bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 98
Trong tuần: 1041
Lượt truy cập: 749538

VŨ NHO GIỚI THIỆU SÁCH CỦA NGUYỄN NGỌC THIỆN

CUỐN SÁCH “KHÚC HỢP ĐÀN VĂN-“Bông hồng vàng” THỨ 10 CỦA  NGUYỄN NGỌC THIỆN ( Nxb Hội Nhà Văn, H; 2023,392 tr.)

                                                                      PGS.TS. VŨ NHO

                                                              ( Hội nhà văn Việt Nam)

          Cứ tưởng sau cuốn sách đồ sộ gần như tổng kết một đời viết lách và nghiên cứu, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện sẽ gác bút nghỉ ngơi ( cuốn sách Nhiều tác giả - Nguyễn Ngọc Thiện – Văn và ĐờiNxb Hội Nhà Văn, 2021, 1072 trang khổ 14,5 x 20,5 cm). Hóa ra không phải. Ông lại cho ra mắt cuốn sách mới với nhan đề “Khúc hợp đàn Văn”, một cuốn sách không kém phần bề thế ở tuổi song thất (77). Tôi nghĩ đến nhà văn Nga Raxputin với cuốn sách nhan đề “ Còn sống, còn yêu”, và liên tưởng đến trường hợp  Nguyễn Ngọc Thiện – “ Còn khỏe, còn viết”!

        Cuốn sách tập hợp các bài viết của tác giả trong một số năm gần đây, phần lớn đã đăng tải trên các báo và trình bày trong các Hội thảo của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Hội đồng Lí luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

  1. Cuốn sách có nhiều phần, nhưng phần quan trọng nhất là phẩn 1 và 2. Trong đó phần 1 có 12 bài viết về các vấn đề thuộc đường lối văn nghệ của Đảng từ Đề cương Văn hóa 1943 đến hiện nay. Phần thứ 2 gồm 8 bài phê bình, phần nào có tính minh họa, làm rõ thêm quan điểm của tác giả, sự nhất quán, gắn bó với những vấn đề được trình bày ở phần 1.

Các tiểu luận của Nguyễn Ngọc Thiện tập trung một số vấn đề sau:

- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với văn hóa, văn nghệ qua đường lối văn hóa văn nghệ, qua tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ;

- Việc tập hợp đội ngũ cán bộ văn hóa văn nghệ vào tổ chức Hội chính trị, xã hội, nghề nghiệp, trong mặt trận văn hóa thống nhất;

- Vấn đề bản sắc dân tộc của văn học nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng hàng đầu và giá trị lâu dài khi giao lưu và hội nhập quốc tế;

- Vai trò quyết định của chủ thể sáng tạo , những văn nghệ sĩ có tài năng, khát vọng  cống hiến  lớn, tạo ra các giá trị đặc sắc không ngừng đáp ứng yêu cầu của  chủ thể tiếp nhận.  Còn chủ thể tiếp nhận, những bạn đọc cần nâng cao khả năng cảm thụ và trình độ tiếp nhận thẩm mĩ.

- Kiên quyết, thường xuyên đầu tranh phê phán và chống lại những quan điểm sai trái, những nhận thức lệch lạc nhằm bảo vệ đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng.

        Tác giả cũng dành tâm huyết cho việc giải thích nguồn gốc xuất hiện thuật ngữ Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh, nêu lên khái niệm, nội hàm của nó và lịch sử  tranh biện  giữa hai phái trong những năm 30 của thế kỉ trước ở Việt Nam, đồng thời nêu lên bài học sâu sắc cho hôm nay.

          Với bề dày của người chuyên làm nghiên cứu, cộng với tác phong làm việc thận trọng, tỉ mỉ, thực chứng, Nguyễn Ngọc Thiện thuyết phục người đọc tin vào những lập luận, dẫn giải và kết luận của mình. Làm công tác quản lý báo chí lâu năm, trừng trải trường văn trận bút, tác giả mạnh dạn, đề xuất và kiến nghị những hình thức đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng trong tình hình mới hiện nay. Ông cho rằng:

- Cần có chiến lược và sách lược trước mắt cũng như lâu dài để triển khai công việc này. Tăng cường đầu tư của Nhà nước để tổ chức bộ máy với các trang thiết bị, nhân sự có trình độ chuyên nghiệp cao, làm chủ các kỹ thuật hiện đại về thông tin và truyền thông do cách mạng 4.0 đem lại.

 Biết làm chủ và có kế hoạch tốt điều hành báo chí in chính,[…] các báo của các tổ chức quần chúng, chính trị, xã hội.

 -  Đồng thời với vừa đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, thù địch làm rõ đúng/sai về nhận thức, quan điểm,  phải chú trọng nêu gương những điển hình tốt, tiên tiến nhằm khơi dậy tính tích cực của xã hội,…

 Chăm sóc, kiện toàn bộ máy tham mưu giúp việc, và bộ phận điều phối thông tin, hệ thống thư điện tử bảo mật, “ngân hàng” cơ sở tư liệu chung... để thực thi nhiệm vụ một cách thường trực, hệ thống, có hiệu quả nhất.

 Trên lĩnh vực báo chí truyền thông, cần đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành, liên báo trong đào tạo và trọng dụng đội ngũ biên tập viên, cộng tác viên có trình độ.

 Mặt khác, tăng cường các chuyên mục và các thể tài báo chí phù hợp như bình luận, tư liệu, tiểu phẩm... viết ngắn gọn, sinh động, có phong cách, dấu ấn nghệ thuật riêng của tác giả.

 Coi trọng đảm bảo văn hóa trong tranh luận, thông tin, bình luận. Tránh thói “tự cao Cộng sản” luôn  nghĩ rằng mình là đúng,  tự cho phép , chụp mũ người khác […] (trang 135 - 137).

Đọc những trang viết này, người đọc không chỉ thấy được tính khoa học, chặt chẽ, thực chứng; mà còn thấy cả nhiệt tình, tâm huyết của người viết.

  1. Phần phê bình gồm có 8 bài viết tác giả viết về đồng nghiệp và những bậc thầy khả kính ( Đinh Gia Khánh, Lê Đình Kỵ), viết về người thân là nhà văn, nhà khoa học. Người bạn đồng môn, bạn viết Nguyễn Thị Nam, nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Thị Tuyết Minh; người Cha, người Mẹ đáng kính của tác giả người vợ hiền vĩnh viễn ra đi; người anh trai là kĩ sư nông nghiệp cũng là nhà thơ tài hoa, đều được tác giả dành cho những lời thiết tha, trìu mến, nặng nghĩa nặng tình.

Tác giả đã có nhiều bài viết về những người thầy khả kính của khoa Văn, Đại học Tổng hợp. Trong sách này trích hai bài về GS. Đinh Gia Khánh và GS. Lê Đình Kỵ. Những trang viết thấm đẫm tình cảm biết ơn các bậc thấy cho thấy tấm lòng và nhân cách của người làm khoa học.

  1. Một phần quan trọng của tập sách là 12 bài viết của bạn bè, đồng nghiệp về cuốn sách “ Nhiều tác giả - Nguyễn Ngọc Thiện- Văn và Đời ). Ở đây có các tên tuổi trong làng văn, làng nghiên cứu như Ma Văn Kháng, Vũ Nho, Lê Thị Bích Hồng, Hồng Diệu, Nguyễn Tự Lập, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Thiện, Vũ Thảo Ngọc, Bùi Như Hải, Hạnh An, Ngô Khiêm, Trần Thị Bích Hải.

Tác giả đưa các bài viết vào sách thể hiện sự trân trọng, quý mến bạn viết, đồng nghiệp. Mặt khác, chính các bài viết này làm cho bạn đọc thấy rõ tình cảm của mọi người với Nguyễn Ngọc Thiện, đồng thời thấy rõ tầm vóc nghiên cứu và đóng góp của ông.

Như thường lệ, trong sách còn có 3 mục Tiểu sử tự thuật, Thư mục sách cùng một tác giả, Thư mục nghiên cứu về tác giả. Điều này ít có, mà có thể nói là hầu như  chưa có tác giả nào làm được . Nguyễn Ngọc Thiện là người đi tiên phong. Cách trình bày khoa học, chuẩn mực, kèm với những bức ảnh tư liệu quý làm cho cuốn sách thêm hấp dẫn.

  1. Xin được chúc mừng cuốn sách  mới, “Bông hồng Vàng” (Chữ của K.Pauxtovxki) thứ 10 của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện, nhân dịp 77 tuổi trời, 60 năm (lục thập chu niên) hành nghề và 75 năm kỉ niệm thành lập Hội Văn Nghệ Việt Nam.

       Chúc mừng ông đã có sự nghiệp “trước tác đẳng thân” viên mãn! Bởi như ông đã viết trong “Tiểu sử tự thuật” để đời cho con cháu rằng :

          Các tác phẩm chính của tác giả - nhà văn, nhà khoa học, nhà báo, nhà giáo dục PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện từ 1974 đã được lưu trữ  trong các thư viện lớn của Việt Nam và Hoa Kì.

         Gần đây, từ cuốn năm 2022, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, trụ sở tại Hà Nội đã lập hồ sơ tiếp nhận  lưu trữ vĩnh viễn các hiện vật chọn lọc về ông gồm những hiện vật chính (bài báo , cuốn sách, bộ sách) đã công bố,  xuất bản trong nửa thế kỉ qua hiện diện trên giấy, bản thảo viết tay, đánh máy chữ, vi tính, cùng các tư liệu gốc có liên quan về nhân thân, gia đình; hành trang sự nghiệp văn chương, báo chí, giáo dục của ông. Mục lục hồ sơ tra cứu rành mạch gồm 21 tờ, thống kê 77 đơn vị bảo quản, cng với  327 số Tạp chí Diễn Đàn  Văn Nghệ Việt Nam, từ số  1 ( 11/ 1991) đến số cuối  (4/2022), trong đó suốt 15 năm ông giữ cương vị Tổng biên tập với những đóng góp đặc sắc cho tờ Tạp chí văn nghệ này.

img_20230709_200805

img_20230709_200753

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)