bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 14
Trong ngày: 125
Trong tuần: 1597
Lượt truy cập: 778605

ÁNH ĐÈN LÒ (Chương cuối)

Vũ Thảo Ngọc

ÁNH ĐÈN LÒ

10.
  Bữa đó là mùa thu. Tiết thu se se lạnh, nắng thì vàng như mật. Mái đầu Đáo đã chớm bạc. Những sợi tóc cứng đơ cả đời chỉ chạm vào vòm trời than đã không thể đen như than được nữa. Đến bây giờ, sắp tới cái ngưỡng được nghỉ ngơi, Đáo không nhớ nổi mình đã cuốc bao nhiêu mét lò, bao nhiêu tấn than. Hồi đầu khi Đáo lập kỷ lục năng suất đầu tiên, không ai tin được với sức người như anh mà lại đạt được kỷ lục ấy, thế thì chỉ có mà sức trâu. Thế nên Đáo còn có biệt danh là Đáo “trâu” là vậy. Gọi sao Đáo cũng vui. Miễn là người ta trân trọng cái mình có mới là điều quý giá. Năm tháng đi qua nhanh như một giấc mơ. Mới ngày nào còn tò te về nhận công tác ở mỏ Làng Bang, giờ đã là thợ lò kỳ cựu. Đã  thành ông nội. Biết bao buồn vui, sướng khổ cứ đan xen.
Nhớ cách đây chục năm, khi  vợ chồng dư dật, có của ăn, của để một chút, Đáo bàn với vợ:
-Em ơi, cả đời bố mẹ cũng vất vả, ông bà ngoại ở đây được ở nhà ghạch lâu rồi, chứ ông bà nội thì...
-Vâng, em biết bố nó vẫn đang thao thiết mong ước xây được cái nhà ghạch cho thày mẹ ở quê chứ gì. Thì vợ chồng mình cùng gom gom lại rồi báo thày mẹ mình về làm cho thày mẹ căn nhà gạch chắc chắn. Rồi ra mình còn về quê có chỗ ăn ở nữa mà.
Được vợ đồng lòng, Đáo như trút được gánh nặng. Người ta bảo “buôn tàu buôn bè  không bằng ăn dè hạt tiện” nên vợ chồng Đáo chả phải nghiêng bồ thóc mới lo xây cho thày mẹ cái căn nhà mái ngói ba gian chắc chắn. Các cụ bảo, giàu con út, khó con út, ai ngờ lại là giai út về xây nhà cho cha mẹ. Nhưng có sao đâu, vợ chồng Đáo tự nguyện làm việc đó, tự nguyện để được mang niềm vui cho thày mẹ lúc bóng xế chiều hôm. Nhưng ông bà Đáo cũng chỉ ở được cái gạch đó dư hai năm gì đó thì cùng kéo nhau về với tiên tổ. Căn nhà bây giờ chỉ để làm nơi cho con cháu nhân ngày giỗ chạp thì về. Dù sao Đáo cũng đã thực hiện được ước nguyện của mình từ khi bước ra khỏi làng Trong, nhất định đi cuốc lò có lương là về xây nhà gạch cho bố mẹ. Cái khát vọng, ước mơ thuở thanh niên ấy đã đeo bám cả đời anh và anh đã thực hiện được. Bây giờ Đáo đã lên ông nội, tuổi nghỉ hưu cũng đã cận kề. Anh sẽ phải chia tay với những người bạn, người đồng đội cùng tổ thợ. Lại nhớ những đường lò, gương lò nhiều lắm. Không biết rồi có quen mắt với đường phố không, hay lại cứ như đi trong đường lò. Ấm trà bốc khói, hương trà bốc lên thơm thơm, Đáo hớp ngụm trà khẽ khà một tiếng. Ngoài vườn mấy chú chim sâu tích tích ríu ran cả góc vườn. Ông Bính hàng xóm chống gậy sang chơi, nhìn thấy Đáo tư lự bên ấm trà,ông bảo:
-Chú hôm nay có vẻ tâm trạng vậy?
-Dạ không, mời bác vào uống nước, em vừa pha ấm trà Thái vừa ngấm đây ạ.
-Vâng, thế thì còn gì bằng.
-Dạo này bác khỏe chứ, có đau xương khớp gì không.
-Ấy, tôi được cái tốt mọi thứ, khoản đau xương khớp cũng có nhưng qua loa thôi. Cứ là mỗi hôm làm chén rượu thuốc là ổn chú ạ.
-Thế thì nhất bác còn gì.
-Ờ, thì vẫn thế mà. Này, hôm nay tôi thấy chú có vẻ nghĩ ngợi gớm.
-Đâu có, à mà cũng có, vì em cũng sắp được cầm sổ hưu như bác rồi nên cũng có chút bâng khuâng. Lại cái tiết trời mùa thu nó cũng dễ làm người ta ...nhanh nghĩ ngời.
-Chà chà, nhanh thế, đã đến lúc chú cầm sổ hưu rồi đấy.
-Vâng ạ, chắc già một năm nữa thôi bác. Giờ ngồi nhìn lại đôi bàn tay mình mới thấy...mình cũng già thật rồi bác ạ.
-Hà hà hà... chú ví von hay đấy. Thôi thì đến bờ đến bến là đến thôi, suy nghĩ cho mệ à chú.
-À không, là vì ngồi uống trà, nghe đám chim sâu lích tích góc vườn, bỗng thấy mình cũng bâng khuâng khi sắp tới mình buông cây chòong, cây cuốc, buông cái đèn lò, cái đôi ủng, bộ quần áo bảo hộ, những gương than với đường lò nên cũng tâm trạng thật bác ạ.
-Vâng, ai cũng thế. Tôi về nghỉ cả chục năm rồi, nhưng nhiều lúc cũng nhớ anh em, nhớ đường lò lắm.
Cả hai ngồi uống trà trong im lặng. Vườn cây xào xạc lá. Tiếng chim truyền cành ríu ran cả góc vườn. Mùi thơm hoa cỏ, mùi thơm trà Thái như làm cho Đáo lâng lâng bay lên. Biết bao đoạn đời như cuốn phim quay chậm cứ tự hiện lên. Từ chàng trai nhà quê chưa thuộc nổi tên mỏ, tên các dụng cụ nghề cuốc than, chưa biết cầm cái choong, cái thìu, chưa quen mắt với con đường lò tối thui. Rồi vục mặt vào với gương than. Những mảnh than có ánh kíp lê vỡ ra như trăng trong lòng đất. Than vỡ ra rào rào trên lưng. Than tuôn chảy xuống máng cào như dòng suối ánh trăng lũ lượt đi ra khỏi lò. Là những bữa uống rượu ngồi bệt trước cửa lò mừng thắng lợi đã đi qua bao nhiêu mét lò ngày hôm ấy. Là bước lên bục vinh quang được nhận những tràng hoa mừng, được nhiều lời khen tặng.  Và, còn biết bao nhiêu nữa...từng thước phim cứ thế quay chậm, thật chậm. Đáo thấy mình như bay lên như cánh chim trời đang được thỏa thuê tung cánh. Phía trước Đáo là ánh đèn lò, mà không chỉ một ánh đèn trên trán Đáo, mà cả ngàn cái đèn lò đã tạo nên như cả một vùng sao sa. Những ngôi sao lấp lánh đã dẫn dụ Đáo và đồng đội vượt qua mọi hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn để sống chết với nghề lò vất vả. Đáo chợt thốt lên, ánh đèn lò, những ngôi sao hộ mệnh của tôi! Có ai đó đọc câu thơ véo von. “Anh vào lò, núi sông ở trên đầu. Trăng cũng thế và sao trời cũng thế. Những giọt nước màu lam ngấm vào anh. Ngấm vòm ngực trai mười tám. Những gương than bật lên. Ánh kíp lê như trăng vỡ rơi trên bàn tay thô ráp...Những nhọc nhằn đi qua. Những khắc khoải đi qua. Trong lòng đất tối thui. Anh chỉ mong về phía ấy. Phía có em đợi anh ở cửa lò”. Lòng Đáo rạo rực. Lòng Đáo bâng khuâng.
Chiều thu ấy như cũng buông muộn hơn. Đáo thấy lòng thanh thản vô cùng. Buổi đó, Liên đi chợ về đã nhìn thấy ông Bính hàng xóm và chồn ngồi im lặng bên nhau trước ấm trà đã bật cười và gọi to:
-Hai ông thợ lò một già, một gần già có bị ai thôi miên không đấy? Bố đáo ơi, hôm nay em mua được mớ cá chã ngon, em làm món gì cho hai bác nhậu nhé. Lâu lắm chưa mời bác Bính uống rượu với nhà em đấy.
-Nhất thím, thế thì còn gì bằng, với cánh thợ lò, rượu ngon là nhất rồi.
-Vâng, thế thì hay quá, mẹ mày thật tuyệt. Anh em tôi ngồi đợi mẹ mày đi chợ về để...uống rượu thôi.
Cả ba cùng cười vui vẻ.
 Đáo nhìn lên góc trời xa, trăng non đầu thu cũng vừa chớm.
Một buổi chiều đẹp với giấc mơ đẹp mà ít có khi nào anh được ... mơ màng như thế.
Một buổi chiều như chỉ để dành cho chàng thợ lò được quen mắt với bầu trời mênh mông.
Một buổi chiều cho riêng Đáo.

                                                              HẾT
                                                                                                            Mùa thu, 2016

                                                                                                                 V.T.N

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)