bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 27
Trong ngày: 219
Trong tuần: 1496
Lượt truy cập: 775056

VỀ CUỐN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM...

BẤT NGỜ, VĂN HỌC DÂN GIAN - TRẦN THỊ TRÂM

Nguyễn Bắc Sơn

 

Đi sinh hoạt chuyên đề của Hội Nhà văn Hà Nội, được PGS.TS Trần Thị Trâm tặng sách. Bìa cứng hẳn hoi, gần 450 trang. Bất ngờ biết chị là hàng xóm ở khu ngoại giao đoàn. Bất ngờ biết vốn là bạn đồng môn Đại học Sư phạm Hà Nội. Cùng là học trò các thầy có tên tuổi: GS Nguyễn Lương Ngọc, GS Bùi Đình Nguyên, GS Nguyễn Đình Chú, GS Hoàng Tuệ, GS Phương Lựu...

Giở sách ra đọc, càng bất ngờ hơn khi mình cũng biết rất nhiều câu trong phần tư liệu sưu tầm của chị. Nhưng… cứ đinh ninh rằng thời buổi 4.0 thì làm gì còn văn học dân gian - văn học truyền miệng. Khác hẳn với văn học viết - văn học bác học.

Hóa ra một người chỉ viết lăng nhăng, gặp đâu viết đấy, tạt ngang tạt ngửa tùy thích khác hẳn một người có học vị, học hàm, đã sưu tầm, hệ thống lại, phân loại theo lí thuyết nhóm, nghiên cứu, nâng lên thành lí luận mới chỉ ra rằng. Văn học truyền miêng, dù không còn ai mù chữ vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết. Nó bổ sung, hỗ trợ, tương tác với nhau. Dù đặc tính bản chất vẫn là tính tập thể, tính dị bản. Nhưng bây giờ trình độ dân trí đã cao lắm. Tinh thần tự do, dân chủ trong đời sống cộng đồng giữa thời đại Internét, thông tin rất khó giấu giếm nên văn học dân gian đương đại thời người người viết báo (trên nền tảng thông tin cá nhân) dường như càng có điều kiện phát triển.

Tính hiện thực, tính dự báo, tính đả kích, giễu nhại càng có cơ hội phát huy. Tất cả đều được PGS.TS Trần Thị Trâm đề cập đến.

Có thể, vì nhiều lí do, trong đó có bản tính nữ giới nên tác giả chưa đi sâu phân tích tính gây cười của văn học dân gian đương đại, dù chị có hẳn một phần truyện cười (40 truyện).

Thiết nghĩ, văn học dân gian truyền thống có hẳn một loại Truyện cười - Tiếu lâm - Rừng cười. Gây cười là một thủ pháp nghệ thuật tập trung nhiều nhất trong Truyện cười cả truyền thống lẫn đương đại. Song, nó bảng lảng trong nhiều loại hình văn học dân gian khác. “Trái đất ba phần tư nước mắt! Đi như giọt lệ giữa không trung” (Lệ, Xuân Diệu) nên văn học bác học, văn học dân gian nước nào cũng có yếu tố gây cười là đương nhiên. Một trong những thủ pháp gây cười, hiển nhiên là phải mang yếu tố tục một tí, chạm một tí đến tính dục. Tất nhiên phải có chừng mực. Chạm một tí thì được, chạm hai tí để chị em phải đỏ mặt là không nên. Xưa thế, nay cũng vẫn thế. Việt Nam thế mà thế giới cũng thế.

Trong văn học dân gian đương đại, lối thơ Bút Tre là vô cùng phổ biến và đương nhiên là vô cùng hữu hiệu để cười vui. Ai cũng biết ban đầu, những câu:

- Hoan hô đồng chí Hà Đăng

Ấn ta, tầu chạy phăng phăng như... rùa

Hoặc:      - Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh

Anh về phân bắc phân xanh đầy đồng

Chắc hẳn đấy là của Bút Tre thật (Đặng Văn Đăng (1911-1987)) từng làm Trưởng ty Văn hóa Thông tin; Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Phú Thọ và từng làm thư ký cho Thứ trưởng Bộ ngoại giao Ung Văn Khiêm.

 Nhưng bây giờ:

- Không đi không biết Tam Đao

Đi rồi mới biết thế nào là ngu

Một buồng nó nhốt hai cu

Gối chăn không có lấy mu gối đầu

- Không đi không biết Vũng Tầu...

- Không đi không biết Đồ Sơn...

- Không đi không biết Nha Trang...

Chắc ai cũng biết vài chục bài bắt đầu bằng: “Không đi không biết...” như thế.

Lối thơ Bút Tre chắc hẳn còn có đất mầu mỡ để phát triển, nhất là trước cuộc sống bộn bề ngổn ngang bất an, bất định mà không ai đoán định được nó sẽ như thế nào. Dù biết rằng quy luật phát triển vẫn là vòng tròn xoáy trôn ốc, ngày càng cao mãi lên nhưng không biết còn những gì phức tạp hơn đang trực chờ phía trước. Đã có quân đội, giờ lại có quân đội ngoài quân đội, Đã có ngoại giao giờ lại có ngoại giao ngoài ngoại giao. Con người đã cực đoan, thời tiết cũng cực đoan!

Cho nên... cười là phải.

Cảm ơn PGS.TS Trần Thị Trâm đã cho tôi một bữa ăn tinh thần bổ dưỡng và lí thú. Song, giá bỏ mục 10 ở bìa 4 thì hơn.

Hà Nội, ngày 14-7-2023

N.B.S.

20230719_1324095

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)