bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 9
Trong tuần: 1432
Lượt truy cập: 774697

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ

 Năm 2010, nhận lời mời của Bộ Văn hóa Nga, Đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Lê Văn Thảo, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn thăm Nga 15 ngày. Các nhà văn thành viên gồm hoàng Minh Tường, Y Ban, Vũ Nho kiêm phiên dịch. Dưới đây là ghi chép của Vũ Nho.

 

CHUYẾN THĂM NGA CỦA ĐOÀN NHÀ VĂN VIỆT NAM

 

                                                Vũ Nho

 v_nho_nguyn_kh

             Vũ Nho

28.V. 2010 Bay 10 tiếng đồng hồ, vượt 7850 km từ Nội Bài, Hà Nội đến Semechevo, Matxcơva. Oleg Bavykin  đón ở sân bay. Về nhà hàng Việt Nam của vợ chồng anh Hoàng, ăn cơm Việt. Sau đó Vũ Nho và Lê Văn Thảo về KS Đại học tổng hợp. HM Tường và Y Ban về nhà Nguyễn  Thị Kim Hiền.

          Khi ở trên tàu bay, ghế trống nên Y Ban lật ghế lên nằm ngủ. Xuống sân bay, Vũ Nho ra trước tìm chỗ lấy hành lí. Mãi không thấy mọi người. Hóa ra Y Ban trùng tên với đứa bị nghi là khủng bố.( Đấy là theo lời Ban, có Trời mà biết được các bác Nga nói với Y Ban điều gì) Mà cũng có thể là máy tính tìm không ra tên của chị chàng nên chúng cứ giữ. Hoặc giả là trong túi xách của Ban có đủ các thứ hàng: 2 quả mướp, 10 bắp ngô, một ít vải tươi, rau ngót, rau húng, ớt tươi, mồng tơi và gi gỉ gì gi…Lạ cái là họ cho qua hết. Xuống nơi tìm thấy hành lí, chất lên xe. Ra ngoài thì Oleg đến. Huy Hoàng, Châu Hồng Thủy gọi điện. Yên tâm.

          Ăn cơm ở nhà hàng Bếp Việt. Hoàng Minh Tường đem Thời của thánh thần ra tặng vợ chồng anh Hoàng. Rồi cả bọn về nhà Hiền để đồ. Kéo sang khách sạn Đại học Tổng hợp. Chụp mấy bức ảnh đêm. Sim điện thoại chưa lắp nên không liên hệ được. Vũ Nho nhờ Huy Hoàng gọi về nhà báo tin cho bác Thìn yên tâm.

          Tối hôm đó anh Lê Văn Thảo loay hoay lắp được sim vào máy. Nhưng anh không gọi được. Hai ông gọi cho nhau cũng không được.  Lúc ba giờ khuya, Vũ Nho gọi cú điện thoại về nhà thành công ( khi đó ở nhà là 6h30 sáng). Tiếp theo anh Thảo cũng gọi được cho con trai. Hai ông ngủ tiếp đến quãng 5 giờ thì dậy. Trời đã sang tanh bành. Hai ông xuống đường đi bộ. Nhà hàng mãi 8h30 mới mở cửa. Đi chán lại quay về đợi giờ đi ăn sáng.

          Đúng 8h 30, hai ông lò dò xuống. Nhà hàng đã mở cửa. Vũ Nho cẩn thận hỏi xem giả bằng Đôla có được không. Trực nhật trả lời là không. Vậy là có một đống tiền nhưng hai ông đành nhịn đói. Lúc này cảm giác hoàn toàn bị cô lập. Điện thoại không liên hệ được. Tiền không có. Anh Thảo bảo nhờ họ gọi ta xi để đi ra chỗ đổi tiền. Ra đó mới có tiền rúp  trả cho ta xi và đi ăn sáng. Vũ Nho nói lại với nhân viên trực khách sạn. Bà ta nói không cần đi ta xi. Đi thẳng từ KS ra, rẽ trái, đi 3 nhà sẽ có chỗ đổi tiền. Thế là hai ông quyết tâm đi. Không thấy dấu hiệu Ngân hàng, nhưng đúng là có một điểm  chi nhánh ngân hàng. Vào tới nơi. Thấy treo tỉ giá đổi và phí đổi từ 1000 đến 10.000  U SD. Mừng quá. Hóa ra không thể đổi dễ dàng. Nhân viên đưa cho Vũ Nho một bản khai yêu cầu điền vào đó Họ tên, nghề nghiệp, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi ở hiện tại, và mấy câu hỏi dài dòng rắc rối khác mà không có từ điển, chịu không rõ là hỏi cái gì. Vốn nhanh nhẹn nên Vũ Nho nói rằng lâu lắm không dùng tiếng Nga, không biết hai câu hỏi này thì nên đề Đa hay Nhét? Nhân viên bảo nên đề Nhét. Vậy là đổi tiền xong.

          Khi về Khách sạn thì Ban và Tường cũng đã đến. Anh Thảo muốn vào Bar để ăn sáng, nhưng mọi người bảo sang nhà Kim Hiền. Thế là qua đó.

 

29.V. Đi thăm bảo tàng Kremli. Không ngờ người xếp hàng đông đến thế. Trước đó, Oleg đỗ xe rồi mọi người đi bộ qua thư viện mang tên Lê- Nin. Trước sân thư viện là tượng của Đốt xtoepxki. Vũ Nho lấy làm lạ. Hơn hai mươi năm trước, đã từng đọc sách cả tháng trong thư viện này. Lại còn tra giúp tài liệu về Văn tâm điêu long cho bạn cùng khoa là Bàn Tiến Tân nữa. Rõ là không có tượng Đốt. Hỏi lại Oleg. Quả đúng như vậy. Bức tượng này mới được đặt trong vòng một chục năm nay.

Mua vé vào cửa đã đông. Xếp hàng vào cửa lại càng đông. Oleg l áu cá đã chia đoàn thành hai nhóm. Một nhóm xếp hàng mua vé. Một nhóm xếp hàng đợi vào. Khi có vé thì không phải xếp hàng nữa. Quả là một sáng kiến hay. Tiết kiệm thời gian. Nhưng hóa ra thiên hạ cũng có người làm. Người đứng trước mình không vào mà nhường cho mình lên. Thì ra là chưa có vé.

          Bảo tàng là một nơi rộng mênh mông với ti tỉ thứ để xem. Nào là Đại bác, nào là chuông vỡ, nào là nhà thờ với những hầm mộ, nào là chỗ cầu nguyện, giáo đường, tu viện, nào là những vòm củ hành dát vàng,…Đi mỏi cả chân. Thế rồi đi ra, chờ Oleg mang ô tô đến để chở ra quảng trường Đỏ. Cả đoàn lại duyệt bộ trên quảng trường. Lăng mộ LêNin vẫn còn đó. Nhưng không có người gác. Và cũng không mở cửa. Năm xưa, trước khi về nước, tôi cũng cố xen vào một hàng khác đứng chờ để được viếng Lê Nin. ( Cũng tò mò xem xác ướp của cụ có khác Bác Hồ ở  lăng Ba Đình không). Bây giờ chụp cho Hoàng Minh Tường một kiểu ảnh. Rồi cả bọn lại duyệt binh trên quảng trường. Vũ Nho trêu đùa là trong Binh đoàn nhà văn Việt Nam tham dự Lễ diễu binh tưởng tượng, có nữ nhà văn Y Ban trong trang phục quần đùi mốt nhất thế giới!

di_nga_28-_5_10-6_-2010_066

          Trên quảng trường còn lưu lại dấu vết đài xử giảo ngày xưa. Bây giờ mọi người ném tiền xu vào đó để cầu phúc. Cả đoàn chưa tiêu nhiều nên chẳng ai có đồng xu mẻ nào để cầu.

Điều thú vị nhất là những bức vẽ trên vải che ngôi nhà cũ bị phá đi xây lại. Các bác Nga cứ xây ở bên kia, bên này khách du lịch cứ việc tham quan. Đấy chẳng qua chỉ là vải da rắn mà Hà Nội vẫn che các nhà xây dở. Nhưng họ làm đẹp và khéo đến nỗi cứ nghĩ đó là các tòa nhà cổ kính tự ngày xưa!

 

 Trên đường đi rẽ qua Trụ sở Hội nhà văn Cộng hòa liên bang Nga. Nhà 13 đại lộ Kon xomonxki. Tòa nhà khá to. Phòng Oleg nhỏ ở ngay tầng một. Oleg dẫn lên Hội trường. YBan đóng vai chủ tịch đoàn cười toe. Còn Vũ Nho cũng chụp một ảnh đang giơ tay chào mọi người ở dưới.

 

Tối lên tàu hỏa đi Vanđai. Ra ga Xanh Petecbua.  Vợ của Oleg lái một xe, cháu Sơn, con trai Kim Hiền lái một xe chở cả đoàn và đồ đạc. Tại đó là quảng trường ba ga. Mỗi ga mỗi vẻ. Khi lên tàu, các bác Nguyễn Huy Hoàng, Châu Hồng Thủy dặn phải hết sức cẩn thận. Đề phòng kẻ gian lọt vào khoang lấy giấy tờ, tiền bạc. Để cho chắc ăn, Kim Hiền, Lê Văn Thảo, Hoàng Minh Tường, YBan chung một khoang. Tất cả đồ đạc để trong khoang này. Vũ Nho và Oleg thì ở khoang bên cạnh. Làm quen với cậu thanh niên học tiếng Tàu ở VladiVoxtoc. Mọi người đi lên toa nhà hàng. Y Ban không đói không có nhu cầu ăn nên coi toa.

Anh Thảo đòi ăn món bánh mì đen, bơ và fomai. Mình đã đặt bia và các món đó. Nhưng chịu chết không nhớ lại được fomai tiếng Nga gọi là gì. Giải thích cho nhân viên bán hàng. Cô không biết tiếng Pháp ( Mình cũng chẳng rõ cái món khỉ gió ấy tiếng Pháp có gọi là Fomai hay không). Loay hoay một hồi, mình nghĩ ra mẹo, giải thích với cô rằng đây là món cùng ăn với bánh mì và bơ. Bơ thì mềm hơn. Còn món đó cứng hơn, dùng dao để thái. Cô bán hàng hiểu ra : xư-rơ phải không? Mình reo lên : Hoàn toàn đúng. Đúng là Xư rơ ( dịch sang Việt là Pho mát). Thế là hoàn thành đơn đặt hàng.

Bữa ăn trên tàu rất ngon.  Bia và bánh mì đen với pho mát, cá trích rất hợp. Hoàng Minh Tường và Oleg gọi rượu. Phấn chấn, nhà văn họ Hoàng nói oang oang. Chẳng hiểu ông xì xồ với Oleg những gì.

Rồi cả bọn cũng kết thúc và trở về khoang của mình. (Còn tiếp)

 tho-bien-dem

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)