bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 38
Trong tuần: 844
Lượt truy cập: 747447

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN

TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN – (trích)

Nguyễn Việt Chiến

 ... Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy 
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân.
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh.
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.
(4 – 2009)   
Nguồn: Tổ quốc nơi đầu sóng - NXB Hà Nội 2015, trang 553

LỜI BÌNH của NGUYỄN THỊ THIỆN

 Trong số những bài thơ hay về chủ đề biển đảo và sự hy sinh  bảo vệ đất
nước trường tồn không thể không nói đến "Tổ quốc nhìn từ biển" của nhà thơ
tài danh Nguyễn Việt Chiến. Bài thơ là tiếng lòng chứa chan tình yêu nước,
niềm ltự hào dân tộc; nỗi đau đáu trở trăn trước những hiểm nguy rình rập đất
nước và niềm tiếc thương, tri ân sâu nặng những liệt sĩ đã dũng cảm xả thân
bảo vệ biển đảo Việt Nam.                      
Với 10 khổ thơ thể 8 chữ, bài cho thấy vốn sống phong phú, tầm nhìn
khái quát chiều sâu văn hoá - lịch sử dân tộc của tác giả. Ở đó, hình tượng Tổ
quốc được tái hiện qua những góc nhìn độc đáo và đa chiều. Nhà thơ rất sáng
tạo khi dùng phép điệp cú pháp cùng với kiểu câu giả định ở đầu 7 khổ thơ:
"Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển.../ Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ
biển.../ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo.../ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao
thương tích.../ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa.../ Nếu Tổ quốc neo mình
đầu sóng cả... / Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát..."  Đây là tứ thơ mới lạ, rất
sáng tạo, nhờ đó, từng câu từng chữ như dâng trong lòng người đọc dồn dập
những lớp sóng về ý thức trách nhiệm của dân đối với Tổ quốc. Hình ảnh "Tổ

quốc đang bão giông từ biển" là ẩn dụ xuyên suốt toàn bài, gợi cảm về những
thử thách dữ dội dân tộc chúng ta phải đương đầu. 
Thời điểm bài thơ ra đời, (4- 2009) và cả hiện nay, nhà cầm quyền
Trung Quốc liên tục gây hấn và xây dựng giàn khoan HD 981 - gần quần đảo
Hoàng Sa - vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là sự kiện mang tính
thời sự nóng hổi. Những vần thơ ở đây được chắt lọc từ gan ruột người viết,
nói lên thực trạng đầy xúc động: "Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả / Biển
cần lao như áo mẹ bạc sờn". Nghệ thuật nhân hoá khiến biển cũng mang
phẩm chất, đức tính của người mẹ Việt: lam làm, quen chịu khổ, ra sức chở
che, bảo vệ đứa con yêu. Tấm lòng  của nhà thơ  biểu lộ trực tiếp qua ba khổ
cuối của bài với những lời thơ  dạt dào xúc cảm: "... Thương đất nước trên ba
ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn/ Máu đã đổ ở
Trường Sa ngày ấy/ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân". Việt Nam là đất
nước có bờ biển dài 3000 cây số và hơn 3000 hòn đảo. Từ trước tới nay,
nhiều thế lực ngoại xâm muốn cướp đất nước tươi đẹp này. Bảo vệ từng tấc
đất và lãnh hải Tổ quốc đã, đang và luôn là nhiệm vụ thiêng liêng của các thế
hệ người Việt. Khổ thơ nhắc tới trận chiến không cân sức ở đảo Gạc Ma
tháng 3 năm 1988. Dù bị đối phương uy hiếp và nổ súng tấn công, nhưng bộ
đội ta vẫn kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, hồi 7 giờ 30 phút
ngày 14.3, hai tàu Trung Quốc bắn pháo 100 ly gây hỏng nặng 2 tàu của ta,
rồi bất ngờ cho quân xông lên tàu ta giáp chiến. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã
pháo dồn dập làm tàu ta bị thủng và chìm dần xuống biển. 64 cán bộ, chiến
sỹ của hai tàu HQ 505  cùng tàu HQ 604 đã anh dũng hy sinh. Khu vực Gạc
Ma bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp từ đó đến nay.
Đoạn thơ giàu thi ảnh khiến ta căm phẫn những thế lực tàn bạo và càng biết
ơn những người con ưu tú đã chiến đấu và hy sinh anh dũng vì chủ quyền đất
nước.  Chủ quyền ấy được thi nhân khái quát qua quá trình lịch sử từ mấy
trăm năm trước: "Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Những chàng trai ra
đảo đã quên mình/ Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước/ Còn truyền đời con
cháu mãi đinh ninh". "Sắc chỉ" ở đây là của vua triều Nguyễn. Theo đó,
những đội dân binh trai tráng khỏe mạnh và dũng cảm, nối tiếp nhau đi khai
phá, gìn giữ đảo. Khổ cuối bài thơ thể hiện cái nhìn chiều sâu lịch sử đau
thương, gian lao "dằng dặc" của dân tộc nhưng vẫn vững tin vào tương lai
tươi sáng: "Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát / Máu xương kia dằng dặc suốt

ngàn đời / Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất / Dáng con tàu vẫn
hướng mãi ra khơi". Thấy rõ những nguy cơ thách thức nhưng nhà thơ tin
vào tiềm năng, vào nội lực của đất nước Việt Nam như con tàu luôn hướng
về phía trước không kẻ thù nào ngăn cản được. Đây là những câu thơ hay
nhất trong bài. Đúng như Nguyễn Việt Chiến từng tâm sự về sứ mệnh của
người cầm bút: "…Nhà thơ phải nói lên tiếng nói của nỗi đau và khát vọng
dân tộc mình".
Bài thơ đã được nhạc sĩ Quỳnh Hợp chắp cánh giai điệu, phổ nhạc
thành ca khúc cùng tên, được nhiều công chúng yêu thích. Tin rằng bài thơ sẽ
còn sống mãi với thời gian./.
NGUYỄN THỊ THIỆN R6 - Royal Cyti 72 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Hà Nội

hoa-sen-phat

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)