NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI
VÀ TIẾNG LÒNG CHAN CHỨA YÊU THƯƠNG
Th.S. Nguyễn Thị Thiện
NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI
Trong bài thơ “Con đường” của Nguyễn Thị Mai có những câu: “Con đường có tuổi
tôi đau/ Là khi cha mẹ chia nhau tháng ngày/ Bờ vai run bím tóc gầy/ Mắt tôi nhòe ướt
hàng cây cuối chiều”. Cứ ngỡ rằng hoàn cảnh đầy xa xót qua những vần thơ đẫm nước
mắt như thế sẽ khiến người ta buồn, mặc cảm, dễ đầu hàng trước búa rìu của số phận.
Nhưng chủ thể trữ tình đây lại hoàn toàn khác. Tuổi ấu thơ vất vả đã tôi rèn nghị lực và
ý chí khiến chị tự lập, biết vượt lên nghịch cảnh để sống vững vàng, sống tốt, chị trở
thành thần tượng của nhiều người bởi nhan sắc đằm thắm dịu hiền và tài hoa hiếm ai bì
kịp.
Tấm gương nhà giáo, nhà báo không ngừng cống hiến
Nhà giáo Nguyễn Thị Mai sinh năm 1955, quê cha ở Phú Thọ nhưng chị chào đời
và lớn lên tại quê mẹ là Phố Ái Mộ thị trấn Gia Lâm – Huyện Gia Lâm. Học xong phổ
thông, chị học và tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, về giảng dạy tại trường Cao
đẳng Sư phạm Hòa Bình. Sau năm năm gắn bó với Tây Bắc, muốn hợp lý hóa gia đình,
chị xin chuyển về dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm Thường Tín hơn mười năm. Với
kinh nghiệm của một nhà giáo có gần hai mươi năm đứng lớp, cùng với bằng thạc sĩ
Văn, chị chuyển về công tác tại Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ, là giảng viên chính
Học viện tới khi nghỉ hưu.
Bản thân khi còn là sinh viên Đại học sư phạm, năm 1976 tôi đã yêu thích và
chép vào “Sổ tay người yêu thơ” bài“Tâm sự cô giáo trẻ” của Nguyễn Thị Mai. Trong
đó, tôi thích nhất đoạn: “…Mơ ước ngày xưa thơm mát trong lành/ Theo suốt tháng năm,
suốt mùa phượng nở/ Anh đã đi xa, anh vẫn nhớ/ Mỗi bức thư về vẫn nhắc chuyện ước
mơ…” Đây là tiếng nói từ trái tim của một cô giáo trẻ dạt dào tình yêu nghề và yêu
thương học sinh. Chị gọi nghề mình là “nghề chăm hoa” bởi mỗi học trò là một bông
hoa cần đến bàn tay của người thầy tưới chăm vun bón để mai ngày hoa kia tỏa sắc
hương giúp ích cho đời. Và quả thật suốt những tháng năm đứng lớp, cô giáo Nguyễn
Thị Mai đã góp phần đào tạo cho đất nước nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo, những “kỹ sư
tâm hồn” trong sáng, lại tiếp tục trao truyền kiến thức, góp phần nâng cao dân trí dựng
xây đất nước phát triển.
Nguyễn Thị Mai còn là nhà báo có nghề. Ngoài dạy học, chị Mai viết báo, làm
thơ. Là người yêu thơ dường như ai cũng biết. Là người đọc báo, tôi biết chị qua những
bút danh được người đọc trân quý là Hạnh Hoa, Hạnh My. Bài của chị xuất hiện trên
nhiều tờ báo báo cả địa phương và trung ương: Người Hà Nội, Văn nghệ, Thời báo Văn
học nghệ thuật, Quân đội Nhân dân… Tôi rất thích đọc các bài chị viết bởi lượng thông
tin phong phú và kiến văn sâu rộng, giọng thơ riêng đậm thiên tính nữ.
Là người say mê thơ, chị Mai đã tâm sự: “Tôi rất thích thơ và tập làm thơ từ hồi
học lớp 5. Lớn lên thi vào Trường Đại học Sư phạm tôi cũng chọn Khoa Văn để có cơ
hội tiếp cận với văn chương… tôi đã được đọc nhiều thơ của các nhà thơ nổi tiếng và
viết được nhiều bài thơ cho mình. Tôi nghĩ giáo viên dạy Văn mà làm thơ sẽ có rất nhiều
thuận lợi. Đó là dễ đồng cảm với tâm hồn tác giả khi giảng văn. Biết cách nắm bắt ý
tưởng sâu kín ẩn trong hình tượng của tác phẩm, sẽ tinh tế hơn trong cách cảm, cách
nghĩ về những tứ thơ và vì thế mà yêu văn chương, say mê nghề nghiệp, hết mình với giờ
giảng”. Suy nghĩ của chị vừa đúng, vừa sâu sắc. Điều đáng quý là chị nói đi đôi với làm.
Nhà thơ tài danh có duyên với nhiều giải thưởng danh giá.
Thơ là tiếng lòng của người cầm bút. Chỉ khi nào trái tim người viết rung động
trước hiện thực cuộc sống vì một nguyên cớ nào đó sẽ bật lên thành thơ. Chị có thơ đăng
báo từ 1976, làm thơ ở nhiều thể loại. Từ đó đến nay tác phẩm được đăng thường xuyên
trên nhiều báo chí Trung ương và địa phương, đồng thời được đọc nhiều trên làn sóng
Đài Tiếng nói VN. Chị có thơ in từ 1995, đến nay đã có 14 tập thơ và truyện vui. Gồm:
Thêi hoa g¹o ch¸y - th¬ - NXB Phô n÷ - 1995. Nãn tr¾ng sang ®ß - th¬ -
NXB V¨n ho¸ th«ng tin- 1997. Mét khóc s«ng tr¨ng -th¬ - NXB V¨n häc- 2001.
VÇng tr¨ng tríc nhµ - th¬ thiÕu nhi - NXB Phô n÷ - 2003. T¶o tÇn gãt khuya -
th¬ - NXB V¨n häc- 2005. §õng yªu em nh mÆt trêi - th¬ - NXB Q§ND – 2006.
Bàn tay ấm giọt sương đông – thơ – NXB Hội NV – 2010. Lục bát anh và em – thơ –
NXB Quân đội – 2010. Người yêu là lính – tập truyện ngắn – NXBQĐ – 2000. Chuyện
tình của Trưởng Bản Pà Khia – tập truyện ngắn NXB Văn hóa dân tộc – 2006. Không
xóa nổi lời hoa – thơ - NXB văn học – 2014. Tầm xuân mắt biếc – Tập thơ lục bát -
NXB Văn học – 2014. Mang quê ra đảo: Tập thơ NXB Hội Nhà văn – 2015. Bè cÇn
con rÓ h¶i qu©n (tËp truyÖn vui) NXB Q§-2015. Vẻ đẹp buốt trời – tập thơ (NXB
Hội nhà văn 2018). Hà Nội còn lời yêu bỏ ngỏ- tập thơ (NXB Hội nhà văn 2019) – tập
hợp các bài thơ về Hà Nội. Thơ từ tin nhắn – tập thơ vui - 2020 (Tự in để tặng bạn bè).
Điều đó cho thấy cảm hứng và sức viết của chị thật đáng nể. Càng phục hơn nữa vì
nhiều bài hoặc tập thơ của chị đạt giải cao.
Năm 1995, giải B tập thơ “Thời hoa gạo cháy”, và giải A tập thơ “Nón trắng sang đò”
Năm 1997 (tập thơ) do Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam trao tặng.
Giải thưởng văn học Nguyễn Trãi (Hội Văn học NT Hà Tây trao tặng) 2 lần.
Giải nhất (chùm thơ 2 bài: bài Nhà không có bố và Giờ văn) sáng tác văn học cho trẻ em
– do Hội Nhà văn VN và UB Chăm sóc thiếu niên nhi đồng VN tổ chức năm 1992.
Giải Nhì cuộc thi thơ chủ đề về gia đình do Báo Văn nghệ và Báo Phụ nữ Việt Nam tổ
chức năm 1994 (Không có giải nhất) với bài Nói với con chồng.
Giải C cuộc thi thơ tình của Báo Văn nghệ trẻ năm 2007.
Giải Nhất cuộc thi thơ đề tài Ma túy năm 2006 Bộ Văn hóa – Thông tin với bài Ru mẹ.
Giải Nhì (Không có giải Nhất) cuộc thi thơ Ngàn năm Thăng Long do Báo Văn nghệ và
5 báo khác đồng tổ chức năm 2010 với bài Chợ đêm Long Biên.
Giải Nhì – Giải thưởng Cuộc vận động sáng tác Văn học về đề tài Biên giới - Hải đảo
của Hội Nhà văn Việt Nam với tập “Mang quê ra đảo” và một số giải thưởng thơ do
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Giao thông vận tải và một số ngành khác tổ chức.
Tìm hiểu kỹ hơn, tôi được biết: hầu như tất cả những bài thơ, tập thơ chị được giải
thường là lục bát, viết về những đề tài bình dị. Như vậy, thể lục bát là thế mạnh nhất của
thơ Nguyễn Thị Mai. Ở chị có sự hội tụ và thống nhất cả ba con người: một nhà giáo
gương mẫu, nhà báo tận tụy, nhà thơ tài năng. Vai nào chị cũng nỗ lực và thành công
xuất sắc trong cuộc sống đời thường và nhất là trong thơ.
Tấm lòng đứa con yêu mẹ kính cha. Chị thấu hiểu sâu sắc vai trò của người
cha - trụ cột trong mỗi gia đình. Khi song thân về với miền mây trắng, không ít lần chị
nghẹn ngào trong thơ. Bài “Lời thầm thì với cha” là tiếng lòng thổn thức của người gái
đi xa về với cha. Thơ chị chưa bao giờ oán thán hay trách giận cha như thói thường ai đó
rơi vào cảnh ngộ ấy. Thương kính nên ngày giỗ chị về thắp hương tưởng nhớ cha:“Con
về với gió vườn cha / Căn nhà lợp cọ, chuối na xanh rì / Sông giờ bờ bến thiên di/ Cha
giờ tên tuổi khắc ghi ngoài đồng…” Bao nỗi niềm nhớ thương cha ẩn trong từng câu
chữ ấy. Bạn đọc gặp nhiều hình ảnh người mẹ trong thơ chị: đủ cả mẹ đẻ, mẹ chồng, mẹ
kế, mẹ của những đứa trẻ thiệt thòi khác nữa. Những người phụ nữ ấy rất bình dị nhưng
đáng kính. Cùng là phụ nữ, lại đã từng làm mẹ, làm bà nữa, nên tất cả được chị thể hiện
dễ hiểu, dễ nhớ. Thơ chị dễ chạm tới trái tim bạn đọc. Khi mẹ chồng mất, chị viết những
câu thơ xót thương như với chính mẹ ruột của mình: “Một nhà trắng những khăn xô/
Dải khăn em út bấy giờ chấm chân/ Bấy giờ đang cuối mùa xuân/ Hoa xoan lã chã từ
sân ra vườn”. Hình ảnh hoa xoan rơi rụng nhiều không dứt và từ láy lã chã được chị
dùng rất đắc địa. Dường như hoa cũng xót đau và đang khóc thương người mẹ vừa quy
tiên. Nếu không thương mẹ chồng thật lòng, chị không thể viết được những lời thơ gan
ruột như thế.
Cha mẹ đều đã đi xa, tình thương yêu đùm bọc anh chị em trong thơ chị càng
nhận được sự đồng cảm, trân quý của bạn đọc. Tình cảnh một chốn đôi quê cùng bao
công việc lớn nhỏ phải lo toan, chị làm mọi việc luôn cố gắng cho thật nhanh nên mọi
người đặt biệt danh, gọi chị là “Nguyễn Thị Tất Bật”. Sự từng trải vì sớm phải lăn lộn
với đời khiến thơ chị chan chứa tình thương quê hương, thương mẹ đi xa, thương người
chị gái tảo tần khuya sớm. Điều ấy hiển hiện qua những câu thơ chị viết :“Đất đồng
Phương Xá quê ta/ Thấm lời con xuống sâu xa mạch nguồn/ Sau rồi chẳng thể về luôn/
Hồn con vẫn ngược vui buồn với sông/ Với người chị gái đợi trông/ Tiễn em ra tận bến
sông dặn dò.../ Gia tài lúc mẹ đi xa/ Đôi quang đứt dải, căn nhà dột mưa” (Nỗi niềm
ngày giỗ mẹ). Nói đến gia tài là nói tới số của cải người quá cố để lại cho con cháu.
Đắng đót làm sao khi gia tài lúc mẹ ra đi chỉ là “Đôi quang đứt dải, căn nhà dột mưa”.
Nếu không giàu nghị lực và quyết tâm phấn đấu, làm sao con gái mẹ vượt qua được đói
nghèo để học hành lập thân lập nghiệp?
Nhưng thơ Nguyễn Thị Mai viết về mẹ chiếm được nhiều tình cảm ở bài“Qua
hàng trầu nhớ mẹ”. Bài thơ là tấm lòng thương nhớ và biết ơn mẹ sâu sắc với người mẹ
đã khuất bóng. Lời thơ bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về mẹ và hàng trầu vỏ. Hồi mẹ còn sống,
người con tuy nghèo nhưng khi đi chợ luôn dành “dăm đồng vặt” mua trầu cau biếu mẹ.
Giờ đây đã trưởng thành và ấm no hơn nên con gái càng nhớ thương mẹ và tiếc
nuối:“Từ ngày đưa mẹ ra đồng / Qua hàng trầu vỏ con không dám nhìn”. Người đọc dễ
đồng cảm tấm lòng của người con thương mẹ. Đạo lý người Việt xếp lòng hiếu thảo với
cha mẹ luôn đứng hàng đầu trong đức hạnh của ngườicon.
Trái tim người mẹ giàu yêu thương và đức hy sinh
Không chỉ tròn chức phận của người con hiếu nghĩa, người vợ đảm của gia đình,
Nguyễn Thị Mai còn là người mẹ giàu tình thương và đức hy sinh. Thơ chị thể hiện rất
rõ điều ấy, Thương và chăm lo cho con gái không ai bằng mẹ. Nuôi con từ thuở còn bào
thai, khi nằm nôi đến lúc lớn lên, phải trải qua thật nhiều khó nhọc và lòng mẹ có biết
bao nỗi niềm. Nhưng ngổn ngang trăm mối nhất, thương lo nhiều nhất cho con là khi
con gái sắp về nhà chồng. Chị Mai đã nói thật đúng và rất hay về điều đó qua bài “Lòng
mẹ ngày con đi lấy chồng”. Thi phẩm thiên về hướng nội, nhà thơ tự nói, tự an ủi mình
trước sự kiện con gái sắp ra đi gánh vác giang sơn nhà chồng. Những câu thơ mở đầu
đậm tính triết lý: “Biết rằng nụ phải thành hoa / Quả rồi chín ngọt người ta vin cành”.
Hình ảnh ẩn dụ giới thiệu thật khéo cô con gái vừa bước vào tuổi thanh xuân được
“người ta vin cành”,nhà trai hỏi cưới. Chỉ còn đêm nay, mai là con đã về nhà
chồng. Dẫu biết nơi ấy là “chốn no, lành” nhưng tâm trạng mẹ vẫn buồn vui muôn nỗi.
Mẹ mừng vì con có người thương yêu, có nơi có chốn và thực sự trưởng thành. Nhưng
với tình yêu dạt dào, lòng mẹ vẫn thương lo. Sự kiện con sắp đi làm dâu nhà người đã
khơi lại miền ký ức tuổi hoa niên của mẹ. Mai con về nhà chồng, mẹ vui bởi gia đình
bên đó ăn ở phúc đức, hiền lành là điều rất quan trọng khiến mẹ yên lòng. Song vì yêu
thương con gái thiết tha, người mẹ tưởng tượng cảnh: “Lặng buồn mẹ nghĩ từ mai /
Tiếng con líu ríu bên tai vắng rồi/ Nấu cơm vơi một phần nồi / Dọn mâm hụt bát, ghế
ngồi thừa ra / Có đâu lúc mẹ về nhà / Sau lời gọi cửa con ra đỡ đần...”. Nghệ thuật liệt
kê rất khéo trong thơ như nhân lên cấp số sự trống vắng của căn nhà và lòng mẹ khi
không còn con gái ở bên. Điều đáng nói là tuy có buồn nhưng bài thơ kết thúc không hề
bi quan: “Thôi thì hoa đúng độ xuân/ Mẹ mong hạnh phúc ngàn lần cho con!”. Câu thơ
thật đắt giá và cô đọng bởi điều mong ước lớn nhất của cha mẹ là con gái sẽ có cuộc
sống an vui. Hạnh phúc của con là mong ước của đời mẹ. Có lẽ đây là bài thơ hay nhất
về nỗi lòng người mẹ khi con gái đi lấy chồng. Bài thơ chạm tới trái tim bạn đọc bởi
người viết đã nói hộ bao nỗi niềm trăn trở của những người mẹ, người cha khác.
Đâu chỉ thương con ruột, chị Mai còn đặt mình vào vị thế của người mẹ kế, đồng
cảm với họ và yêu những đứa trẻ phải sống trong cảnh mẹ vịt con ngan. Tấm lòng nhân
hậu khiến nhà thơ “Nói với con chồng” những lời ấm áp, chan chứa yêu thương. Đây là
tiếng lòng của người mẹ nói với con chồng những lời vừa thiết tha đắng đót vừa thấm
đẫm yêu thương . Vận dụng sáng tạo tục ngữ ca dao, người viết chỉ lẩy ra một vài từ làm
thi liệu, có khi mượn ý, khi lại hoán cải câu chữ cho hợp với sự biểu đạt, nhờ đó ý thơ
đạt tới sự sâu sắc, thấm thía vô cùng. Ca dao Việt có câu nghiệt ngã:“Mấy đời bánh đúc
có xương / Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng” được tác giả chắt lọc để thể hiện ý thơ:
“Dì không mang nặng đẻ đau/ Đứt dây mà xót thương bầu bí ơi! Kệ cho bánh đúc mấy
đời / Người ăn người lại nói lời nghiệt cay”. Tình thương và tấm chân tình của người dì
trong bài vươn tới sự cao cả, vượt qua tình cảm thói thường của người đời. Lời thơ đã
khép lại nhưng tình thương con của người mẹ kế trong bài thơ còn lan tỏa mãi những giá
trị nhân văn sâu sắc.
Tiếng thơ chan chứa cảm thương, bênh vực những phận người không may mắn
Thơ Nguyễn Thị Mai là tiếng lòng đồng cảm, thương xót những người con, người
vợ rơi vào cảnh ngộ kém may mắn. Bài thơ“Nhà không có bố” tôi biết đến và thuộc
nằm lòng từ gần ba mươi năm trước bởi tình cảm chân thành trong thơ có sức cảm hóa,
lay động trái tim người đọc. Nội dung thi phẩm khai thác ở phương diện thiếu vắng
người cha trong cuộc sống thường ngày. Nhà không có bố quạnh vắng vô cùng, vật dụng
trong nhà cũng thiếu nhiều thứ: “Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn / Bơm xe chẳng
hiểu cái jun / Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô”. Thương nhất là khi mái nhà cũ bị dột
khi:“Mùa đông gió bấc mưa dầm / Đậy che mái dột âm thầm mẹ con”. Giữa không gian
mưa gió, lạnh lẽo, hình ảnh thiếu phụ và đứa con đội mưa trèo lên mái nhà đậy che chỗ
giột khiến lòng người đọc xót xa, thương cảm. Trong bài, điều nhà thơ quan tâm nhất là:
không có bố, chịu thiệt thòi và đáng thương nhất là những đứa trẻ. Cuộc sống đủ hay
thiếu, giàu hay nghèo nhưng đôi bờ dòng sông gia đình nếu thiếu đi một bên, nước chảy
không thể êm dòng. Nhà thơ nhắn nhủ bạn đọc: người lớn chúng ta hãy làm tất cả cho
con trẻ được sống hạnh phúc trong vòng tay yêu thương cả mẹ cùng cha, được hưởng
niềm vui trọn vẹn của tuổi thơ. Giá trị nhân văn vừa dung dị gần gũi, vừa sâu sắc thiết
thực đã làm trái tim người đọc rưng rưng.
Đâu chỉ yêu thương con trẻ, tấm lòng nhà thơ thương xót đến những phận người
vất vả, khổ cực. Bài Chợ đêm Long Biên là tiếng lòng đồng cảm, thương quý, xót xa
dành cho người làm nghề cửu vạn, nhất là những phụ nữ yêu đuối phải làm nghề khuân
vác khó nhọc vì sinh kế và nuôi con. Trong bài, ám ảnh nhất là những câu: “…Mồ hôi,
sương muối ố hoen/ Buốt lưng cửu vạn đã quen với nghề/ Đồng công năm bảy xẻ chia/
Nẻo cơm quán trọ, nẻo về nuôi con...”. Đây không phải là thứ tình cảm của người bề
trên nhìn xuống mà là tình thương chân thật, là tiếng nói từ tấm lòng gửi đến tấm lòng
của những người lao động chân chính.
Cũng xuất phát từ trái tim yêu thương, luôn quan tâm những phận người bất hạnh
nên vào năm 2017, chị có bài “Thương binh ngoài chính sách” dành tặng anh
Nguyễn Văn Mừng thôn Bãi Cá, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Anh Mừng nguyên là chiến sĩ Trung đoàn 866, quân tình nguyện Việt Nam giúp
Lào, bị thương năm 1971 tại Xiêng Khoảng. Cũng như nhiều đồng đội khác,
anh: “Ra đi giữ trọn lời thề / Hồ sơ đời lính ngày về lại rơi/ Để rồi tập tễnh muôn
nơi/ Xin người chứng nhận, xin lời xác minh/ Vết thương đủ lý, đủ tình/ Mà
không chứng nổi cho mình nỗi đau”. Bài thơ có tứ rất lạ và độc đáo. Tựa đề đã
cuốn hút người đọc, nội dung và ảnh hưởng của thi phẩm lại càng bất ngờ, thú
vị. Sau hơn 40 năm gõ cửa nhiều cơ quan mong được giải quyết chế độ, chính
sách nhưng anh Mừng và mấy đồng đội không đạt được. Phải đến năm 2019,
chị Mai nhờ nhà báo Đặng Vương Hưng đi lại nhiều nơi, gặp gỡ tìm hiểu kết
nối, nắm chân xác, tường tận sự việc. Sau đó, nhà báo Hưng đăng bài thơ này
trên trang Facebook “Trái tim người lính”. Lập tức, bài“Thương binh ngoài chính
sách” tạo nên cơn địa chấn trên mạng xã hội với hàng ngàn lượt chia sẻ, bình
luận. Và Báo công an Nhân dân đã thấu hiểu cho người trong cuộc. Phóng viên
báo đưa tin và bảo vệ quyền lợi cho người thực việc thực, tham mưu cho cơ
quan chức năng cách giải quyết. Điều kỳ diệu đã đến: dịp 27/ 7/ 2020, không
chỉ riêng anh Nguyễn Văn Mừng mà cả hai đồng đội của anh quê ở Lục Nam,
Bắc Giang cùng cảnh ngộ là Nguyễn Văn Khái, Nguyễn Văn Rộn đã được công
nhận là thương binh. Vậy là thơ ca đã làm được điều tuyệt vời: giúp cho các
thương binh được hưởng quyền lợi. Bài thơ đã củng cố cho mọi người có niềm
tin vào công bằng trong xã hội. Đây là minh chứng rõ nhất về hiện thực đời
sống đi vào thơ ca và thơ ca đã giúp ích cho đời, cho con người vô cùng hiệu
quả.
Có đọc các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Thị Mai mới càng thêm trân quý, cảm
phục chị bởi tiếng thơ chị đa dạng, giàu nữ tính, gần gũi với cuộc sống, là tiếng lòng
chan chứa tin yêu với con người và cuộc đời. Được mọi người yêu quý và tín nhiệm,
hiện nay chị là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Hà Nội,
Trưởng Ban Công tác Nhà văn nữ, Trưởng Ban Công tác Hội viên của Hội Nhà văn Hà
Nội. Dù bận nhiều việc, đảm trách nhiều chức danh nhưng chị đều hoàn thành xuất sắc,
luôn dành sự quan tâm và tình cảm ấm áp tới mọi người. Tôi rất tán thích câu nói của
một bạn đồng hương Thạch Thất trong Hội Nhà văn Hà Nội sau chuyến đi thực tế sáng
tác tại Hòa Bình (tháng 7/2022 - Nguyễn Thị Mai làm trưởng đoàn) đã nói với tôi: “Có
một nữ tướng như chị Mai quả là tuyệt vời”.
Nguyễn Thị Thiện.
Người gửi / điện thoại