bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 146
Trong tuần: 672
Lượt truy cập: 662368

CÓ TÂM, TÂM MỌC...

Đặng Văn Toàn
 
CÓ TÂM, TÂM MỌC...
 
     Đầu tháng vừa rồi, theo giới thiệu của anh bạn cùng ở Hội VHNT Thái Bình, tôi về thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy, gặp và tiếp chuyện một cụ bà đã ngoài 90 tuổi với rất nhiều ngạc nhiên và ấn tượng.
     Lúc chúng tôi đến, chị Nguyễn Thị Nhật, con dâu cụ, nói chiều nay cụ đi họp chi bộ, phải nhờ người đi tìm về.
     Trong ngôi nhà nhỏ nhắn khiêm nhường giữa phố thị ồn ào đông đúc, cụ được con cháu bố trí một mình ở hẳn trên tầng hai với đầy đủ phòng ngủ, phòng khách, nhà vệ sinh, các tiện nghi sinh hoạt. Thử hình dung, một cụ bà tuổi ngoài 90 mà hàng ngày lên xuống cầu thang bao nhiêu lần, tự mình sử dụng, điều khiển các phương tiện, tiện nghi sinh hoạt thiết yếu cho bản thân, rồi tiếp khách, đọc sách, tập tâm năng dưỡng sinh... Nghĩa là, mọi thứ vẫn tự làm, tự chủ, chưa phải nhờ vả đến con cháu.
     Một lúc, có tiếng nói chuyện rổn rảng từ cầu thang lên. Trước mặt tôi hiện ra một cụ bà dáng người vừa phải, nhanh nhẹn, vừa bước lại vừa chào khách thân mật, nhanh nhẹn, tự tin và thoải mái. Rồi cụ tự tay rót nước mời khách, xếp đặt lại mấy thứ ngổn ngang trên mặt bàn. Và câu chuyện được dần dần mở ra, chắp nối theo độ nhớ đã gần trăm năm về trước...
     Cụ Tống Thị Tô sinh năm 1928 tại làng Cao Dương, xã Thụy Hưng, huyện Thụy Anh cũ, nay là huyện Thái Thụy.diemien     Thân sinh cụ là người có chữ, là bạn học với cụ cử Tiết (Cụ cử Tiết sinh ra cụ Nguyễn Đức Cảnh, người Cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam).
     Thân sinh cụ từng giao du và đã có những hoạt động yêu nước, cách mạng ngay từ thời Đông kinh nghĩa thục nên bị bắt đi tù ngoài Côn Đảo. Phải sau hai năm, sức yếu, người em trai và con trai cả vào ngồi tù thay thì cụ được thả tự do về quê sinh sống.
     Được sinh ra và nuôi dưỡng trong gia cảnh khá đặc biệt như thế, cô bé Tống Thị Tô không giống như bao cô gái khác trong làng. Ngay từ năm 1944, cô đã làm viễn tiêu tức liên lạc, canh gác cho Việt Minh và cốt cán, cùng thời với ông Đào Ngọc Chế, Tống Duy Tế,  Lại Huy Tâm... Ông Đào Ngọc Chế sau này làm đến Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình. Cách mạng tháng Tám và kháng chiến, trải qua các công việc bên phụ nữ, dân quân, Bình dân học vụ của thôn, của xã. Đến tháng 3.1949 được kết nạp vào Đảng.
     Sau ngày hòa bình, khi có phong trào hợp tác xã, cụ tham gia Ban chỉ đạo thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp, làm Bí thư phụ nữ xã rồi thoát ly lên huyện. Nhờ có văn hóa lớp 7, cụ được đi học Trường Đảng tỉnh rồi lên học quản lý kinh tế tận trường Nguyễn Áí Quốc trên Hà Nội. Năm 1967 làm Phó Chủ tịch huyện Thụy Anh, đến khi sáp nhập Thụy Anh với Thái Ninh, cụ lại làm Phó Chủ tịch huyện Thái Thụy. Từ năm 1979 cụ giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân huyện Thái Thụy cho đến lúc nghỉ hưu năm 1988.
     Về nghỉ hưu, cụ lại tham gia công tác và công việc xã hội như Bí thư chi bộ, cán bộ phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, tổ dân phố và tham gia tổ chức phong trào luyện tập tâm năng dưỡng sinh mang lợi ích cho cộng đồng và cho chính bản thân mình.
     Trong đời mình, cụ đã hai lần may mắn được gặp Bác Hồ vào năm 1958 ở sân vận động thị xã Thái Bình và năm 1960 ở xã Nam Cường, Tiền Hải. Năm 1958 Bác trực tiếp bắt tay và khen: Cô bé Tống Thị Tô giỏi kháng chiến, giỏi lãnh đạo nông nghiệp...
     Chả là dip đấy, ở các vùng nông thôn, phong trào xây dựng Hợp tác xã Nông nghiệp mới bắt đầu. Cô Tô đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật như cấy dày, cấy dăng dây thẳng hàng, thả bèo hoa dâu và bón phân đạm hóa học. Mảnh ruộng 1 sào 5 thước cấy giống lúa mới Di hương lúc thu hoạch đạt 274 kg. Tất cả những điều này đều là mới lạ, là thắng lợi bước đầu, cổ vũ phong trào thâm canh tăng năng suất lúa lúc bấy giờ...
     Cụ hào hứng kể về chuyện xây dựng cây cầu Diêm Điền cách nay đã mấy chục năm. Lúc ấy cụ đang là Phó Chủ tịch huyện Thái Thụy, đã chủ động đề xuất, đôn đốc các cơ quan, ban ngành liên quan, trù tính về nguồn tài chính, về kỹ thuật, về lực lượng thi công... và những chuyến đi giao dịch tìm kiếm vật tư ở trên tỉnh và tỉnh ngoài đầy gian nan, vất vả. Công sức, trách nhiệm và tâm huyết. Đến nay, Diêm Điền ngày một mở mang, phát triển, song cây cầu vẫn hiện diện như một điểm nhấn, một niềm tự hào của người dân quê biển. Vậy nên nhiều người vẫn thân mật gọi tên cây cầu này là cầu Cụ Tô hay cầu Bà Tô như một sự tri ân trân trọng mà dân dã...
     Trong câu chuyện, thấy khách thỉnh thoảng để ý đến quyển sách dưới mặt bàn, cụ liền nhặt đưa lên. Tên sách: Khám phá những bí ẩn về Trái Đất (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội).
     -  Thế cụ vẫn còn đọc sách ạ?
     - Tôi vẫn đọc. Mà chưa phải dùng kính. Tôi chưa dùng kính bao giờ. Đọc để biết anh ạ!
     Vâng, đọc để biết. Sách khoa học chứ giải trí gì đâu? Cứ thế cụ đã cuốn tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
     Rồi cụ nhắc lại lời của cụ thân sinh dạy con gái: Có tâm thì tâm mọc, không tâm thì tâm tản.... Lời dạy ấy đã đi theo cụ suốt một đời người.
     Mãn chiều, tôi xin phép được ngưng chuyện ra về. Cụ nhanh nhẹn đọc cho tôi số điện thoại bảo là để tiện liên lạc. Xuống hết cầu thang, giữa đông đủ mọi người, tôi thành thật chúc sức khỏe và động viên:
     - Thưa, cụ vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và minh mẫn lắm... Theo con, cụ sẽ vượt tuổi 100 đấy ạ!
     Cụ cười rang rảng bắt tay tôi và nói to để con cháu, mọi người cùng nghe:
     - Nếu được trăm tuổi, thì lúc ấy tôi sẽ mời, anh phải xuống đây chia vui với tôi và con cháu trong nhà đấy nhé!
     Ôi, một bà cụ 93 tuổi, mà chưa thấy dấu hiệu của tuổi già. Chẳng phải cánh trẻ chúng tôi động viên cụ mà ngược lại, chính cụ đã động viên cánh trẻ chúng tôi....
     Những tình cảm xáo động, những ấn tượng quá sâu đậm. Cho nên, mãi đến hôm nay, khi lòng mình đã lắng lại, tôi mới có thể ngồi viết mấy dòng này như một tri ân, nặng tình, nặng nghĩa./.
             
                                                             Đ.V.T
                                                         
 
 
 
 
 
 
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)