bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BẠN NHƯ NGUYỆT ĐÃ GỬI BÀI!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA BÀI LÊN TRANG, LÀM CHO TRANG THÊM PHONG PHÚ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NHÀ GIÁO TRẦN TRUNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN PV KIM KHÁNH, PHÓNG VIÊN HTV9!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA VIDEO CLIP NÀY LÊN TRANG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ THƠ BÙI MINH TRÍ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 11
Trong tuần: 570
Lượt truy cập: 612424

CÂY BÚT VỎ BẰNG TRÚC

CÂY BÚT VỎ BẰNG TRÚC

          Truyện ngắn của PHẠM KHẮC MÃ

 

Phiên tòa xét xử về tranh chấp thương mại, không có bục khai báo, chỉ có nguyên đơn và bị đơn cùng các luật sư là đại diện hợp pháp cho hai bên, song cách bài trí Hội trường với phông chính gắn Quốc huy, ngồi trên bục xét xử là vị Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân với trang phục chỉnh tề làm Trần Cường có chút mất bình tĩnh.

Quan hệ giữa Công ty  368 - Bộ quốc phòng và Công ty TNHH sản xuất Vật liệu xây dựng Cường Thịnh (thường gọi là công ty Cường Thịnh) là quan hệ kinh doanh thương mại giữa pháp nhân với pháp nhân được thành lập theo luật doanh nghiệp. Các bên đã không tự giải quyết được tranh chấp phát sinh, nguyên đơn là công ty Cường Thịnh do Trần Cường làm giám đốc đã làm đơn khởi kiện theo thủ tục Tòa án. Trong đơn Trần Cường yêu cầu công ty 368 phải thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ phát sinh từ hợp đồng kinh tế. Hội đồng xét xử có nhận định: Căn cứ các chứng cứ có trong hồ sơ và lời khai nhận của các bên đương sự trước tòa có đủ điều kiện xác định công ty 368 còn nợ công ty Cường Thịnh theo đơn là có cơ sở, phù hợp với qui định của pháp luật, nên yêu cầu này cần được chấp nhận.

Từ khi nhận đơn, Tòa án Nhân dân thành phố giao cho Thẩm phán Đoàn Hoài Thương thụ lý, đã ba lần hòa giải, song không thành.

Trong ba lần hòa giải, Thẩm phán Hoài Thương có linh cảm gì đó ở Trần Cường: không phải từ dáng nhanh nhẹn của người đàn ông đã quá tuổi lục tuần với mái tóc hoa râm bồng bềnh khuôn nếp, cử chỉ lịch thiệp, chậm rãi, hào hoa mà rọi vào mắt vị Thẩm phán vốn cương nghị, điềm tĩnh trên khuôn mặt vuông vức, phong trần có một luồng mắt sâu thẳm như biết nói. Một điều gì đó thân quen, gần gũi, bao dung… Sau lần hòa giải thứ nhất, rồi thứ hai, Hoài Thương luôn tự dằn vặt mình, tự hỏi: phải chăng cuộc sống vắng bóng cả cha lẫn mẹ, lớn lên bằng sự thương yêu chăm sóc của bà ngoại đã tạo cho Hoài Thương luôn khao khát tình yêu thương của bậc sinh thành, và khi thấy Trần Cường với vẻ phong lưu từng trải đã tạo dựng hoài vọng về người cha. Là người cầm cân nảy mực, Hoài Thương tự nhủ mình, dù lợi thế đang nghiêng về phía nguyên đơn, song không cho phép cô đặt tình cảm xen vào công việc.

Về phía Trần Cường, ông cũng có cảm giác khác lạ, đời bươn trải trên thương trường, từ khi còn trẻ và tạo dựng doanh nghiệp cho đến nay ông tiếp xúc với bao con người. Ông linh hoạt, cương trực, ngay thẳng trong công việc bao nhiêu thì trước người phụ nữ trẻ đẹp ông thường buông lơi những lời có cánh. Từ khi gặp vị Thẩm phán trẻ đẹp, với gương mặt dịu dàng thanh tú, câu hỏi và ánh nhìn sắc lạnh làm ông không có cơ hội buông câu thăm dò. Kế hoạch “mềm” của ông bị dập tắt ngay từ lần đầu tiên gặp vị Thẩm phán.

Tại phiên tòa, những mâu thuẫn diễn ra trong ba lần hòa giải lại được tiếp tục tranh tụng, rồi cũng đến giai đoạn kết thúc. Từ phòng Nghị án bước ra, Thẩm thán Hoài Thương cùng hai vị hội thẩm nhân dân nghiêm trang trong vị trí xét hỏi, nhịp thở lặng của mọi người trong phòng xử án trước giọng đọc đầy quyền uy của vị Thẩm phán : “Nhân danh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam …”

… Căn cứ các chứng cứ có trong hồ sơ và lời khai nhận của các bên đương sự trước tòa, có đủ điều kiện xác định công ty 368 còn nợ công ty Cường Thịnh theo đơn là có cơ sở, phù hợp với qui định của pháp luật, nên yêu cầu này cần được chấp nhận. Xét ý kiến đề nghị miễn giảm lãi và chậm thanh toán nợ của bị đơn: các ý kiến này không phù hợp với qui định của pháp luật, gây thiệt hại cho nguyên đơn và không được nguyên đơn đồng ý nên không có cơ sở để chấp nhận.

…Từ những chứng cứ trên… Quyết định!

Công ty 368 - Bộ quốc phòng phải thanh toán số tiền còn nợ phát sinh từ hợp đồng kinh tế cho công ty Cường Thịnh, bao gồm nợ và lãi phát sinh do chậm thanh toán…

Tôi tuyên bố kết thúc phiên tòa!

***

Trần Cường hoãn chuyến bay chiều, ông có một quyết định đột ngột sau khi đã thắng kiện trong vụ án kéo dài mấy năm nay qua. Ông tìm đến nhà riêng Thẩm phán Hoài Thương! Ông không đến trả ơn mà đến để xác minh sự áy náy bấy lâu nay, có những nghi vấn cần được làm rõ.

 

 Khi kết thúc phiên hòa giải lần thứ hai, Trần Cường cố tình nán lại, trong phòng làm việc chỉ còn ông và vị Thẩm phán; Hoài Thương niềm nở mời ông ngồi uống nước, thấy thái độ dễ chịu của Hoài Thương, Trần Cường lấy từ cặp một phong bì đã chuẩn bị sẵn 10 tờ mệnh giá 100 đô la đặt trước mặt người đối diện. Hoài Thương uống hết cốc nước lọc, đặt nhẹ cốc nước cạnh phong bì đẩy về phía Trần Cường:

-    Thưa ông! Không biết vì lý do gì mà ngay từ lần gặp ông đầu tiên, tôi có linh cảm như sự thân thiện và rất kính trọng ông, xin ông hãy cất chiếc phong bì này đi, để tôi giữ nguyên cảm giác tốt đẹp. Vì kính trọng ông nên mới có cuộc nói chuyện sau buổi làm việc thế này, đây là sự phá lệ duy nhất của tôi.

Không để Trần Cường nói một lời nào nữa, Hoài Thương bắt tay tiễn khách một cách không vui. Phiên hòa giải lần thứ ba cũng không có gì mới mẻ hơn, chỉ có khác là không còn thấy nụ cười của vị Thẩm phán dành cho hai bên.

Rồi hôm nay tại phiên tòa, với sự chất vấn sắc sảo, viện chứng các hành vị của cả hai bên bằng kiến thức luật pháp và khi kết luận rất chặt chẽ mà bên bị đơn phải tâm phục, khẩu phục. Hai từ “thân thiết” và hành động từ chối món quà của vị Thẩm phán đã khiến Trần Cường muốn tìm hiểu đời tư của vị Thẩm phán.

Không khó khăn lắm trong việc tìm kiếm, Trần Cường bấm chuông một căn nhà nhỏ trong khu dân cư. Qua sự giới thiệu chi tiết cùng dáng vóc của người cao tuổi, Trần Cường được vào nhà, tiếp ông là cô bé xinh xắn, tuổi chừng mười chín, đôi mươi có khuôn mặt y chang Hoài Thương, cô bé cho ông biết về thời gian biểu của mẹ: sau giờ làm việc là mẹ vào phòng tập ghim khoảng 7 giờ tối mới về, còn bố đi công tác, vắng nhà luôn.

Trần Cường quan sát căn nhà, diện tích khá nhỏ nhưng gọn gàng, ngăn nắp, chủ nhân là người biết sắp đặt đồ đạc trong nhà. Như cố ý muốn đợi chủ nhân, ông vừa gợi chuyện vui vừa gắng tìm kiếm một điều gì đó có mối quan hệ “thân thiện”: gia đình có ban thờ tổ tiên đặt trong phòng khách, qua câu chuyện với cháu gái, ông biết ông bà nội cháu vẫn còn khỏe, đang ở riêng, trên bàn thờ  có bát hương sắp chính giữa, phía tay trái bàn thờ có bát hương nhỏ, cạnh đó là bức di ảnh đen trắng của phụ nữ còn rất trẻ, đội mũ mềm rộng vành (kiểu mũ tai bèo), kế bên là tấm bằng TỔ QUỐC GHI CÔNG cũng bạc màu, nét chữ đủ rõ để ông nhận ra họ và tên Đoàn Thị Vi, Đại đội thanh nhiên xung phong 915, ngày hi sinh: 24/12/1972…. Quan sát kỹ tấm ảnh, ông không tìm được mối liên hệ từ cái tên Vi, có liên quan đến cuộc sông của mình. Tấm ảnh người phụ nữ được phục chế, qua thời gian đã phai nhạt. Đập vào mắt Trần Cường là sợi dây vải đeo trên khung tấm ảnh một vật gì đó có hình dáng một cây bút, vật đó bị bám bụi trắng mờ. Một cử chỉ không tự chủ, ông đưa tay với cây bút khỏi khung ảnh, cây bút được tạo ra từ ống trúc.

-    Ấy! ông ơi, bảo vật của bà cháu để lại đấy, mẹ bảo không được ai đụng vào, đụng vào đó làm đau lòng ngoại cháu đấy!  

-    Ông xin lỗi! Nhìn thấy vật này, ông nhớ tới một kỷ niệm.

Vừa lau qua vỏ cây bút bằng chiếc khăn lau kính, Trần Cường đã nhận ra người trong tấm di ảnh kia là ai, ông đặt lại cây bút vào vị trí cũ, trán ông lấm tấm mồ hôi, không nói thêm được lời nào với cô bé đang đứng nhìn ông với bao điều bí ẩn. Ông ngồi lại ghế và hỏi cô bé:

-    Bà ngoại cháu mất lúc trẻ vậy?

Vừa rót cho ông cốc nước lọc, cô bé vô tư kể chuyện cho người khách có cử chỉ lạ vừa  rồi:

-    Cháu không biết mặt ngoại cháu, chỉ được mẹ kể cho nghe: ngoại sinh mẹ cháu, khi mẹ được hơn một tuổi, ngoại để mẹ cháu cho cụ ngoại nuôi, ngoại đi thanh niên xung phong rồi hy sinh do trúng bom B52 ở ga Lưu Xá.

-    Vậy ông ngoại cháu đâu?

-    Cháu không có ông ngoại.

Một câu chuyện về cả một đời người trong di ảnh được cô cháu ngoại kể về người phụ nữ tên Vi chỉ vẻn vẹn mấy từ ngắn ngủi cùng với kỷ vật là cây  bút vỏ bằng trúc đã phần nào khơi dậy trong Trần Cường một cuộc gặp tình cờ gần 50 năm về trước.

Tiếng chuông điện thoại bàn của gia đình réo vang làm cắt dòng suy nghĩ của Trần Cường, cô bé nghe và thông báo lại cho ông:

-    Mẹ cháu có việc đột xuất, sẽ về muộn ạ.

Biết không thể chờ được vị Thẩm phán có mối liên hệ thân thiện với mình, ông để lại gói quà nhỏ là hoa quả và viết mấy lời hẹn vào tờ lịch cũ.

Tạm biệt cô bé, Trần Cường quay về Khách sạn, ăn qua loa chút đỉnh, sau khi tắm nước lạnh, tinh thần ông thư thái hơn, ông bỏ thói quen bật tivi xem chương trình thời sự, ngả người trên sofa, hình ảnh cây bút đưa ông về một thời nông nổi:

Vào một buổi chiều đầu Thu năm 1970, sườn đồi tím lịm màu hoa Sim, đan xen những cây Thanh hao có mùi thơm hắc, nơi các ký túc xá sinh viên trường đại học Cơ Điện được dựng lên bằng tranh tre, nứa lá khai thác từ rừng. Trần Cường vừa hoàn thành vỏ cây bút mà Cường tỉ mỉ cắt, gọt, mài, dũa từ một đoạn trúc tép lấy trong rừng sau một chuyến khai thác về làm lán trại. Với bàn tay khéo léo, vỏ cây bút thật xinh xắn, cả hai phần thân vỏ được lắp vào, mở ra nhẹ nhàng, Cường lấy ruột cây bút hiệu Kimshin lắp vào,  ngắm nghía, tự thỏa mãn với tác phẩm của mình. Đang say sưa thì lớp trưởng gọi giật giọng:

-    Cường ơi! Lệnh nhập ngũ đây này!

Bỏ cây bút vỏ trúc vào túi áo, không đột ngột với lệnh nhập ngũ, vì qua khám tuyển với kết quả sức khỏe A1, trong thời chiến này việc nhập ngũ tính bằng ngày. Cường cùng 30 thanh niên trong cùng khóa học nhập ngũ cùng đợt, đã được Giám hiệu nhà trường và Đoàn thanh niên trường gặp gỡ, động viên, tặng quà lưu niệm, chỉ còn đợi ngày chính thức. Trần Cường biết còn 3 ngày nữa mới tập trung, đủ thời gian để Cường về qua nhà báo cho gia đình biết và tạm việt quê hương, người thân. Trong cuộc chiến tranh ác liệt, việc thanh niên nhập ngũ rồi ra chiến trường, nhiều người không quay trở lại quê hương nữa, đó là lý do Cường báo cáo tổ chức về quê ngay trong đêm.

Cường đã trốn vé chuyến tầu Lưu Xá - Hà Nội, vừa lúc có chuyến Hà Nội- Hải Phòng tới sân ga, Cường nhảy tót lên một toa hàng, người chật ních, chen lấn, tiếng trẻ khóc, tiếng gà kêu, mùi cơ thể cộng với sự phóng uế bừa bãi trong toa tàu rất khó chịu, thi thoảng lại có tiếng hét lên kêu “giẵm vào chân rồi”, “khó thở quá, ngất đây này…” v.v. Do có sức khỏe, Cường lách ra được vị trí có cái cửa sổ bé xíu, mặc cho sự chen lấn, xô đẩy, la hét.

  Cả khối người đứng như nêm, nếu một người nghiêng thì tất cả đều nghiêng, đang vẩn vơ suy nghĩ miên man, Cường thấy có sự động đậy vào vị trí … “ấy”, việc động đậy cứ mạnh bạo dần sau sự im lặng là đồng ý, tay Cường phải vịn vào thành tàu, trời tối chẳng phân biệt được người đứng trước là đàn ông hay đàn bà. Nhưng sự động đậy ấy đối với Cường có cái gì đó khó tả đối với thanh niên hai mươi tuổi, chưa biết mùi đàn bà; Tàu qua sân ga, ánh đèn đường để Cường nhận ra người đứng trước là một cô gái tuổi chừng mười tám, mười chín. Cử chỉ mạnh mẽ khác lạ của cô gái, một cử chỉ vừa muốn chối từ, vừa muốn lặng thinh. Biết Cường phát hiện, cô gái nở miệng cười và sử dụng động tác mạnh hơn, sự va chạm vào chỗ nhạy cảm của con cái với con đực ở lứa tuổi trưởng thành làm “cái ấy” của Cường cương cứng thích thú. Tàu phanh đột ngột, cả khối người theo quán tính xô về phía trước, tay cô gái cũng tách khỏi vật cương cứng nóng hổi, chấm dứt sự động chạm, một cảm giác tiếc nuối. Tiếng thì thầm từ cô gái:

-    Anh xuống ga nào?

-    Tôi xuống ga Hải Dương, còn em!

-    Vậy là có cơ hội xuống cùng ga rồi.

Tới ga Hải Dương, khoảng 3 giờ sáng, cả hai còn một chặng ô tô nữa mới về đến quê, sự đụng chạm trên chuyến tàu chật chội làm hai người như đã thân thiết từ lâu, chẳng ai bảo ai, hai người dắt tay nhau ra phía cuối sân ga, dưới gốc cây bàng, tán bàng che ánh sáng yếu ớt từ sân ga.

Sân ga vắng ngắt, đêm Thu mát dịu, nhìn xa cây bàng như có ba gốc, hai gốc cựa quậy, dù đã cố gắng song  tiếng hổn hển và thở dốc cùng tiếng sột soạt của vải, nhóp nhép của âm dương phát ra từ phía gốc bàng... Rồi cũng đến lúc các âm thanh lạ đó thay bằng tiếng rì rầm của đôi trai gái khi đó cây bàng có ba gốc lặng im.

Phía đông đã ửng hồng, đến lúc hai động vật khát khao dục vọng kia cũng phải tiếp tục thực hiện bổn phận của phần người, thời khắc ngắn ngủi cũng làm nên quyến luyến. Cô gái đặt vào tay Cường chiếc khăn mùi xoa, trong lúc bối rối chẳng có gì gửi tặng người con gái vừa ân ái, thời buổi chiến tranh ai có nghĩ đến gặp gỡ lần sau, thấy trong túi có cây bút vỏ trúc, Trần Cường đưa cho cô gái, rồi họ chia tay như một sự ngẫu nhiên của cuốc sống  gấp gáp thời loạn lạc. Ký ức về lần làm đàn ông đầu tiên cũng chỉ được Trần Cường nhắc lại vài lần khi thêm thắt những chuyện phiếm cùng đồng đội trên đường hành quân, nó bị quên lãng theo năm tháng.

Rời quân ngũ, với vết thương nhẹ trên người, Trần Cường thành lập công ty Cường Thịnh (mang tên hai vợ chồng), trong thời gian ở chiến trường, Trần Cường đã bị nhiễm chất độc Dioxin. Hậu quả là sau hai lần sinh không thành, hai vợ chồng không có ý định sinh con nữa, lợi nhuận trong kinh doanh Cường Thịnh dành cho từ thiện và phát triển sản xuất.

Với Vi (tên cô gái), lần đó cũng là lần về quê để chuẩn bị gia nhập Thanh niên xung phong, cuộc tình ngắn ngủi đó đã làm Vi có mang. Trở về quê mang nặng mối tình với người đàn ông xa lạ, sự mạnh mẽ trên tàu và sự giao hoan bên gốc cây bàng không phải là sự trao tặng của tình yêu, đó chỉ là suy nghĩ bột phát khi ngày mai trong bom rơi đạn lạc không biết sống chết thế nào, có cơ hội phải tận dụng để có cảm giác làm đàn bà; Từ suy nghĩ đó mà Vi sẵn sàng làm một việc không đoan chính. Vi tham gia Thanh niên xung phong vào tháng 6 năm 1972, biên chế vào Đại đội 915 với nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận tải thời chiến kịp thời, thông suốt; tiếp nhận, trung chuyển hàng hoá quân sự phục vụ chiến đấu. Đêm Noel 1972, máy bay B52 của Mỹ rải trúng đơn vị, 60 chiến sĩ hy sinh, trong đó có Vi.

 

Miên man với hồi tưởng, giấc ngủ đã đưa Trần Cường một giấc mơ:

Khu kỷ niệm các chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc đại đội 915 ở khu vực ga Lưu Xá với một quần thể uy nghi tráng lệ, đường dẫn vào được trải đầy hoa, hai bên đường là hàng vệ binh nghiêm trang trong sắc phục trọng lễ.

Trên lễ đài là chiếc băng zôn mang dòng chữ: LỄ ĐÓN NHẬN KINH PHÍ XÂY DỰNG KHU TƯỞNG NIỆM CỦA CÔNG TY CƯỜNG THỊNH. Trong ánh hào quang đó có hình bóng của 60 chiến sĩ thanh niên xung phong đang vẫy chào, hình ảnh của họ mờ ảo chỉ có Vi là hiện lên rõ nhất, một tay Vi cầm chiếc bút vỏ làm bằng trúc, một tay vẫy vẫy theo nhịp khúc tráng ca bất tử hướng về phía Trần Cường, miệng Vi cười tươi như hoa mười giờ.

Doanh nhân Trần Cường cùng vợ đi hàng trước, sau là Thẩm phán Hoài Thương cùng cô con gái tay xen tay đi giữa hai hàng vệ binh cùng sự chào đón ân tình của Nhân dân trang trọng đầy ý nghĩa.

                                                                 

                                                           Tháng 7 năm 2018

hoa_gao

 

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)