bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 33
Trong ngày: 509
Trong tuần: 1269
Lượt truy cập: 774085

ĐÀN BÀ NÔNG NỔI

ĐÀN BÀ NÔNG NỔI

Truyện ngắn của Phạm Ngọc  Tâm Dung

 tm_dung

  • Câu ca dao các cụ nói, đố có sai: Đàn ông nông nổi giếng khơi .Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" - Đúng là cái giống đàn bà bọt bèo nông nổi, vừa mới thơ thớ vợ vợ chồng chồng ngày nào, thế mà khi gặp nạn, nó quay mỏ lại ngay! Đồ đĩ rạc!
  • Cái ông này, ông lẩm bẩm cái gì đấy, ông nói ai, con nào đĩ rạc!
  • Con đĩ Xoan chứ còn ai!
  • Thôi chết! Bé cái mồm thôi, tôi lạy ông... con à không... bà ấy giờ làm cán bộ cốt cán rồi, quyền lực trong tay, lạ.. lại còn...
  • Còn cái gì, còn làm con nỡm cho mấy thằ... nữa chứ gì! Đồ...

Bà Mùi đang bế đứa nhỏ, đỏ hỏn, đặt thốc con bé  khóc thét xuống giường vừa lôi vừa van ông Hoạch chồng bà vào nhà. Không biết họ to nhỏ những gì mà ông Hoạch cầm con dao phát, hùng hục chặt phăng khóm chuối bên bờ ao, cây đổ rào rào, ngổn ngang, mặc kệ. Rồi như phát điên, mắt đỏ ngầu, ông chém mạnh lưỡi dao xuống hòn đá cầu ao, lưỡi dao quằn, tóe lửa.

 

             Chuyện  là thế này. Ở cai làng Chủ đây, ai cũng biết Hoạch và Hữu là hai người thân nhau. Từ khí còn bé tý, hai đứa là thần đồng của xóm trại. Không cứ gì ông Hoạch, làng trên xóm dưới, ai cũng khinh bỉ cái nhà chị hai Xoan vợ bé cũ của ông lý Hữu. Ngày chưa lấy làm hai ông Hữu, cô Xoan vốn xinh đẹp nhất làng. Nước bánh mật giòn tan và đôi bầu ngực thây lẩy căng mọng. Đặc biệt là cặp mắt lá răm... Bao trai làng hỏi mà Xoan chẳng ưng ai. Đùng một cái về làm vợ bé ông Hữu. Ngày Xoan về nhà chồng, mấy trai đinh tiếc ngẩn ngơ. Hôm đó vào dịp cuối năm giá rét, bà cả Hữu đích thân mang cặp gà sống thiến và mâm xôi, cau cả trăm cho người nhà gồng gánh đến hỏi cô Xoan cho chồng. Ông Hữu, quần chúc bâu trắng, áo the , khăn xếp đến xin  làm rể. Trong nhà, bà Giáo Lâm đắp chiếu sùm sụp không sao bò dậy mà mời họ mạc được miếng trầu. Người làng đồn rằng bà giáo Lâm ốm đau, kiệt quệ, phải gả con gái làm vợ bé cho lý Hữu. Cũng phải công nhận là lý  Hữu là người biết điều. Tùy cảnh một vò hai gáo nhưng chả bao giờ thấy nhà Hữu điều tiếng gì. Việc chị chị làm, việc em, em làm. Thật ra công việc lớn nhỏ đều đổ lên đầu cô vợ bé. Chị cả Hữu người thấp bé, có cái dáng gù lưng tôm, sòn sòn năm một. Mới ngoài ba mươi tuổi mà chín đứa con. Vừa sinh đầu năm, cuối năm đã lại lùm lùm cái bụng. Cô Xoan ngoài việc nhà cửa đồng áng, quản lý kẻ ăn người làm còn phụ việc buôn bán cho chồng. Chả là ông Hữu còn có một cửa hàng buôn xe đạp trên phố huyện. Cô Xoan lại biết chữ ít nhiều nên việc sổ sách tính toán cũng đỡ được phần nào. Những khi rỗi rãi, vợ chồng còn cùng nhau lên  phố huyện xem gánh hát diễn tích Lưu Bình Dương Lễ.

 

         Ông Hữu vốn là một trai làng khỏe mạnh, thông mình lanh lợi. Ngày trước hai cụ thân sinh cũng cho theo học trường Tây ít nhiều. Năm Ất dậu 1945, khi ấy cha mất được vài năm, ông một tay dắt mẹ và em gái đi bộ mấy ngày đường ra Hải Phòng kiếm sống. Cái cảnh cầu bất cầu bơ nơi đất khách quê người, làm đủ thứ nghề mạt hạng. Khi thì kéo xe tay, lúc gánh nước thuê và cuối cùng do điển trai, nhanh nhẹn đã được một người cùng làng giới thiệu làm bồi cho Tây Đoan. Chàng trai làng chân đất Hữu cũng học được vài ba mẹo kiểm ăn. Rồi qua nạn đói Ất Dậu, Hữu chững chạc về quê và giắt trong người chút lưng vốn con con. Hai vợ chồng chăm chỉ với ba mẫu ruộng mới tậu, cộng với non mẫu ông nhạc cho hồi môn, ba sào chè và cửa hàng buôn xe đạp cũ trên phố huyện đã làm nổi cơ đồ của vợ chồng anh. Và cũng không ai rõ nguồn cơn nào mà anh lại cưới được cô Xoan đẹp người đẹp nết làm vợ bé. Ngày hoà bình lập lại, anh Hữu từng đi gom xe cũ ở mãi tận mạn khu bốn. Anh hiểu rất nhiều về nhân tình thế thái thời giáp gianh giữa chiến tranh và hòa bình. Rồi một hôm, vào một đêm giá rét, cô Xoan ôm cái bị cói với vài bộ xống áo vá chằng vá đụp chạy về nhà mẹ đẻ vừa đi vừa gào khóc. Thì ra tay Hữu là kẻ giở mặt. Sau khi chiếm được trinh tiết và sức lực của con người ta, bây giờ cô Xoan hơi ốm đau là vợ chồng gã đuổi ra khỏi nhà. Kẻ độc mồm thì chì chiết cô là loại gái bỏ đi. Người hiền lành hiểu chuyện thì cho là cái số hồng nhan bạc phận. Bọn trai làng trước đây từng say mê cô thì được phen đá xoáy trả thù. Xoan mặt mũi hốc hác, ngơ ngác, gầy rạc như xác con ve. Gặp ai cũng kể lể về cái đận bị phụ bạc. Từ một người hiền lành, ít nói, Xoan trở nên dày dặn, nhiều lời và bất chấp. Rồi một ngày đất bằng nổi sóng. Người ta truyền tai nhau những câu chuyện long trời lở đất. Các cán bộ trong "đội"  Cải cách được cấp trên cử về hiên ngang túi dết đeo hông trên ủy ban và các ngả đường. Các chức sắc của làng bị tước bỏ. Mấy lão lý  trưởng, chánh tổng thét ra lửa run như cầy sấy. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, nông hội và nhiều hội khác hoạt động tưng bừng. Nét mặt hân hoan, toàn nói chuyện về những nông trường Liên Xô, Trung Quốc. Không ngày nào là không họp bàn. Thôi thì đủ thứ. Nào là "Chia ruộng đất của địa chủ". Nào là  bầu cốt cán. Nào là quy thành phần. Nào là chuẩn bị đấu tố... Đêm đêm tiếng chó sủa inh ỏi, tiếng gậy khua loạng quạng, và tiếng người quát tháo chát chúa. Đèn chai, đèn bão và cả đèn hoa kỳ nhập nhòa, lởn vởn như ma trơi. Những bần cố mấy đời nghèo đói, hèn mạt khố rách áo ôm, những bố cu, mẹ đĩ bỗng một phát lên ông lên bà, lên cốt cán. Bao nhiêu cái nghèo hèn, dốt nát ngu si suy cho cùng là do... địa chủ cường hào ráo trọi. Người ta túm năm tụm ba, bên bờ ruộng, bên mâm cơm độn khoai, trên đường đi chợ, và cả khi cửa liếp đã đóng kín... Cô Xoan khác hẳn khi xưa. Áo cánh phin trắng giặt bằng xà phòng hẳn hòi, thơm phưng phức, cô đi từ sáng sớm đến tận tối khuya. Cô được chọn bầu vào ban cốt cán có thâm thù với giai cấp địa chủ. Mọi người trong ban, ai cũng thông cảm với hoàn cảnh của cô. Họ mời cô đấu tố điển hình. Sự vạch mặt chỉ tên của vợ chồng tên lý Hữu của cô được cả bàn dân thiên hạ chứng kiến. Đó là một buổi sáng mùa đông giá lạnh. Lý Hữu thân tiều tụy, với chiếc áo vá chằng đụp, chiếc quần bị xé nửa ống thành ra cao thấp khác nhau. Tay bị trói giật cánh khỉ, lê bước ra trước sân đình. Tiếng khẩu hiệu hô vang: - Đả đảo địa chủ! Đả đảo tên lý Hữu!  Có khổ tố khổ nông dân vùng lên!  Lý Hữu cắn chặt môi, mắt cụp xuống, toàn thân muốn ngã. Cô Xoan nhìn gã bằng ánh mắt rất lạ, và sau nửa tích tắc, đôi mắt của Xoan như bốc lửa. Xoan thét lên: -Thằng Hữu kia! - Dạ! - Mày ngẩng đầu lên, mày cắm mặt xuống, mày không mở mồm ra chào bà à? - Vâng! Thưa bà.  Con xin chào bà!

 Xoan vừa khóc vừa kể, giong đanh lại: - Mày có nhớ nào cái đận  tao ốm nặng, mày cho vay nặng lãi và ép tao làm vợ bé. Mày nhớ chứ? – Dạ nhớ ạ!

Cái đận vợ chồng mày ngủ bắt bà xay thóc, không cho ăn... Không cho sinh đẻ và đuổi về không một cắc với cái bị rách và vài chiếc váy đụp lau chân của vợ   mày.  Mày nhớ không?

Nói đến đây, cô Xoan ngất đi. Người ta phải khiêng cô ra, để mấy chị nông hội ra sức thoa dầu, cô mới tỉnh. Chứng kiến cảnh cô Xoan đấu tố chồng cũ, các ông bà trong đội cải cách hả hê, mặt nở nang, cánh mũi phập phồng. Bõ công bao ngày đêm tuyên truyền và ... tập huấn.

         Cả làng Chủ tựa như đang chuyển sang một thế giới khác. Người ta  phấn chấn với những món quả thực được chia. To thì nhà,  ruộng, một góc trâu, bò. Bé thì cái cối xay, cái mâm đồng, mớ bát đĩa hay cả cái ống nhổ cốt trầu. Có người còn cố gắng vần cả cái cối đá thúng về để chềnh ềnh ở sân. Người ta cứ đến và tranh nhau ném vào mặt bọn "địa chủ gian ác" cái nhìn...ta đây! Do hoạt động tích cực, do khéo léo quan hệ tốt với các đồng chí  đội cải cách, do xinh đẹp và hình như còn do điều gì bí ẩn nữa mà cô Xoan và vợ chồng anh họ cô Xoan cùng hai hộ cố nông  được chia toàn bộ cơ ngơi của nhà tên Hữu. Nhìn vợ chồng con cái ông ta   lủi thủi, cung cúc ra khỏi nhà, bà cốt cán Xoan  lặng lẽ, khẽ quay mặt đi.  Thế rồi chẳng hiểu do thu xếp, thỏa thuận thế nào mà  một thời gian sau, các vị cùng được chia nhà dọn ra nơi khác ở, nhường lại toàn bộ cơ ngơi cho bà cốt cán Xoan.

 

             Giờ đây “bà cốt cán”  Xoan  chỉ còn thân một mình trong một ngôi nhà gỗ lim căn cơ nguyên vẹn. Đêm nằm nghe tiếng gà eo óc gáy cầm canh, Xoan đã bao lần thổn thức. Chỉ những khi, một mình đối diện với chính mình, cô mới khóc. Giọt nước mắt nhớ thương, ai oán tủi hờn. Các cán bộ cải cách sau khi làm xong nhiệm vụ cũng đã rút về cả. Những bà con bần cố cũng bớt rỉa rói bọn thành phần xấu. Đảng và nhà nước đã đưa ra chính sách "Sửa sai". Nhà ông  lý Hữu cũng  chỉ là cái chức lý trưởng mua, xét thấy không bóc lột ai và cũng không có tội lỗi gì nên được xuống thành phần.

       Chiều ba mươi tết năm đó, cô Xoan làm mấy mâm cơm mời họ hàng nội ngoại nhà chồng cũ. Trong số khách đó, có vợ chồng nhà ông Hoạch, bà Mùi.

Khi  mọi người tề tựu đông đủ, ông  Hữu khăn xếp áo the, run run, cầm bó nhang thắp dâng lên bàn thờ tổ tiên mà  lầm rầm:

  • Thưa tiên tổ, ông bà. Sở dĩ nhà ta phúc vẫn còn vượng là nhờ sự hy sinh và tài đảm lược của người bạn đời thủy chung và tao khang của con.

Ông  quay ra phân bua với mọi người : - Tôi và nhà tôi đã cùng nhau thực hiện kế khổ nhục,  nhà tôi mang tiếng phụ bạc, oan ức và  khổ thân nhà tôi quá. Rồi quay sang phía  cô Xoan,  ông xúc động: - Mình ơi,  xin cho tôi  lạy mình một lạy!

                                                                  

                                                     Hà Nội 14/10/2020

 tm_dung

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)