bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 25
Trong ngày: 25
Trong tuần: 25
Lượt truy cập: 885933

BẢY MƯƠI SƯỚNG HAY LÀ KHỔ

TRAO ĐỔI
 
                    NGUYỄN KHÔI
  
 
Sáng nay tôi nhận được bài viết trong thư chuyển tiếp dưới đây có tựa đề "Thất thập khổ như ri" .  Tựa đề nghe đã thảm thiết, cuối bài tác giả lại kết luận với câu "Hỡi ôi! Thất thập khổ như ri, bát thập, cửu thập còn như thế nào nữa. Hu hu " nghe thật não nùng.  Để trấn an quý anh chị và các bạn, đồng thời cũng để tự trấn an mình, tôi xin chia xẻ với quý anh chị và các bạn bài viết "Tuổi già ôn cố tri tân " của tác giả Lê Phương Lan tôi mới lượm được trên mạng. 

https://khoa1hocviencsqg.com/2018/02/02/tuoi-gia-on-co-tri-tan-_-le-phuong-lan/  


Tôi hy vọng sau khi ôn cố tri tân cùng với tác giả quý anh chị và các bạn sẽ thấy rằng so với người ta thì mình vẫn còn có thể yên chí mà "bát thập đắc hi hỉ, cửu thập tiếu liên chi".  Tôi nói thế vì trong bài tác giả đã viết Khổng Tử chia cuộc đời con người thành những giai đoạn như thế này: 

Tam thập nhi lập: Đến tuổi 30 thì sức tự lập mới bắt đầu vững vàng.
Tứ thập tri bất hoặc: Đến 40 thì có thể hiểu được lý lẽ, phân biệt phải trái.
Ngũ thập tri thiên mệnh: 50 thì hiểu biết mệnh trời dành cho mình.
Lục thập nhi nhĩ thuận: 60 khi nghe thấy điều gì “nghịch ý” sẽ không cảm thấy khó chịu nữa.
Thất thập cổ lai hy: sống đến 70 xưa nay hiếm.
Bát thập đắc hi hi: sống đến 80 là vui lắm, cười tối ngày!
Cửu thập siêu thọ: sống đến 90 là “siêu” thọ rồi!
Bách thập niên giai lão: 100 tuổi thì quả là quá cỡ thợ mộc!

Tôi không rõ tác giả bao nhiêu tuổi nhưng xem chừng chưa gì tác giả đã viết tầm bậy.  Thứ nhất, cụ Khổng đâu có nói như thế.  Thứ hai, bách niên đã khó bội phần, bách thập niên thì vô phương. Chỉ có ông Bành Tổ mới sống dai được như thế, ta không phải lo . 🐒   

image.png  image.png  
image.png  image.png
 
 
Thất thập khổ như ri!

Thời buổi bây giờ lứa tuổi các cụ 70 không còn là của hiếm nữa. Nhưng cái tuổi 70 rất lạ. Trước đó nhiều người còn thấy khá dẻo dai, khỏe mạnh tưởng chừng cứ thế mãi đến lúc ra đi. Vậy mà bước sang 70, cứ như một bước ngoặt lớn. Nhiều người nghiệm thấy đến cái tuổi này bỗng dưng cảm thấy rõ những biến đổi trong cơ thể hơn bao giờ hết.

Ngày xưa chân nhảy lò cò, vỉa hè sân gạch, tung tăng, giờ có những lúc liêu xiêu khi đứng một chân, xỏ quần, xỏ giầy thấy loạng quạng. Chắc ai cũng có cảm giác đến cái tuổi này bỗng nhức đầu, chóng mặt bất tử. Ngồi lâu đứng dậy, tê cứng lưng, chân, thành đi lòng khòng. Các khớp chẳng cần trở trời cũng long sòng sọc, kêu khùng khục, răng rắc nghe chối cả tai. Mà cái tai nào có chịu thua, nghe tiếng được tiếng không, chữ tác tưởng chữ tộ. Đôi mắt ngày xưa trong veo, tuổi trẻ mơ màng, giờ mơ huyền. Trước đọc liền hàng trăm trang sách không mỏi, giờ loạng quạng bấm phím chữ díu vào nhau, muốn viết thế này nó lại thành thế khác, người ta đọc không hiểu nổi ý mình.
Đến tuổi này, có người thì gầy đi, càng ngày càng teo, có người thì càng ngày càng phình, mà lại phình những chỗ không mong muốn mới chán ��. Cổ cao ba ngấn còn có ngấn rưỡi. Hai mí mắt bỗng mất tiêu mất một, còn cái cằm giờ lại thành hai, làm khuôn mặt trở nên phúc hậu một cách bất ngờ ��. Quá tuổi sinh đẻ từ lâu mà lúc nào bụng cũng cứ như bụng bà bầu, 4, 5, 6 tháng tùy theo, chẳng giấu được ai ��.
Rồi bệnh nọ tật kia kéo đến ầm ầm. U cục mọc lung tung, trong ngoài phát ra như nấm độc. Cả đời đã ngấm bao đắng cay, chua chát, vậy mà bây giờ ngọt ngào phát sợ, ngọt đến tận máu. Không tin xin cứ thử đường huyết, nó tăng cao không ngờ ��! Ngày xưa nhẫn nhịn thế, xếp hàng mua hàng tem phiếu hàng tiếng đồng hồ không sao, bây giờ hơi tí là bốc hỏa, mặt đỏ tía tai, nhưng chẳng làm gì được ai mà chỉ có nước ngồi... thở và uống thuốc... hạ huyết áp! Trái tim khó bảo, chẳng vì một bóng hồng hay một trang nam tử nào, mà chỉ sau một gắng sức nho nhỏ cũng cứ đập loạn lên ��.

Tiền "bạc" rất yêu, màu đen tăm tối chẳng mấy ai mê, vậy mà tóc " bạc" không ai thích, cứ muốn nó mãi đen nhánh. Dùng hết phẩm nọ màu kia mà các chân tóc cứ ngoi lên sáng trắng ��. Còn tóc để nhuộm là may. Có những người đầu cứ bị phát quang mãi đến lúc thành sân vận động. Mái tóc bồng bềnh, mượt mà hay gợn sóng một thời, nay chỉ còn trong những tấm ảnh kỷ niệm.

Lại nhìn lớp da nhăn nheo mà phát buồn. Chân chim chân cò, rãnh dọc rãnh ngang, những dấu vết thời gian chỉ ngày càng rõ nét hơn. Đôi bàn tay mịn màng bất chấp mọi loại kem dưỡng, chúng cứ gân guốc dần, khẳng khiu dần. Và cái đầu nhớ nhớ quên quên, nhìn mặt quên tên, nhớ tên quên mặt, đi chợ được dặn mua 7 thứ quên 3, suốt ngày đi tìm chìa khóa và kính!!!
Hỡi ôi! Thất thập khổ như ri, bát thập, cửu thập còn như thế nào nữa. Hu hu ����. 
 
 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com