NGUYỄN ANH TRÍ
(Đăng tuần san Đời sống hạnh phúc số 30 ngày 27/7/2017) Kính dâng hương hồn Mẹ
Mẹ ơi!
Đó là tiếng gọi đầu đời
Của mỗi chúng ta từ khi tập nói
Tiếng "Mẹ ơi!" mỗi lần ta gọi
Nhắc nhở tình mẫu tử thiêng liêng.
Mẹ ơi!
Đó là tiếng kêu mỗi khi ta đau
Không ai cần hơn, mong hơn là Mẹ
Mẹ chở che ta khi còn tấm bé
Và mãi cùng ta trong suốt cuộc đời
Mẹ ơi!
Đó là lời ca mỗi khi ta vui
Mẹ là tình yêu, Mẹ là mong đợi
Mẹ ngóng, Mẹ trông thành công, thắng lợi
Của chúng con... sâu sắc, chân thành.
Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Con gọi Mẹ ơi!
Khi còn ấu thơ, khi còn non dại
Tới khi lớn khôn, tới khi từng trải
Trong lòng con luôn có Mẹ, Mẹ ơi!
Con đã đi qúa nửa cuộc đời
Vẫn ước ao nhiều hơn có Mẹ
Vẫn hồn nhiên như ngày tấm bé
Sướng khổ, buồn vui đều gọi Mẹ, Mẹ ơi!
Bữa hôm rồi, con đã gọi "Mẹ ơi!"
Khi ôm chặt tấm thân của Mẹ
Biết hơi ấm nguội dần trên cơ thể
Mẹ của con... đã từ giã cõi đời!
Nhưng cứ mỗi ngày con vẫn gọi "Mẹ ơi!"
Để vững tâm hơn sống giữa cuộc đời
Để ấm áp niềm tin luôn có Mẹ
Để xứng là con của Mẹ, Mẹ ơi!
LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN
ĐỀU GỌI MẸ, MẸ ƠI!”
Mẹ ơi!” trong nhiều hoàn cảnh: mỗi khi “ ta đau” về thể chất, mỗi khi ta buồn khổ về tinh thần hoặc bị vấp ngã trong cuộc đời vốn lắm thác nhiều ghềnh. Những khi đó “Không ai cần hơn, mong hơn là Mẹ / Mẹ chở che ta khi còn tấm bé / Và mãi cùng ta
Có những con người suốt đời ta mang ơn đó là người cha mẹ. Nhờ có mẹ cùng với cha sinh thành, dưỡng dục mới có chúng ta. Vì thế, tình mẹ là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của mỗi con người. Từng đọc nhiều sáng tác viết về mẹ song bài thơ “Tiếng gọi Mẹ ơi!” của Nguyễn Anh Trí khiến tôi rất xúc động.
Bài thơ mở đầu bằng tiếng gọi “Mẹ ơi!”. Thanh âm thân thuộc ấy được thốt ra ngay từ thuở ấu thơ khi mỗi đứa trẻ bập bẹ “tập nói” những thanh âm “đầu đời”. Âm thanh ấy rất bình dị, gần gũi nhưng cũng xiết bao thiêng liêng. Các thành viên của gia đình có ai lại không mừng vui khi nghe được con trẻ biết gọi tiếng “mẹ”? Âm thanh ấm áp đó nhắc nhở mỗi chúng ta dù sống ở đâu cũng đừng bao giờ quên “tình mẫu tử thiêng liêng”. Liên tục mở đầu mỗi khổ thơ tiếp, tác giả đều tái hiện lại tiếng gọi “ trong suốt cuộc đời”. Vậy là, lúc buồn đau nhất ta gọi mẹ; lúc vui sướng nhất ta cũng gọi mẹ, chỉ có điều khi ấy tiếng gọi mẹ là lời ca reo vui sung sướng: “Mẹ là tình yêu, Mẹ là mong đợi / Mẹ ngóng, Mẹ trông thành công, thắng lợi / Của chúng con... sâu sắc, chân thành”. Điệp từ “Mẹ” được tác giả viết hoa tỏ rõ lòng tôn kính cùng với điệp ngữ “Mẹ ơi!” được láy đi láy lại, trở thành thanh âm chủ đạo trong bài thơ rất giàu chất nhạc này. Thông điệp tác giả muốn gửi tới bạn đọc ở đây là: mọi cung bậc cảm xúc, mọi thăng trầm trong tâm hồn, mỗi người con đều gọi Mẹ, đều cần đến mẹ. Mẹ chính là cội nguồn, chính là động lực tiếp cho sức mạnh để người con sống có ích giữa cuộc đời. Nhờ có mẹ, người con mới gặt hái được những thành công, có những cống hiến cho xã hội, cho tương lai. Tác giả bài viết này đã từng nghe Nguyễn Anh Trí - GS TS, AHLĐ,Thầy thuốc Nhân Dân, Giám đốc Viện Huyết học và truyền máu Trung ương - tâm sự rằng: "Dẫu đã sống qua quá nửa đời người, nhưng khi mẹ mất, tôi vẫn cứ quá buồn, quá nhớ, vẫn luôn thấy hụt hẫng và trống vắng. Ơn bậc sinh thành trong mỗi người luôn là rất lớn”. Suy nghĩ ấy của ông ở ngoài đời luôn nhất quán với thơ ca qua nhiều sáng tác về Mẹ - ông có nhiều nhạc phẩm và cả tập thơ gần một trăm bài“Mẹ và những miền quê Mẹ” . Trong ông, tình mẹ lúcnào cũng thường trực. Vậy nên bài thơ đã kết thúc bằng những ca từ đầy xúc động: “Nhưng cứ mỗi ngày con vẫn gọi "Mẹ ơi!"/ Để vững tâm hơn sống giữa cuộc đời / Để ấm áp niềm tin luôn có Mẹ / Để xứng là con của Mẹ, Mẹ ơi!”
Vô cùng cảm ơn tác giả Nguyễn Anh Trí đã nói hộ tình cảm của tất cả chúng ta: "Sướng khổ buồn vui đều gọi Mẹ, Mẹ ơi!”.
Người gửi / điện thoại