bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 26
Trong ngày: 428
Trong tuần: 1517
Lượt truy cập: 641986

BÚT KÍ CỦA NGUYỄN ĐÌNH BẮC

VỀ MIỀN ĐẤT TỔ
Ghi chép của Nguyễn Đình Bắc
nh_bc_1
 
Vừa mới hôm kia, nhằm ngày 19-9 năm 2023, gần ba chục Thi nhân Mền Cổ Tích đã thực hiện chuyến đi dã ngoại mà chúng tôi gọi là “Chuyến hành hương về Miền Đất Tổ”. Hôm nay ngồi viết những dòng này mà lòng tôi vẫn rạo rực một niềm cảm xúc trào dâng.
Vào khoảng 10 giờ 30 phút, xe dừng bánh trong khuôn viên “Đảo Ngọc” – một vùng sinh thái với nắng thu dịu nhẹ; Với muôn mầu cỏ cây hoa lá ngào ngạt hương rừng; Với làn gió hiu hiu mang hơi nước của dòng Sông Đà trong xanh như mầu nhớ.
Vừa bước xuống xe, chúng tôi đã lọt trong vòng vây của gần bốn chục các Văn Nghệ sỹ nơi miền quê Phú Thọ mà dẫn đầu là Nhà thơ Ngô Thái. Cùng đón chúng tôi còn có những cựu chiến binh mà trên vai áo lấp lánh những ngôi sao; Mặc dù trên gương mặt còn phảng phất đôi nét phong trần của một thời trận mạc, nhưng hôm nay họ lại mang tâm thế của những văn nhân thanh lịch, hào hoa; Đón chúng tôi còn có cả dàn các nghệ sỹ CLB 26 – 11 của nhà máy giấy Bãi Bằng – Họ là “sứ giả” của một tập thể Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Chúng tôi ngợp trong tiếng cười, tiếng nói và những cái bắt tay ấm nồng tình bằng hữu như những cuộc đón người thân từ nơi xa xứ trở về. Nghệ sỹ nhiếp ảnh Vũ Khắc Ngà đã nhanh chóng thu tất cả chúng tôi vào trong ống kính dưới vòm một trái tim hoa rực rỡ của khuôn viên.
Buổi trưa, chúng tôi quây quần bên bàn tiệc tại Nhà hàng Khoa Niệm với cá Sông Đà, với gà đồi Phú Thọ, với canh rau sắn Phù Ninh; Những cốc bia Hà Nội vàng ươm cứ lăn tăn sóng sánh trong lòng và,… trong mắt nhau; Chúng tôi uống nghĩa, uống tình, và say cái say đậm đà của tình người, tình thơ nơi Đất Tổ.
Chiều muộn, chúng tôi cùng nhau đằm mình trong bể nước khoáng thiên nhiên được hút lên từ lòng đất sâu hàng trăm mét. Mùi khoáng chất hăng hắc, nồng ấm, cay cay cho chúng tôi một ảo giác lâng lâng, mọi người như được tẩy sạch bụi trần, bỏ lại phía sau bao ồn ào nơi phố thị; Và ai cũng cảm thấy như lòng mình thanh sạch hơn, trong sáng hơn.
Khi vành trăng non đầu tháng thả những sợi vàng mong manh trên sườn Núi Tản cũng là lúc nơi hội trường vang lên tiếng nhạc lúc rộn rã, trầm hùng, lúc du dương, thánh thót như gọi, như mời. Cả khán phòng lung linh trong ánh đèn rực rỡ. Không gian như thu hẹp bởi những tà áo muôn tía, ngàn hoa. Vừa lúc ấy, Trưởng Miền Cổ Tích Phạm Ngọc Tâm Dung xuất hiện trong tà áo dài truyền thống – chị bước lên khán đài trong tiếng vỗ tay râm ran, không ngớt như được phát ra tận đáy lòng của những tâm hồn mến mộ; Cái vẻ nền nã, dịu dàng của người con gái miền sông nước Thái Bình cũng không dấu nổi vẻ thanh lịch, kiêu sa của người sống nhiều năm nơi đất Kinh kỳ phồn hoa, văn hiến. Lúc này cả khán phòng lặng đi như chỉ còn lại những hơi thở đều đều để mà nghe, mà cảm thụ từng lời của bài diễn văn khai mạc hàm súc mà rưng rưng, nghĩa tình mà sâu lắng từ giọng nói dịu nhẹ, ấm áp của Tâm Dung. Tiếp theo là lời chào mừng các Thi nhân Miền Cổ Tích của Nhà thơ Ngô Thái. Mặc dù đã ở cái tuổi bát tuần nhưng ông vẫn phong độ như cái thời làm cấp chỉ huy của Tổng đội Thanh niên Xung phong nơi tuyến lửa. Với một cuộc đời từng trải, với sự hiểu biết thâm sâu, ông đã truyền cho chúng tôi niềm khát khao trong yêu thương và trong lao động sáng tạo.
Thay mặt cho hơn 500 Thi nhân Miền Cổ Tích, Trưởng Miền Phạm Ngọc Tâm Dung đã trao tặng các Thi nhân Đất Tổ gần 200 đầu sách là sáng tạo nghệ thuật của các bậc văn nhân đất Đô thành; Nhà thơ Ngô Thái đáp lại bằng một món quà độc đáo, ấy là mỗi thành viên trong đoàn chúng tôi đều nhận được một tấm bánh Trung Thu truyền thống của thành phố Ngã ba sông; Mặc dù hôm nay mới là mồng Sáu tháng Tám âm lịch, nhưng trong chúng tôi đã có một Trung Thu ngời ngợi, tròn đầy.
Sau lời hoan hỉ là những bài thơ sâu lắng được viết từ những cảm xúc chân thành của những trái tim nhân hậu nhằm ngợi ca cuộc sống, ngợi ca tình yêu và... khơi dậy những ước mơ. Xen kẽ những bài thơ chạm đến niềm xúc cảm của con tim là những tiết mục văn nghệ độc đáo của các nghệ nhân không chuyên nhưng được luyện tập và chuẩn bị công phu cùng với những bộ trang phục cầu kỳ bắt mắt; Đó là điệu múa dân tộc Thái trên nền nhạc “Rừng xanh vang tiếng Ta Lư”; Tiết mục múa nón duyên dáng của những cô thôn nữ miền Trung du Bắc bộ; Và độc đáo là điệu múa vòng uyển chuyển, điêu luyện như một nghệ sỹ xiếc tài ba; Cuộc vui kéo đến tận khuya tưởng chừng như không có điểm dừng; Nhưng rồi cũng đến lúc phải chia tay; Chúng tôi bịn rịn chào nhau trong muôn vàn lưu luyến để rồi biết đâu đó đêm nay trong giấc mơ thu còn vương vấn mối tơ lòng.
Với lịch trình đã định trước, ngày hôm sau chúng tôi rời Thanh Thủy để đến dâng hương tại đền Lăng Sương mà theo Chính trị gia Vũ Mão – Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa V, VI, VII, VIII và IX đã viết: “Đền Lăng Sương tọa lạc trên vùng đất thuộc thôn Lăng Sương, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, miền linh địa có một không hai trên cõi trời Nam nước Việt” (tr 5 sách Khu di tích lịch sử Đền Lăng Sương – Nhà xuất bản Thanh Niên – QĐXB số 726/QĐ – NXBTN ngày 31/3/2023). Tương truyền đây chính là nơi sinh thành của Đức Mẫu Âu Cơ và đức Thánh Tản Viên. Và như chúng ta đã biết đức Thánh Tản Viên được nhân dân Việt Nam tôn thờ là “Thượng đẳng tối linh thần” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng cổ truyền của người Việt.
Chia tay vùng đất địa linh nhân kiệt với những tấm lòng, với những hồn thơ mà trong mỗi chúng tôi cứ xao xuyến bồi hồi.
Hẹn gặp nhé những mùa sau!
Ngày 21-9-2023
Nguyễn Đình Bắc
 
 
Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản cho biết 'Khu sinh thái khoáng nóng Khoa Niệm Kính Chào Quý Khách'

 
42
 
Th
 
 
 
B
 
 
Gửi
 
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)