bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 369
Trong tuần: 1542
Lượt truy cập: 775496

VÁI SUY NGHĨ VỤN VỀ BÀI THƠ NHÁI...

VÀI SUY Nghĩ VỤN VỀ BÀI THƠ "NHÁI"

 

MẸ TÔI CHỬI TRỘM

 

(Thơ dật dải A+ báo Văn Nghệ)

 

Mỗi lần tôi bị trộm thơ

Mẹ tôi dạng cỡ XL hai chân

Xong rồi xuống tấn, lên gân

Vận công để chửi xa gần đều nghe!

Mẹ rằng: Trên có...mái che

Dưới thì có cái...tè he trong quần

Tiên sư cái bọn ngu đần

Thơ không chịu khó ngồi mần mà chôm!

Con bà thức đến sáng hôm

Tóc như tổ quạ, thối mồm nặn thơ

Nặn nhiều nên nó ngáo ngơ

Vợ nhìn thấy chán vác lờ theo zai

Mỗi năm chỉ được dăm bài

Đem đi đăng báo kiếm khoai qua ngày

Vậy mà cái lũ mặt dày

Nỡ chôm của nó- chúng mày nghĩ sao?

Tao cầu đất rộng trời cao

Cầu tiêu, cầu tõm, cầu ao, cầu đường

Cầu cho bay thật phi thường

Thơ tuôn như thác trên mường xuống sông

Cầu cho bay thật tinh thông

Để thơ hơn cả thần đồng Đăng Khoa

Hơn luôn bác Hữu Thỉnh già

Hơn luôn Đức Mậu với là Bình Phương...

Thơ bay tràn ngập phố phường

Ngập tràn cả chợ, vũ trường, bến xe...

Thơ làm say đắm ca ve

Làm mê mẩn mấy ông nghè, bà quan...

Tôi đây xấu xí nhất làng

Vậy mà gái cứ gạ phang ầm ầm.

Chỉ là mắt trắng dái thâm

Nhờ ơn của mẹ vượt tầm lũy tre.

Tác dả: Hai Danh

 

Lời bình Phạm Ngọc Tâm Dung 

tm_dung

     

            Xưa nay, đã gọi là "chửi" thì phải có thanh, có tục, có kể hành, kể tỏi, có móc máy, ngoa ngoắt, sâu sắc...  miễn sao đạt được... mục đích là làm cho " đối phương " thấy đau, thấy thấm, thấy nhục, mà từ sau phải chừa cái thói không ai ưa ái gì ấy đi!

 

                 Xuất phát từ bài thơ nổi tiếng "Mẹ tôi chửi trộm" , được Báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam trao giải danh giá. Và sau, đã nhận được một làn sóng phản hồi khá mạnh: Người khen cũng lắm mà kẻ chê cũng nhiều (Bao gồm sự vào cuộc của các nhà chuyên môn tài cao học rộng, các văn nghệ sĩ và công chúng yêu thơ).

 Cả hai bài thơ: Một giật giải cao, một dân dã  đều chung một đề tài "Mẹ tôi chửi trộm".

- Nhân vật " Mẹ tôi" ở bài thơ giật giải thơ cấp Quốc gia là chửi vì lý do "mất gà". Thật ra, với đề tài này, trong dân gian ta đã từng xuất hiện nhiều nhà chửi "thành danh", và đã trở thành... giai thoại có một không hai trong kho tàng khẩu ngữ của Người Việt.

Trong chúng ta, không ai là không rành dăm ba câu, thậm chí mấy chục câu, hay những hình ảnh cực kỳ sinh động, về mảng đề tài thú vị này.

Nhưng có lẽ, nguyên do tác giả bài thơ giật giải cao, ấy là do tính "nhân văn" được gài vào trong ý nghĩa của câu Chửi chăng?

Có thể, tính nhân văn xuất sắc của bài thơ chính là chỗ: Nó đi ngược lại với lối chửi rủa chua ngoa, thô tục... vào kẻ bất nhân, chuyên ăn không ăn hỏng trên mồ hôi nước mắt của người lương thiện. "Nhân vật trữ tình" là Mẹ tôi trong bài thơ không làm thế. Bà đã lãng mạn hóa cái nghề trộm cắp, cầu mong tạo hoá, hô biến bọn đạo chích, thấm nhuần tư tưởng mới, khuyến khích chúng tu thân mà trở thành người lương thiện, giàu có hơn đời, thế là tất cả loài người đều hạnh phúc...

Thế là thơ ca thật sự đã " Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ",

chả cần ban nọ, bệ kia, chả cần củi lửa "Đốt lò"...

Hèn chi bài thơ đoạt giải...vàng chăng!

 

                  Ở đời, cái sự gỉ gì gi...đã được "vinh danh" chả là  sự điển hình, mẫu mực cho bàn dân, thiên hạ học theo. Hơn thế nữa, thứ "văn hóa chửi" bấy lâu nay, giới trí thức, văn nhân lịch lãm thường hay tránh né, thì bỗng đã được... tung hô thành đệ nhất văn chương, cho nên sự...kế thừa cũng không có chi là lạ.

 

                  Và có lẽ bài thơ nhái cùng tên "Mẹ tôi chửi trộm" này ra đời là vì nguyên cớ đó chăng?.

Nhân vật "Mẹ Tôi" trữ tình cũng được làm chủ thể.

Nhưng "con" của bà, không ở miền Núi, không nuôi gà, mà "nó" 

"Thức đến sáng hôm" để "nặn thơ".

Người làm thơ vốn đã ít công danh, lại mỏng bạc tiền, có gì để cho kẻ gian nhòm ngó mà chôm chỉa? Để  b à m ẹ lấy cớ mà chửi rủa ông tam đại "nhà nó" lên để... thành thơ đây?

Các "Nhà" thơ thời nay cũng thật nhiều bề:  Ngoài các "Nhà  kiên cố, có số có má sịn sò", giỏi giang xuất sắc, phần còn lại là đủ các thể loại: "Nhà không sổ đỏ" là phần đông các cán bộ, công nhân viên, bộ đội... sau những năm dài cống hiến hoàn thành nghĩa vụ, trả xong món nợ áo cơm, thời gian thư nhàn thì mới bắt đầu cho sự... viết! Bao nhiêu gan ruột, đục trong và mồ hôi nước mắt đều quyện thành  câu chữ, dăm ba bài cũng có được câu hay, bài hay. Đọc cho nhau nghe ở câu lạc bộ,  đăng fb cho vui cửa vui nhà...

Ngoài ra còn có những ngôi "Nhà tình nghĩa", "nhà trả góp"... và đôi khi, "chủ nhân", có được "nhà" là do... chiếm đoạt toàn phần hay một, đôi phần công lao của người khác.

Và tác giả của bài thơ này, đã mượn cái sự chiếm hữu vô ý thức, của kẻ không nhiều tài  nhưng lại muốn...sang chảnh, để mà làm đề tài sáng tác " Mẹ tôi chửi trộm”.  Sau khi kể lể hoàn cảnh,  nguồn cơn xót xa, thì "bà mẹ" học đòi lối cầu của nhân vật trong bài thơ được giải mà cầu:

"Tao cầu đất rộng trời cao

Cầu tiêu, cầu tõm, cầu ao, cầu đường

Cầu cho bay thật phi thường

Thơ tuôn như thác trên mường xuống sông"

Với lối sử dụng rất linh hoạt, từ đồng âm khác nghĩa: "cầu trời..." "cầu tiêu"... Sự đối lập giữa chốn linh thiêng và nơi xú uế tạo ra hiệu ứng cho tiếng cười mai mỉa, không kém phần chua ngoa, đáo để độc đáo của sự... chửi!

 

             Đoạn thơ tiếp theo, tôi cũng không hiểu tại sao, tác giả bài thơ lại lấy bóng, lấy vía của những cây đa, cây đề văn chương ( không biết có cụ nào có tên trong ban giám khảo cuộc thi kia hay không), và tiện thể lại...lôi luôn cả một mẻ xô bồ, xưa nay, không mấy quan tâm đến cái gọi là văn chương như "vũ trường" " bến xe" và..."ca ve" vào vế sau, để mà so sánh, để mà ...minh hoạ cho sức thuyết phục trong bài diễn văn "Mẹ tôi chửi trộm" "... hoành tráng của mình! Ở đây gợi nhớ sự hồn nhiên của các bài đồng dao. Và không thể không nhớ đến những lời hát nhái, hát chế  khá thú vị trong dân gian.

          Cái đoạn kết có vẻ hơi tục tĩu nh ưng ca ngợi hiệu quả chửi trộm của bà mẹ. Yếu tố tục như một thủ pháp gây cười trong các truyện cười dân gian!

           Bài thơ nhái dầu sao cũng đạt được mục đích chọc cười người đọc. Không ít người nhớ và lan truyền nó. Nói theo nhận thức mới về chức năng của văn chương, bài thơ đã làm tốt chức năng GIẢI TRÍ!

tiu_lm

  

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)