bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 44
Trong ngày: 189
Trong tuần: 1238
Lượt truy cập: 885609

BOM DÙ

Đăng báo Cựu chiến binh thủ đô số 566 ngày 13/8/2015
Rút trong tập nhật ký "Từ cõi chết trở về" viết năm 1973 , sửa lại năm 2010

BOM DÙ 

            TRỊNH BÁ SƯỚNG

Sau những đêm đứng dưới cửa hầm, cây súng trong tay, căng mắt ra phía trước cảnh giới phòng quân chủ lực ngụy hoặc thám báo bò tới, sớm nay, qua một ngày một đêm đơn vị chìm trong khói bom, tôi nhảy lên khỏi hầm (vì lúc này chưa có máy bay OV10). Đi lại đó đây, nhìn những đốm lửa vẫn chảy khói âm ỉ, đủ các mùi vị xông lên nồng nặc, các hầm hố siêu vẹo ngang dọc… Phía trước cách tôi khoảng gần 20 mét là anh Đấu, quê Thanh Hóa, B trưởng, cũng đang đi lại phía tôi, hai người cứ nhìn và đi lại phía nhau như định nói gì. Vô tình nhìn xuống đất cách tôi khoảng 3 mét một xác người bị cháy vàng thui không còn mảnh vải, cạnh đấy vài mét một cẳng chân từ đất nhô lên và một nửa người nữa hai chân bay mất nằm quay lưng về phía tôi. Người xơ tướp ra, gân, xương sống, xương sườn hở hết, máu đã khô cả rồi có chỗ cháy đen, thật ghê sợ quá. Tôi kêu anh Đấu và chỉ tay xuống đất anh nhìn xuống hai chân đứng như trời trồng chẳng khác gì tôi, đấy là xác của ông Thuân và Lộc hai anh nuôi đơn vị.
 Là người lính chiến tôi đã trải qua tất cả các loại bom pháo đạn của mĩ ngụy nhưng chỉ có bom bi là tôi chưa bị, phần vì may mắn, phần vì đơn vị tôi ở sát gần địch quá nên chúng không dám thả bom bi. Được tôi luyện nhiều lần trong chiến đấu nên tôi cũng dạn dày kinh nghiệm, chẳng hạn với máy bay B52 khi chúng tới đầu mình quay vòng ngược lại thì bom sẽ rơi phía trước xa, nếu chúng bay chưa tới chỗ mình mà đã quay đầu thì phải tìm ngay hầm để ẩn nấp. Hoặc ngồi trong hầm chỉ nghe tiếng bom réo, tiếng ục ịch lòng đất dãn ra khói bay sặc sụa đấy là mình đang bị bom, pháo cũng thế, còn nếu tiếng nổ to nhiều thì vẫn yên tâm hơn. Có lần đứng ở cửa hầm cạnh bờ sông bên cầu sắt, mỗi lần máy bay lao xuống tôi lại ngồi thụp xuống bom nổ xong lại đứng lên quan sát, đất bùn từ lòng sông bắn lên rơi cầu vồng xuống lưng, mũ tai bèo bẩn hết, bọn thằng Tỉnh ngồi trong hầm nể tôi lắm. Nhìn những chiếc phản lực A37 cánh bằng quần đảo trên bầu trời chúng tôi ngán lắm vì chúng lượn vòng tròn rất hẹp, thả bom rất chính xác. Mới hôm kia thôi cũng như mọi lần, tôi đang đứng ở gần cửa hầm tiếng máy bay vọng lại hai bóng máy bay lướt qua sau khi đầm đầu xuống và ngóc lên. Sáu chấm đen ở bụng rơi xuống, tưởng rằng sẽ vọt qua đầu tôi như mọi lần nhưng không ngờ ba chiếc dù đỏ lại ba chiếc nữa bung ra trên những quả bom theo đà rơi nhanh bỗng hẫng lại, đen sì từ từ rơi xuống chỗ chúng tôi, khiếp đảm quá tôi lao vào trong hầm C bộ để tránh. Căn hầm rung lên siêu vẹo khói bụi sặc sụa lùa vào hầm ngạt thở, bốn người gồm anh Mứt, anh Khởi, anh Thường và tôi tái mặt nhìn nhau hai tay hai gối quỳ xuống sợ hầm sập. Sự khiếp đảm rồi cũng qua đi khi không còn nghe thấy tiếng nổ và máy bay trên trời nữa, thật may không hầm nào việc gì mặc dù có nóc hầm bị bay mất một lượt đất đi hoặc có cái bị dúm xuống một cửa… Chỉ có hai ông anh nuôi già là không thấy đâu.
 Ai ngờ, bẵng đi một ngày một đêm, hôm nay tình cờ tôi lại gặp trong hoàn cảnh tang thương ghê rợn này, đợi đến tối trời đơn vị làm công tác tử sỹ. Lại cắt mảnh thùng lương khô đục tên người vào mang về phía sau cách đó vài trăm mét lấp lên cắm mảnh tôn làm bia thế là xong. Ở đây cứ ngày là của địch hoạt động hết bom lại pháo hoành hành chúng tôi sau là bộ binh kéo đến, đêm là của ta. Ngày phải chống trả với bom pháo bộ binh địch, đêm lại lo công việc của mình từ tập kích lấy gạo, đạn, tải thương đến chôn cất tử sỹ vất vả gian khổ lắm nên mọi người chẳng có thời gian để tắm giặt mặc dù toàn thân đầy bụi đất. Ăn thì cơm nắm, mắm khô hai bữa qua ngày, một bi đông nước lã thả hai viên thuốc sát trùng vào thế là xong, ngoài những lúc căng thẳng sợ sệt ra nếu còn sống lại đùa nghịch trêu trọc nhau - tuổi trẻ mà…
 Cứ nghĩ đến những cánh dù đỏ đẹp lộng lẫy trên trời mang theo những quả bom, những thần chết từ từ rơi xuống đầu mình mà kinh hãi vô cùng… Không biết một ngày mai đây trong cuộc sống bình yên có ai còn tin vào những chuyện trong chiến tranh của những người lính sống sót từ cõi chết trở về kể lại hay không? Chắc khó lắm, ít người lắm.
unnamed
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com