bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 38
Trong ngày: 234
Trong tuần: 1039
Lượt truy cập: 773550

THỞ.R. GAMZATOV TRONG BẢN DỊCH TRIỆU LAM CHÂU

gamzatov_1

ĐÔI LỜI VỀ NHÀ THƠ RAXUN GAMZATỐP

triu_lam_chu

 

  Nhà thơ Raxun Gamzatốp sinh năm 1923, người dân tộc thiểu số Avar, nước Cộng hoà tự trị Đaghextan, thuộc Liên bang Nga. Ông được tặng danh hiệu nhà thơ nhân dân Liên Xô (1959), Nhà hoạt động xã hội, Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa Liên Xô (1974). Năm 1963 Raxun Gamzatốp đoạt Giải thưởng Lênin về văn học, với tập thơ Những ngôi sao trên cao. Bạn đọc Nga say mê phong cách thơ độc đáo của Raxun Gamzatốp, phản ánh mảng hiện thực miền núi Đaghextan với một loạt tập thơ và trường ca đặc sắc: Mảnh đất của tôi, Tổ quốc của người sơn cước, Trái tim tôi trên núi, Bên bếp lửa, Và trò truyện cùng sao, Chuỗi hạt tháng năm, , Cô sơn nữ, Cái giá cuối cùng, Trò truyện với người cha, Hãy phán xét tôi theo đạo luật của tình yêu, Hãy bảo vệ các bà mẹ, Hòn đảo của phụ nữ… Đặc biệt là hai tập văn xuôi trữ tình Đaghextan của tôi (đã được dịch sang tiếng Việt) càng thể hiện rực rỡ phong cách sáng tác độc đáo của ông.

  Nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Raxun Gamzatốp là sự giản dị giàu chất dân gian, nhưng thấm đượm một trí tuệ thâm trầm, sâu sắc, đôi lúc có pha chút hóm hỉnh rất giàu chất dân dã của miền Đaghextan xứ núi. Nó thể hiện thành công tâm hồn mộc mạc, đôn hậu, giàu nghĩa khí của người miền núi quê ông, cùng những giá trị thăm thẳm của lịch sử và chiều sâu văn hoá của miền Đaghextan xa xôi mà gần gũi với chúng ta.

  Thơ Raxun Gamzatốp là sự giao thoa đẹp đẽ giữa hai nền văn hoá Nga và Đaghextan.

 

 Trước kia, thơ Raxun Gamzatốp là tiếng ca lạc quan, là sự suy ngẫm và trải nghiệm sâu xa về tình yêu, cuộc đời, về dân tộc, thời đại, về Tổ quốc, lịch sử, về tình đoàn kết các dân tộc xây dựng cuộc sống mới trong Liên bang Xô Viết.

  Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, một nhà thơ giàu ý thức công dân như Raxun Gamzatốp, hẳn ông cảm thấy đau đớn vô cùng. Chính vì vậy thơ của ông sáng tác thời kỳ sau này nhuốm một nỗi buồn thế sự rất sâu xa. Mỗi vần thơ của ông chính là máu thịt của ông giữa cuộc đời này.

  Thơ Raxun Gamzatốp đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

  Đồng cảm với tâm hồn Raxun Gamzatốp, tôi chọn dịch những vần thơ tứ tuyệt của ông từ tiếng Nga ra tiếng Việt và tiếng Tày - Rồi tập hợp thành tập “Cây tiêu huyền nghe mưa”. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa…

                                      Phú Yên 2008 – Cao Bằng 2012

                                                     Triệu Lam Châu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. С добрым утром! Взгляни: ждет за окнами белый
    Необъезженный конь. Оседлай, если смел.
    И не дай тебе бог век печалиться целый
    От сознанья, что мог, но свершить не успел.

 

  1. Chào bạn! Hãy nhìn ngoài cửa sổ kia: Ngựa trắng đang chờ

 Nếu can đảm, hãy thắng  yên lên mình nó.

 Cầu trời cho anh đừng buồn vì ý nghĩ:

“Có thể thắng yên cương, nhưng chưa kịp làm thôi”.

 

  1. Pằng d’ạu ơi! Noỏc táng mì mạ khao d’ặng thả

Wảng slim gàn, hạy thảng an te

Ngoòng pằng  d’ạu  d’á  p’uồn boỏng ngậy:

“Ái thảng an, t’ọ dằng lẩp hất nè”.

 

  1. Что я желал бы под шатром судеб?
    Всего, что вы желали бы, того же:
    Чтоб легче и дешевле стал бы хлеб,
    А слово и весомей, и дороже!

 

  1. Bạn ước mong gì dưới mái lều số phận?

Ước mong mình cũng như bạn thôi:

 Mong chiếc bánh mì nhẹ đi và thêm rẻ

 Nhưng ngôn từ phải đắt giá hơn và thêm nặng ký nay mai.                                                                                               

 

  1. Tẩư rườn slổ mỉnh, bạn ngoòng lăng

Ăn ngoòng rà tó  t’ồng  pằng  d’ạu

Ngoòng nghé pẻng mì them rể dièn, them nẩư

T’ọ gằm sli mẻn pèng quỷ, nắc na them.

 

  1. «Скажи мне, что в мире презренней всего?»
    «Дрожащий, трусливый мужчина!»
    «Скажи мне, что в мире презренней его?»
    «Молчащий, трусливый мужчина!»

 

  1. Bạn ơi, trên đời này, điều gì đáng khinh nhất?”

 “Đó là người đàn ông hèn nhát!”

 “Còn gì đáng khinh hơn anh ta nữa không?”

 “Đó là đàn ông vừa hèn và cứ mãi lặng thinh! ”

 

3.“Pằng d’ạu ơi, chang t’ởi nẩy, mòn lăng hây ngòi phjẻn?”

“Gần p’ỏ dài  pjấu đi, lản lao!”

“Nhằng mòn lăng, đảng ngòi phjẻn hơn te bấu?”

“Gần p’ỏ dài gò tắm, bấu cảm khửn gằm!”

 

        

   

 

  1. «Бесстрастные, что вы отвергли?» – «Страсть!»
    «А страстью кто отвержен?» – «Мы, бесстрастные!»
    «Подвластные, кто вас рождает?» – «Власть!»
    «А кто ее рождает?» – «Мы, подвластные!»

 

  1. Lạnh nhạt ơi, ngươi từ chối điều chi?”-“say đắm!”

“Say đắm ruồng bỏ ai?” –“Chúng tôi, loài lạnh nhạt!”

“Lệ thuộc ơi, ai sinh ra ngài thế?” –“Uy quyền”

 “Ai sinh ra uy quyền vậy ?” –“Là chúng tôi đây,  những tay lệ thuộc”

 

  1. “Mjạt xát ơi, gần nắm nhỉn mòn lăng?” – “Dăm chắm”

“Dăm chắm wẻng tả hâư” – “Boong rà, dổng mjạt!”

“Mẻn gà ơi, cầư sleng tản nỏ?” – “ Vạ quèn”

“Cầư sleng oóc bân quèn?” – “Chính boong khỏi lô, bại gần gà”

 

  1. – Отчего тебя в гости друзья приглашать перестали?
    – Я заносчивым был и не шел, куда звали меня.
    – Отчего, как бродяга, ты смотришь на окна в печали?
    – Оттого, что за ними хотел бы присесть у огня.

 

  1. Sao bạn bè không mời anh đến nhà chơi nữa?

 -Vì tôi tự hiểu, không thèm đến, lúc bạn bè mời

 -Sao anh như kẻ lãng du buồn nhìn ra cửa sổ?

 -Vì tôi muốn đến với bạn bè, ngồi quanh ngọn lửa.

 

  1. Pằng d’ạu lăng nắm xỉnh d’ai pây rườn te lẩy?

- Nhoòng  p’ửa  te mởi rà, hây bấu slém pây

-  D’ai lăng  t’ồng  lạo lẩy mường mủng  p’uồn oóc táng?

-  Nhoòng hây ái pây thâng pằng  d’ạu , nẳng phing vầy.

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)