bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 43
Trong ngày: 311
Trong tuần: 1091
Lượt truy cập: 884276

LAN MAN CHUYỆN CON TRAI...

LAN MAN CHUYỆN CON MỘT BÁC NÔNG DÂN THÀNH  PGS. TS.

                           Vũ Nho

 

v_nho_nguyn_kh

Sáng qua, 24 tháng Ba 2025, tôi đến thăm GS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú, nhận 2 cuốn sách thầy tặng là : “Hôm nay với Nho giáo” , Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2024. Và “Văn học Việt nam Trung Cận đại hướng tiếp cận và vấn đề nghiên cứu”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2021.

Tôi học ở khoa Văn, Đại học Sư phạm Việt Bắc, thầy Chú có  lên lớp theo chế độ thỉnh giảng. ( Khoa Văn thỉnh giảng nhiều thầy ở Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Viện Văn học như Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Đình Chú, Phan Sĩ Tấn, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến,  Đỗ Đức Hiểu, Tôn Gia Ngân, Trường Lưu, Đỗ Xuân Hà…). Nhưng tôi khi được trường ĐHSP Việt Bắc giữ lại làm cán bộ, thì về Hà Nội soạn bài. Tôi đọc sách, dự giờ của thầy Chú. Có những gì băn khoăn thì hỏi thầy. Chẳng hạn “yên sĩ phi lí thuần” là gì? “ Nông cổ mín đàm” nghĩa  thế nào. Chỉ cần giấy giới thiệu của nhà trường, tôi được vào ở nửa gian nhà lợp tranh, vách cót trong khuôn viên nhà trường. Nửa gian bên kia là anh Đỗ Đức Tín, sau anh Tín lên làm trên Bộ. Tôi không còn nhớ rõ mình đã “sống” như thế nào nữa, vì rất “vô sản”. Tôi không  nhớ báo cơm nhà bếp tập thể hay đi ăn cơm tem  gạo mậu dịch bán. Có lẽ là ăn cơm mậu dịch,…

Soạn xong bài, tôi trình cho thầy Chú xem. Rồi tôi về trường ở Thái Nguyên.

Chiến tranh, hòa bình, sơ tán, về thành phố, rồi sang Nga, về lại Thái Nguyên, chuyển công tác về Vụ giáo dục cấp một hai, sau là vụ Giáo dục Trung học, rồi chuyển qua Viện Khoa học Giáo Dục,…Qua nhiều nơi. Nhưng tôi vấn giữ mãi ấn tượng tốt đẹp về sự giản dị, gần gũi, thân mật của thầy Nguyễn Đình Chú. Sau này tôi có gặp gỡ thầy ở những lần thẩm định  sách giáo khoa, sách giáo viên.  Tôi vẫn có quan hệ kính trọng đúng mực với Thầy.  Dần dà tôi biết thầy là con rể của cụ danh nho Nguyễn Đức Vân làm việc ở Viện Văn Học, là anh rể của nhà thơ  quân đội Anh Ngọc ( Nguyễn Đức Ngọc). Lại thêm kính trọng Thầy. Năm trước, tôi có cùng nhà tôi đến thăm thầy, cô ở nhà số 8, ngách 10, ngõ 251 Nguyễn Khang. Thầy tặng tôi cuốn sách quý của mình. Rồi tôi kết bạn FB với Thầy,… Năm nay, thầy nhắn tôi là có dành tặng sách. Vì làm lại răng, phải thử đi, thử lại, nên không thể đi lấy sách. Đến khi răng ổn, gọi lại cho thầy lại không gọi được. Hóa ra thầy đã thay điện thoại mới. May vào trang của Thầy, tôi để lại số ĐT, nên Thầy gọi cho. Và tôi một mình đến thăm thầy cô.

          Năm 2025 này Thầy đã 98 tuổi, cô cũng ngoại 90 nhưng ơn giời, Thầy cô vẫn khỏe mạnh, minh mẫn.

Trong trò chuyện, thầy ngạc nhiên là tôi đã viết và in nhiều sách đến thế, có thể nói là một “gia tài” so với những người được học thầy. Tôi cám ơn và chúc Thầy cô mạnh khỏe,…

                                      *

Tôi cùng anh bạn người Dao là Bàn Tiến Tân có thời gian dài “tu nghiệp” ở Viện Văn Học. Cũng chỉ nhờ Giấy giới thiệu của Trường mà 2 chàng cán bộ trẻ được tá túc ngay trong trụ sở của Viện, tha hồ đọc sách của Viện Văn. Ở đây, chúng tôi không đi ăn cơm mậu dịch, mà nấu ăn chung với anh Đặng Văn Lung, cán bộ Viện. Anh Lung có bếp dầu, sống độc thân nên dễ thân với 2 chàng miền núi. Việc góp gạo thổi cơm chung cũng rất vui. Có lần anh Lung còn bàn với hai thanh niên viết bài về nên ngâm thơ hay nên đọc thơ. Nhưng rồi bàn cho vui, chứ không viết lách gì. Chúng tôi biết vợ chồng anh Huệ Chi, vợ chồng anh Phong Lê, anh Trần Lê Sáng, vợ chồng bác Hoàng Trinh,… Anh bạn Tân hay nói chuyện với bác  Hoàng Trinh gái, tôi thì chỉ “kính nhi viễn chi”. Chúng tôi đánh bóng bàn với Nguyễn Xuân Kính, cán bộ Viện  cùng trạc tuổi. Sau này Kính thành GS.TS. văn học dân gian. Nhưng lúc đó  cũng chưa viết lách được gì,… Cả các anh Phong Lê, Huệ Chi, cũng chỉ có vài bài báo in trên Tạp chí. Nhưng “viện sĩ” thật oách!

Rồi Mĩ ném bom, Viện Văn sơ tán. Tôi và Tân từ Thái  Nguyên xuống. Mọi người chuyển đi. Hai chàng lại về Thái Nguyên rồi theo trường sơ tán lên Phú Lương. Lại sơ tán tiếp lên Định Hóa.

Hồi ở làng Lân, Phú Lương, tôi cùng Bàn Tiến Tân ở nhà kho hợp tác. Hai chàng nấu ăn chung nhau. Rồi sau, xin vật liệu và tự kiếm nứa, Tân, thầy Nguyễn văn Túc và tôi dựng ngôi nhà ba gian cột tre, vách nứa ở vườn nhà bà Khưu. Có bếp nấu ăn riêng. Lại còn nuôi gà đẻ để lấy trứng cải thiện,… Thi thoàng tôi, Tân cùn em trai của Thủy tên là Bằng giúp chị  vào núi Chúa lấy củi đun.

Có những tối sáng trăng,  hai chàng chúng tôi trèo lên cây ngắm trăng, nói chuyện giời ơi, đất hỡi,…Đâu có ngờ sau này Tân sang Nga trước, tôi sang sau, cùng làm Tiến sĩ ở đất Nga,…

Hồi đi thi nghiên cứu sinh thì đi lung tung ăn cơm mậu dịch. Lúc nghe Triêt, lúc nghe Lí luận văn học do các thầy Hoàng Xuân Nhị, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ dạy. Khi thì nghe giáo dục học do Thầy Đặng Vũ Hoạt, GS.TS. Nguyễn Cương bồi dưỡng. May mắn là không phải thuê nhà ở, cũng chẳng phải vật vã nơi bến tầu bến xe. Tôi về nhà thầy giáo thân thiết với tôi là thầy Mai Xuân Hải ở cùng bà cụ mẹ thầy trong 5 gian nhà ngói rộng rãi ở phố Vọng. Lúc rảnh, tôi cùng cụ chần chăn bông. Thầy Cao Xuân Thử cùng khoa Văn cũng về tá túc. Mọi ngày thì  ăn cơm tem mậu dịch ở phố. Hôm đi thi, mẹ thầy Hải nấu cơm cho các thí sinh. May phước là chúng tôi cùng đỗ!

Bốn năm ở Nga, lúc đầu tôi ở cùng Cao Gia Nức, hai chàng nấu ăn chung. Rồi Nức chuyển vào ốp sinh viên để học thêm tiếng Pháp, tôi ở với bạn Nga cùng phòng, vẫn duy trì nấu ăn.

Về nước, lại về khoa Văn để phục vụ. Tôi dạy khóa 17 và 18 rồi chuyển về Hà Nội. Ở Thái, tôi lại tiếp tục nấu ăn chung với Bàn Tiến Tân. Khi về Hà Nội thì đã sẵn bếp dầu, xoong nồi. Tôi nằm bàn và tự nấu ăn ở cơ quan số 194 Trần Quang Khải. Đưa con ra học lớp 6, vẫn nấu cho con. Rồi  sau 5 năm nằm bàn, tôi được chuyển về gian nhà ở Phan Đình Giót. Bạn Lộc Phương Thủy sau là GS.TS. có kể lại kỉ niệm tặng bố con tôi chai nước mắm mua tem phiếu. Con gái lớn ra Hà Nội học cấp 3. Ba bố con lại  duy trì sinh hoạt mà  ông bố chỉ huy. Mãi đến 1995, nhà tôi được chuyển ra Hà Nội, tôi mới chấm dứt vai trò “Bếp trưởng”. Thế rồi năm 2012, nhà tôi đi Úc 6 tháng bế con cho cô thứ 2 đang làm Tiến sĩ ở Sidney theo học bổng của chính phủ Úc. Cô út sang Thái Lan làm cho  cơ quan của Hoa Kì. Tôi lại nấu cơm ăn ngày ba bữa cho đến khi sang Úc một tháng chơi rồi đón nhà tôi về.

Bây giờ nghĩ lại không biết sao tôi có đủ nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, phức tạp trong cuộc sống. Còn nhớ khi ông cụ thân sinh ra tôi mất,  cơ quan Vụ có về thắp hương. Ô tô không về tận làng được. PGS.TS Đỗ Trung Hiệu đã thốt lên đại ý : Không ngờ ở cái xứ hẻo lánh này lại có một tay là Vũ Nho thành đạt!

Vâng, tạm coi là thành đạt vì  năm 1979 tôi in cuốn sách dịch đầu tiên. Bây giờ đã in chung và riêng 117 đầu sách về văn chương và giáo dục. Hiện còn hơn 3000 trang A4 chưa in ( chính xác như sau: Đồng hành cùng người viết-  454 trang ; LAI RAI PHÊ BÌNH 1 – 579 trang; Lai rai phê bình 2 – 422 trang; Lai rai phê bình 3 – 289 trang. Người lính với văn chương – 602 trang   ; Truyện ngắn, kí, tản văn -  252 trang;  Truyện dịch từ tiếng Anh và tiếng Nga – 251 trang.  Thơ – Cuộc sống tôi yêu – 87 trang.  Đang làm Lai rai phê bình 4 -  111 trang sẽ còn tăng. Vậy là còn  3347 trang A4. Cứ tính  một trang A4 tương được 1,5 trang in khổ 14 x20,5, sẽ  có  5020, 5  trang. Bình quân 1 cuốn 300 trang , nếu in sẽ thêm 17 cuốn nữa! VÀ TÔI SẼ CÓ 134 CUỐN!

Đã in sách  ở 12 nhà xuất bản. Báo thì cỡ 6, 700 bài, có 3 bài in ở nước ngoài. Khi ở Liên Xô, và sau này đã đi các nước : Nga, Ucraina, Môn Đavia, Ác mê nia,  Đức, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan,  Sin gapore, Úc, Thái Lan, Căm puchia, …

Con trai một bác nông dân ở làng quê hẻo lánh mà làm được thế cũng là nhờ  Tổ tiên, chế độ, sự may mắn, và nghị lực.

                                      26/3/2025

anh_cua_trung_nguyen_11

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com