Tri phủ cầu mưa rơiDân chúng sướng mê tơiNửa đêm mở cửa thấyTrăng soi !Tri phủ Tây Pha sai lính bắt anh học trò tới công đường, quát :- Này, thằng ôn ! Ngươi là ai mà dám dán thơ lung tung thế hả ?Anh học trò đáp tỉnh queo:- Thưa, tôi là "Vua thơ 17 chữ", là học trò giỏi nhất vùng này. Có lẽ ngài không đi học nên không biết đấy thôi !- A, thằng láo tợn ! Ngươi tự xưng là học trò, là "vua thơ 17 chữ" nữa, vậy ta ra đề, ngươi phải làm ngay một bài 17 chữ thật đàng hoàng thì ta tha cho, bằng không thì ốm đòn ! Được chứ ?- Thưa, người xưa thất bộ thành thi, học trò chỉ nhất bộ thành thi thôi ạ. Xin ngài ra đề nhanh nhanh cho !Quan tri phủ nhìn quanh, thấy bức hoành phi chạm nổi 2 chữ "Tây Pha" của mình, bèn lấy đó làm đề. "Vua thơ 17 chữ" đọc liền một mạch :Ngày xưa có Đông PhaNgày nay có Tây Pha...Nghe qua 2 câu, quan đắc ý lắm ! Thằng này ví mình với Tô Thúc (1037-1101), nhà thơ kiêm nhà đạo học có hiệu là Đông Pha lừng lẫy đời Tống bên Trung quốc đây.Chợt, quan giật bắn người khi nghe tiếp đôi câu cuối :Hai người đem sánh lại :Khác xa !Thế này thì quá quắt, chỉ hai chữ thôi mà thằng ranh đã xoay chuyển cả ý nghĩa bài thơ một cách bất ngờ và ... hỗn láo ! Quan tri phủ giận tái mặt, lệnh cho lính nọc anh học trò ra mà quất 17 trượng quắn mông để y nhớ đời. Rồi hằn học :- Thằng học trò láo toét ! Bị đòn xong, xem ngươi còn đủ sức thơ thẩn nữa không ?Anh học trò lồm cồm đứng dậy, vừa xoa mông, vừa hít hà, vừa xuất khẩu thành thi :Làm thơ mười bảy chữBị đánh mười bảy hèoHuống hồ hàng vạn chữĐít teo !Chà chà ! Vẫn máu ngang ngạnh ! Quan tri phủ bèn sức về lý trưởng quê anh, buộc phải tống cổ thằng học trò ly hương biệt xứ ! Chao ôi ! Xưa kia bị phạt phải rời bỏ làng quê là tủi hổ nhục nhã vô cùng ! Khổ hơn nữa, lý trưởng lại chính là chú ruột của anh. Ông này rất thương cháu nhưng phải chấp hành lệnh quan trên. Ngày tiễn cháu, ông chú cho cháu bộn bề tiền bạc làm lộ phí. Hai chú cháu ôm nhau khóc sướt mưót trên quãng đường làng. Chợt chú bảo :- Cháu thấy chưa ? "Có tài mà cậy chi tài ? Chữ tài liền với chữ tai một vần !". Khi nào cháu cũng tự xưng là vua thơ 17 chữ, phút này sao không giỏi làm thơ 17 chữ nữa đi !Anh học trò tức thì gạt lệ, ứng tác ngay bài tống biệt :Làm thơ, bị đuổi làngMay gặp chú giữa đàngĐôi ta cùng lệ nhỏba hàng !Ông chú lý trưởng đành... cấm khẩu. Bởi ông bị chột một mắt ! Đến nước này mà "Vua thơ 17 chữ" vẫn còn xỏ ngọt như thế thì quá ư... hết ý !!!Phan-xi-păngBài hai: Bài thơ "yết hậu" của tác giả vô danh
Gia đình ông Dương Quảng Hàm năm 1945 - (ông ngồi ghế thứ ba từ phải qua)Bài thơ "yết hậu" của tác giả vô danh được coi là của giáo sư Dương Quảng Hàm:Vai năm tấc rộng để làm chiTối tối ăn xong lại ngủ khìMình ơi thức dậy chiều em tíĐiSuốt ngày bận bịu với văn bàiUể cả xương sườn nhức cả vaiChuyện ấy đêm nay thôi gác lạiMaiVăn bài chuyện ấy thật lông bôngMình ráng chiều em kiếm chút bồngNay cứ hẹn mai, mai hẹn mốtKhôngNgủ chung lắm chuyện bực mình saoMình muốn yên thân nó cứ gàoNếu đấy muốn chết, đây cho chếtNào.Dương Quảng Hàm, nghe qua cái tên, bất cứ ai quan tâm đến nền văn học Việt nam đều biết đó là một vị giáo sư có công lớn trong nền văn học nước nhà.Ngoài việc dạy học cho nhiều thế hệ học sinh, thầy còn nghiên cứu văn học và đã để lại cho hậu thế những công trình khảo cứu nghiêm túc và có giá trị. (Việt Nam Văn Học Sử Yếu/ Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển...) Ở đây chỉ có ý nhắc đến một câu chuyện có thật xảy ra vào những năm tháng thầy còn phụ trách giảng dạy môn văn học cho trường Bưởi ngoài Hà nội.Khi còn là giáo sư ở trường Bưởi, thầy Hàm nổi tiếng là một ông thầy nghiêm, cả trường đều "rét" cái oai của thầy, hiếm khi thầy ban cho học sinh một nụ cười, phải nói là một ông thầy luôn có... "bộ mặt hình sự".Có lần một học sinh đã dùng com-pa vạch trên mặt bàn một vạch nhỏ để ghi dấu khi thầy Hàm nở nụ cười, dù chỉ là cười mỉm.Cho đến cuối năm học, anh chàng học sinh chuyên "sưu tập nụ cười thầy Hàm" đã làm "tổng kết" và công bố cho bạn bè đều biết là chỉ có... ba vạch mà thôi!!Học với thầy là một ước mơ của những học sinh nào mê văn học, nhưng phải trả giá bằng cách gồng mình chịu những hình thức kỷ luật, suốt niên học phải chịu "rét" nhiều hơn là ấm áp.Vậy mà một hôm, trong một lớp học của trường Bưởi, thầy Hàm đang say sưa giảng về một thể thơ gọi là "yết hậu" (một thứ thơ đường luật biến thể, gồm bốn câu: ba câu đầu có bảy chữ, và câu cuối chỉ có một chữ mà thôi).Cũng nên nói thêm là khi thầy Hàm giảng bài thì ông hay nói say sưa như lên đồng, đến không kịp... nuốt nước bọt. Có khi thì đang huyên thuyên như thế, bất chợt ông dừng lại... nuốt nước bọt đánh ực một phát, rồi mới nói tiếp.Đó là cố tật của thầy Hàm mà học sinh cả trường đều biết.Trở lại chuyện bài thơ yết hậu, sau khi giảng tất cả những niêm luật của thể thơ này, thầy Hàm đưa ra một thí dụ bằng một bài thơ do chính thầy cảm tác tại chỗ, bài thơ có nội dung mô tả một anh chàng bợm nhậu, khi chết xuống âm phủ được gặp mặt Diêm Vương mà trên tay vẫn còn cắp theo be rượu. Thơ rằng:"Sống ở dương gian đánh chén nhè,"Chết về âm phủ cắp kè kè"Diêm vương phán hỏi rằng chi đó?"Be" (tức là be rượu. )Sau khi ngâm nga dứt bài thơ ngắn đó, thầy hất hàm ra hiệu cho cả lớp và nói:"Em nào cho tôi một thí dụ tương tự xem nào."Một quãng im lặng kéo dài hơn một phút, rồi đột ngột từ hàng ghế cuối lớp có một cánh tay giơ lên, thầy ra dấu cho phép học sinh kia đứng lên để đọc bài thơ của mình.Sau một lúc chần chừ, anh chàng mới bắt đầu cất tìếng:"Sống ở dương gian chỉ nuốt đàm,"Chết về âm phủ nói làm nhàm."Diêm vương phán hỏi rằng ai đó?Cậu học sinh nọ chỉ vừa đọc dứt câu ba, thì không ai bảo ai, cả lớp đều đồng thanh hét thật to:"Hàm!!"Nghe đến đây, chắc bà con đều nghĩ rằng cả lớp sẽ bị "ông hung thần" nghiêm trị, còn anh chàng học sinh chủ xướng kia chắc không tránh khỏi một trận đòn tuốt xác ra.Vậy mà như một phép lạ. thầy Hàm lại mỉm cười, một nụ cười thật tươi và hoàn toàn mang vẻ đôn hậu, dễ thương đến tội nghiệp. Và thưa bà con, nếu như năm học đó có anh chàng nào muốn "sưu tập nụ cười", thì chắc chắn sẽ được... bốn vạch trên mặt bàn học đấy.Hôm nay, nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, tui muốn nhắc lại mẩu chuyện này, để tỏ lòng nhớ đến thầy Hàm, mong ông sẽ gặp toàn những người tử tế ở thế giới bên kia, đang say sưa giảng bài cho học sinh, môn Văn Học Việt Nam.Một đôi lời ngắn ngủi, coi như một nén hương cho thầy, có gì thất thố, kính mong thầy lượng thứ.Nguyễn Tấn HồngTrên kia, tôi viết haiku nghe tương tự như hài cú, như thế hẳn thơ haiku nguyên thủy cũng phải mang tính cách trào lộng như thơ yết hậu. Tra tài liệu trên mạng tôi mới biết lời đoán mò của tôi không sai lạc cho lắm. Quý anh chị hay bạn nào muốn biết thêm thì có thể đọc bài tiếng Anh của học giả Susumu Takiguchi thuộc Haiku Foundation diễn giải về tính trào lộng trong thể thơ haiku nguyên thủy sau đây: u Takiguchi
Người gửi / điện thoại