bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 22
Trong tuần: 1044
Lượt truy cập: 749972

VŨ NHO NÓI VỀ NGUYỄN NGUYÊN BẢY VÀ LÝ PHƯƠNG LIÊN

MẤY CẢM NHẬN VỀ HAI NHÀ THƠ LÝ PHƯƠNG LIÊN VÀ NGUYỄN NGUYÊN BẢY

                                  VŨ NHO

v_nho_nguyn_kh

                    VŨ NHO - ẢNH PHẠM VĂN SƠN

          Ngày 19 tháng 3 năm 2023, nhà thơ Lý Phương Liên và con gái Nguyễn Lý Phương Ngọc từ Mĩ về  tổ chức  cuộc gặp gỡ ở khách sạn Melia, phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội với nội dung “ NGUYỄN NGUYÊN BẢY & NHỮNG YÊU THƯƠNG”. Trước khi đi dự, tôi đã đưa lên trang WEBSITE “Tác phẩm & Bạn đọc” bài viết của Mai An Nguyễn Anh Tuấn về thơ của Lý Phương Liên nhân Hội nghị viết văn trẻ; đồng thời đưa lại bài viết của Hoàng Dân  bình bài “Chân hương”. Tôi tiếp tục nghĩ về bài thơ này.

            Gặp Hoàng Dân cùng những người yêu quý cặp vợ chồng Nguyễn Nguyên Bảy Lý Phương Liên tại khách sạn, Hoàng Dân đưa tặng tôi và mọi người tập tư liệu mỏng “ NGUYỄN NGUYÊN BẢY – THƠ LÀ THƠ”, trong đó gồm 7 bài thơ Hoàng Dân viết tặng Nguyễn Nguyên Bảy, 4 bài bình thơ Nguyễn Nguyên Bảy ( trong đó có bài “Chân hương”), 10 bài Hoàng Dân bình thơ các thi hữu được Nguyễn Nguyên Bảy chọn; và phần vĩ thanh  có những bài của Hoàng Dân, Hoàng Xuân Họa, Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Anh Tuấn.

            Khi nhà thơ Lý Phương Liên mời Vũ Nho chia sẻ đôi điều, tôi đã nói ngắn gọn như sau:

            Chị Lý Phương Liên là một nhà thơ đích thực dù chị không muốn nhận. Trong Thi Viện  có chân dung và 44 bài thơ của chị. Nhà thơ Lý Phương Liên xuất hiện như một hiện tượng thời đó. Ca ba, ca đêm được nhà thơ công nhân gọi là CA BÌNH MINH, một tên gọi đầy chất thơ, nội dung bài thơ cũng rất độc đáo, nhân văn. Bài “Lời ru với anh” có câu thơ như là minh triết của tình yêu mà tôi rất thích:

            Lẽ nào em buộc cánh anh

            Buộc cánh anh

            Buộc cánh anh cũng chẳng thành Tình yêu.

Điều đặc biệt là trước Lý Phương Liên, các nhà thơ nữ không xưng em ( hoặc rất  ít khi xưng em). Nhà thơ Hoàng Thị Minh Khanh xưng tôi :

                        Tôi không buồn những buổi chiều

                        Vì tôi đã sống rất nhiều ban mai

                                                ( Không tiếc ngày xanh)

Lý Phương Liên là người đầu tiên xưng em, nhiều lần xưng em trong thơ, làm nên chất mềm mại, đầy nữ tính dịu dàng trong thơ!

Với nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hòa, anh là tác giả của hơn 20 đầu sách ở nhiều thể loại: Tiểu thuyết,Truyện ngắn, Thơ, Đò đưa ( Nguyễn Nguyên Bảy gọi các bài bình thơ , văn – VN chú), Kinh dịch…cũng là đồng chủ biên 20 đầu sách trong tuyển Thơ Bạn Thơ, Văn Bạn Văn ( Nguyễn Nguyên Bảy Lý Phương Liên cặp vợ chồng thi sĩ đặc biệt. Nxb Hội Nhà Văn 2023, tr. 24). Tôi đặc biệt chú ý đến bài thơ “Chân hương”.

        Cháy rồi, cháy hết phần thơm

         Chân hương đứng lặng nỗi buồn vô vi

         Rồi mầu phẩm nhuộm phai đi

        Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương

Tôi cứ nghĩ suy và trăn trở về bài thơ này. Hoàng Dân đã nói đến sự vô nghĩa và luẩn quẩn của kiếp người, sự đổi ngôi của cái cao cả và cái tầm thường. Cả một tầng nghĩa khác là “kẻ sĩ dù có bị bầm dập bởi tai bay vạ gió văn chương” nào đó thì cuối cùng “cái cốt cách tre trúc” cứng cỏi vẫn cứ  sừng sững giữa cuộc đời”.

            Tất cả đều có thể!

Nhưng phải chăng những  hương liệu, phẩm màu người ta làm nên cây hương là những thứ chức vụ, danh vị tạm thời người ta gắn cho ai đó.  Khi hết những thứ đó, thì chỉ còn lại cái  nan tre bình thường như mọi người bình thường. Có gì ghê gớm đâu mà ngộ nhận?

Phải chăng sự đối lập tạm thời giữa “phần thơm” ( phần tinh hoa) và phần không thơm, phần chân hương còn gợi ra mối quan hệ giữa phần ưu tú, phần lãnh đạo và phần dân thường. Chính cái phần dân thường, không ưu tú là cái phần bền vững nhất, nâng đỡ cho phần “tinh hoa”. Đây gợi nhớ  câu tục ngữ “ Quan nhất thời, dân vạn đại” và xa hơn nữa là “ dĩ dân vi  bản” (  lấy dân làm  gốc ). Một lời nhắc nhở, cảnh báo cho những người nắm quyền lực trong  mỗi vùng miền hay mỗi quốc gia.

          Nhà  giáo, nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Hòa thì bình : “ Nguyễn Nguyên Bảy rất nhạy và “tinh quái” trong việc dùng hình ảnh và câu chữ. Vì thế câu chuyện cây hương, chân hương, mùi thơm của hương nó là câu chuyện của  thời cuộc, của con người, của đời người, của quan và dân, của thế sự nhân sinh,  của lịch sử văn hóa dân tộc” ( Về bài thơ “Chân hương” của Nguyễn Nguyên Bảy – trong sách  đã  dẫn trang 61).

            Mai An Nguyễn Anh Tuấn cũng bàn về bài thơ này. Anh có nhắc đến “vô vi” nhưng  khẳng định : “Theo tôi, ở bài thơ này, tác giả không chủ đích hướng người đọc tới ý tưởng triết lí đó, mà chủ yếu tới một sự suy ngẫm về nhân tình thế thái, về giá trị đích thực của con người” ( Theo tài liệu Nguyễn Nguyên Bảy Thơ là Thơ của Hoàng Dân).

            Tôi biết ít nhất có bốn người cùng bàn về bài thơ này với những khía cạnh khác nhau như đã dẫn ở trên. Như vậy vẫn còn những khả năng liên tưởng khác. Nói như Nguyễn Văn Hòa, từ “chân hương” lại mở ra những “chân trời” để con người ta suy ngẫm. Như vậy bài “Chân hương” của Nguyễn Nguyên Bảy có nhiều tầng nghĩa, gợi nhiều liên tưởng;  đó là   là một bài thơ hay!

                                                           Hà Nội, 21/3/2023

                         

 

 

 

 

                          

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)