bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 24
Trong ngày: 212
Trong tuần: 906
Lượt truy cập: 747995

CHỔI VỚI LỜI BÌNH

Chổi

         Nguyễn Hoàng Sơn

n.hong_sn

NHÀ THƠ NGUYỄN HOÀNG SƠN

 

Thắt lưng thì bó chẽn

Mặc váy những hai tầng

Suốt ngày lo thu vén

Trong ngoài đều sạch bong!

 

Chổi như là cô gái

Tính hay làm, nết na

Những lúc nào rỗi rãi

Chỉ lặng im…xó nhà!

 

Làm suốt năm thấm mệt

Đợi mãi phút giao thừa

Chổi nghỉ ba ngày…”phép”

 Giấy đỏ thềm như mưa…

 

Lời bình của Vũ Nho

 

         Người Việt không ai lạ gì một vật dụng mà nhà nào cũng phải có, ấy là cái chổi quét nhà. Bây giờ một số nhà hiện đại, người ta dùng máy hút bụi hoặc bộ dụng cụ lau sàn nhà. Cũng có nhiều nhà dùng chổi chít hay chổi đót ( gọi tên bằng  cây nguyên liệu làm chổi).  Nhưng nhiều nhà ở nông thôn vẫn dùng cái chổi cổ điển được tết bằng rơm để quét nhà, vừa đẹp, vừa êm và vừa tiện. Đó là cái chổi rơm được nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn nói đến trong bài thơ này.

          Có một điều thú vị là tùy sự cảm nhận và liên tưởng của nhà thơ mà cái chổi được ví von, so sánh. Chú bé Trần Đăng Khoa trong bài thơ “ Buổi sáng nhà em” gọi chổi là “bà” :

                   Bác nồi đồng hát bùng boong

                   Bà Chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

Có lẽ vì khi quét nhà bằng chổi rơm, người quét thương cúi thấp nên chú bé liên tưởng đến dáng “bà Chổi” lom khom thế chăng?

          Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn lại thấy Chổi là một cô gái. Cô mặc váy hai tầng, lại bó chẽn thắt lưng cho gọn gàng, duyên dáng. Mà cái chính ở đây là để thuận tiện khi “làm việc” thu vén làm cho “trong ngoài đều sạch bong”. Thêm một  tính nết na của cô Chổi là tính cần mẫn hay làm và ít nói. Rỗi rãi, không “buôn” chuyện mà chỉ  “lặng im”  ở một nơi kín đáo của căn nhà.

          Ngày nào Chổi cũng quét nhà bền bỉ suốt cả năm không nghỉ. Chỉ sắp giao thừa chổi mới “nghỉ phép” ba ngày. Cái việc nghỉ phép này liên quan đến tục kiêng quét nhà trong ba ngày tết, sợ quét của cải trong nhà đổ đi của người Việt mình đó. Và vì thế cô Chổi -  công nhân môi trường mới   “nghỉ ba ngày…phép”. Khi cô nghỉ thì “giấy đỏ thềm như mưa”, chính là giấy cuốn pháo đốt trong ngày tết mà bây giờ, do sợ nguy hiểm đến người sản xuất, người đốt pháo, chúng ta đã bỏ tục lệ này.

          Bài thơ nhỏ của nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn giúp ta hình dung về cái Chổi, cô công nhân môi trường nết na chăm làm ít nói, và lưu giữ lại cho chúng ta những phong tục của người Việt một thời.

                                                       Hà Nội, Tết Canh Tý 2020

 

 vbnhuy

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)