bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 256
Trong tuần: 1586
Lượt truy cập: 651977

ĐỒNG ĐỘI MÃI BÊN TÔI

Dương Thiên Lý

ĐỒNG ĐỘI MÃI BÊN TÔI

Con đường vào ấp 8 xã Tân Thành nhỏ, màu đất bazan muôn đời thân thiện, màu mỡ. Bụi đỏ quấn quýt lấy hai người chúng tôi. Còn đang “ khó chịu” với cái nóng, cái bụi thì bất ngờ cơn mưa ập đến. Mưu ở miền Đông Nam Bộ này thường vẫn chợt đến, chợt đi. Trận mưa tuy không to, chỉ trên lất phất một tý nhưng cũng đủ làm chúng tôi chạy xe phải dè chừng. Loại đường đất đỏ bazan này khô thì bụi vấn vít, ướt thì trơn trượt, bùn quấn quýt dẹo quánh. Vất vả, cố gắng rồi chúng tôi cũng đến được địa chỉ cần tìm. Vừa vào đến ngõ nhà, một ông già nhỏ nhắn, thấp, có đôi mắt đặc biệt tinh nhanh, thoăn thoắt chạy ra đón chúng tôi.
Tôi đang làm vườn, nhà có hai mẫu quýt, mấy hôm nay xuất hiện sâu xoắn lá, nhiều cây bị bọn này phá trắng hết cành. Mấy anh khuyến nông hướng dẫn, bán thuốc diệt sâu, chúng tôi đang cố gắng điều trị, nghe ra cũng có tiến triển tốt. Bây giờ hoa quả Trung Quốc nghe nói nó tẩm ướp chất độc hại nên quýt vườn vẫn có giá. Hai mẫu quýt cho thu nhập không cao nhưng cũng đủ gia đình tiêu xài con cái ăn học.
-                  Thưa ông, anh Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi xin ý kiến được gặp, hỏi chuyện mấy ngôi mộ liệt sĩ. Đây là cô nhà văn…
-                  Ấy chết, tôi đoảng quá, khách đến nhà lại đứng sân chuyện sâu chuyện quýt. Cô chú thông cảm nhé. Mời cô chú vô nhà uống nước rồi tôi kể hết “tội” hết chuyện về mộ liệt sĩ.
Chủ khách đã yên vị, ông già cất giọng run run kể :
-                  Tôi đang làm vườn thì thấy điện thoại, anh Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã nói có cô nhà văn xin gặp hỏi chuyện về mộ liệt sĩ. Chưa kịp thay quần áo “Cựu chiến binh” tiếp đón thì cấc vị đã vào đến rồi. Nhanh thật. Công việc nhà nông chúng tôi bận mải lắm, hai mẫu quýt vườn đây, lại còn ba mẫu điều bên kia nữa. (mẫu, bằng một ha, DTL)
Mưa tạnh từ lúc nào, nắng lên rực rỡ như cách đón khách ân tình của chủ nhân vậy. Ông già mời chúng tôi ra ngồi bộ bàn ghế đá kê dưới một cây quýt to. Đợi ông già hút thuốc lào xong, tôi tranh thủ vào chuyện.
-                  Thưa, chuyện kinh tế tôi xin được hỏi ông vào một dịp khác. Bây giờ xin ông kể cho chúng tôi nghe chuyện bốc hót ba hài cốt liệt sĩ an táng ở vườn nhà.
Trời mát dịu, lặng lẽ hút thuốc lào, mắt lim dim, ông già chở lại một thời chiến tranh :
-                  Tên đầy đủ của tôi là Vũ Trọng Lưới, sinh năm 1948 quê Thanh Hóa. Tháng 4 năm 1946 tôi đi TNXP, làm công tác giao liên liên trạm 5, tiểu đoàn 770. Đến năm 1967 tôi được chuyển sang quân đội, đơn vị Đại đội Đặc công Quân đoàn 4, đánh địch ở miền Đông Nam bộ. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không quên được kí ức kinh khủng của các trận đánh. Nhiều đêm, nghe tiếng vù vù của quạt trần, tôi lại hình dung ra tiếng rú rít rợn gáy của bầy trực thăng quần đảo trên bầu trời xăm xoi tìm mục tiêu. Khi tỉnh khi m, thót người nằm trên giường chờ đợi một trái hỏa tiễn từ tàu rà phục xuống “trèo…éo…eo…đoành”.
Sợ giông dài, mất thời gian của ông già tôi chủ động lái chuyện về việc ba ngôi mộ liệt sĩ. Ông già vẫn không giấu được cảm xúc mạnh khi phải nhắc lại trường hợp hi sinh của đồng đội. Ông kể :
-                  Cuối tháng 2 năm 1968, đơn vị chúng tôi bất ngờ bị tập kích. Đồng chí cảnh giới trước khi bị sát hại đã kịp thời báo động. Địch vào quá gần lực lượng hai bên có chênh lệch. Hai bên đánh nhau giáp lá cà. Bộ đội ta bị tổn thất lớn. Phải nói đó là một trận tắm máu. Đồng chí Bùi Văn Tạo, người bạn chiến đấu ngoan cường của tôi hi sinh trong trận giáp lá cà đó. Phải ba đêm sau chúng tôi mới lấy được liệt sĩ. Tôi tự tay chôn cất liệt sĩ Bùi Văn Tạo bên một con suối cạn. Khi mai táng liệt sĩ, tôi đã có để ý để đồng đội mình nằm chỗ nào cho không bị tác động của mưa lũ, xói mòn. Tôi để liệt sĩ nằm quay mặt về phương Bắc, vần nhiền tảng đá đè lên tránh kỳ đà, thú dữ moi ăn.
Thấy tôi hí hoáy ghi chép, ông già chép miệng :
-                  Những “mẹo” chôn cất liệt sĩ để sau này hết chiến tranh quy tập được về nghĩa trang chúng tôi đều tự nghĩ ra chứ cô bảo ai dạy. Người ta nói môi trường quân đội là trường Đại học lớn, quả không ngoa. Về trường hợp hi sinh của liệt sĩ Nguyễn Đình Thình mới thật là đáng tiếc. Đêm 4-5-1971, đơn vị chúng tôi được lệnh tập kích đoàn xe hậu cần gồm mười bẩy chiếc. Đoàn xe này chở hậu cần tăng viện cho “Cuộc hành quân Lam Sơn 719”. Trận phục kích diễn ra thuận lợi, ta không bị thương vong chiến lệ phẩm quá trời, thực phẩm, thuốc men, dụng cụ y tế.

screenshot123
   Nghe nói quân ta thu được nhiều chiến lệ phẩm là thuốc men, thực phẩm…ba đứa cháu nội ông già cười khinh khích. Bông dưng ông già gõ côm cốp cái điếu cày, nhắc các cháu trật tự rồi hạ giọng :
-                  Đang vui mừng thắng lợi thì bất ngờ bị pháo kích sau đó chúng tôi mới biết thám báo nó gọi về chỉ huy yêu cầu pháo kích dập hỏa lực mạnh xuống hòng tiêu diệt quân giải phóng. Đồng chí Nguyễn Đình Thình chỉ kịp đẩy cậu Nam lính mới người Hà Nội xuống một hố pháo thì bị một mảnh đạn xuyên lưng phá toang bộ ngực. Đồng chí Thình còn quá trẻ, cậu ấy tâm sự trước khi đi bộ đội chưa hề biết đến mùi thơm tóc con gái. Lúc đó, tôi lăn được vào gốc cây Cơ nia to đến mấy người ôm. Gốc cây đã chắn cho tôi không biết bao nhiêu mảnh đạn. Tôi thấy Thình khựng lại vài giây, khẩu AK trên tay như chiếc com pa vạch cầu vồng lên trời nửa vòng chớp lửa đỏ lòe rồi anh từ từ đổ nghiêng xuống trảng như người nằm chơi giữa thảm cỏ ngắm hoàng hôn. Tôi lao ra, lật ngửa người Thình lên. Một khoảng trời cao xanh thăm thẳm, mà sao đau thương chết chóc tang tóc thế này. Chiến tranh mà…Tôi cố nén đau thương, vuốt nhẹ lên đôi mắt đồng đội rồi lặng lẽ vác anh lui về tuyến sau.
Liệt sĩ Nguyễn Đình Thình được tự tay tôi và mấy đồng đội nữa đem an táng bên cạnh một mọi nước. Tôi lại phải làm một việc vô cùng đau khổ là đánh dấu, khắc vào bộ nhớ vị trí anh táng của người đồng đội vào sinh ra tử với mình. Thình ơi, mới hôm qua chơi bài, anh còn nợ em mấy cái vẹo tai, từ nay về sau…
Không có cảm xúc nào bằng được nghe lời tâm sự của những người lính anh dũng kiên trung kể lại sự  mất mát hi sinh. Người kể, người nghe đều nghẹn ngào rưng rưng nước mắt, tôi xin lỗi cắt ngang câu chuyện :
-                  Thưa, còn một trường hợp nữa..
-                  Tháng 4 năm 1974, đơn vị đặc công chúng tôi có mười bốn đồng chí là tổ mũi nhọn, xung kích, chia làm hai mũi đánh vào cứ điểm địch trên núi Bà Rá, Phước Long.Một mũi đánh lên, một mũi đánh xuống. Đơn vị hiệp đồng bên ngoài xông vào, trận đánh diễn ra ác liệt. Quân địch chết la liệt, nhưng bộ đội thương vong cũng không ít. Quần nhau dai dẳng xuốt gần ba giờ đồng hồ ta mới làm chủ được trận địa. Đồng chí Bùi Văn Thường, một chiến sĩ đặc công lão luyện, gan dạ hi sinh trong trận đánh này. Cậu ấy còn trẻ lắm, người hải phòng, có giấy gọi Đại học nhưng tình nguyện đi bộ đội. Liệt sĩ Bùi Văn Thường chúng tôi mai táng ở chân núi Bà Rá. Tôi lại vần những tảng đá lớn chắn lên trên để đánh dấu và tránh thú rừng moi.
-                  Thưa, vậy duyên cớ nào ông đưa ba bộ hài cốt đồng đội về vườn nhà an táng…
-                  Nói ra thì dài dòng lắm. Còn cô hỏi duyên cớ gì thì tôi cũng xin nói rõ, ba đồng chí ấy là cùng tiểu đội với tôi. Anh em sống chết có nhau mà. Năm 1976 tôi phục viên về quê Thanh Hóa. Về quê, người thân chẳng còn ai nữa, vườn tược đất đai nhà cửa eo hẹp ruộng đồng thì HTX khoán. Nhớ lời đồng đội khi xưa, thề sống chết có nhau. Tôi quay lại Bình Phước, mảnh đất đã từng sống và chiến đấu suốt những năm chiến tranh. Nhớ lại ngày giải phóng cả nước hồ hởi vui mừng, cờ hoa rợp trời. Nhưng trong cái vui chung đó, chúng tôi có nỗi buồn riêng hòa bình là một thứ cây mọc lên máu xương của biết bao anh em đồng đội mình. Dưới kia, các người ngã xuống chắc gì đã nhớ chiến tranh là cái trò gì nữa đâu. Một đồng đội tôi ước ao, hòa bình là giờ phút phục sinh cho tất cả những người chết trận nhỉ? Tôi lại nghĩ khác, mình phải sống sao cho xứng đáng với những đồng đội đã nằm lại rừng xanh núi đỏ kia. Sống cho tử tế. Vào Bình Phước, việc đầu tiên tôi làm là đi đến chiến trường xưa, tìm các liệt sĩ. Biết được ba đồng đội vẫn “mồ yên mả đẹp” tôi mừng khôn xiết. Chọn mảnh đất Tân Thành, gần thị xã Đồng Xoài làm nơi sinh sống, tôi lấy cô vợ người Miên. Vợ chồng chăm chỉ khai hoang vỡ hóa, có được mấy ha trồng cấy rồi, tôi nảy ý định quy tập anh em về vườn nhà để tiện bề chăm sóc. Thế là tôi vạch kế hoạch mua sắm tiểu sành, quách xi măng trước rồi một mình bốc hót hài cốt anh em về an táng tại vườn nhà. Ngày chiến tranh, mai táng anh em có quan tài gì đâu, bọc nhau bằng tấm ni lông, tăng võng cả thôi nên khi bốc hót cũng thuận lợi. Hình như anh em cũng muốn tề tựu với nhau nên phù hộ tôi có sức khỏe, có chút kinh tế. Ba lần vất vả, cực nhọc rồi cũng thành công. Tôi bố trí ba người nằm cạnh nhau, đầu quay về phương Bắc, để anh em vóng mắt về quê cha đất tổ. Nhà nuôi được gà, vit, các ngày giỗ anh em. Tết nhất, ngày lễ 27/7, ngày Quốc khánh, ngày thành lập Quân đội 22/12, ngày đất nước thống nhất 30/4 tôi đều làm cơm canh cúng khấn đồng đội đàng hoàng. Bà xã nhà tôi là người Miên nhưng cái khoản cúng khấn anh em của chồng cũng săm sắn lắm. Nhiều bữa bà ấy còn nhắc kẻo chồng quên. Trên bàn thờ ngoài bát nhang bài vị ông bà cha mẹ ra tôi còn lập ba bát nhang cho ba đồng đội. Tư rằm, mồng một đầu tháng nhanh khói, hoa trái trong vườn tôi đều cúng khấn cẩn thận. Mình cứ nghĩ lúc sống anh em thân thiết thế nào, lúc chết cũng thân thiết thế vậy. Nhiều đêm tôi đem bộ bài ra chia, ba liệt sĩ một cựu chiến binh cùng chơi. Vợ con nhiều lúc nghi chắc ông này thần kinh nhưng tôi nghiêm cẩn nên chẳng dám nói gì.
-                  Thưa, duyên cớ gì ông quyết định báo, trao ba bộ hài cốt liệt sĩ về với quê hương bản quán họ ?
-                  Lại duyên cớ gì ư ? Duyên do thế này, một lần làm giỗ đồng chí Thường, quê Hải Phòng, lúc mâm cơm cũng đã cháy hết ba tuần nhang, bà vợ tôi chợt hỏi : “Bữa nay là ngày giỗ chú Thường, không biết ngoài quê chú ấy có còn ai thân thích, ai cúng khấn chú ấy không”. Đêm ấy, tôi ra ngồi với ba đồng đội đến sáng mà không biết mệt là gì. Nghĩ lại, quả là mình quá tham lam. Suốt bao nhiêu năm trời mình khư khư ba liệt sĩ ở với mình mà không hề nghĩ đến các chú ấy cũng còn có gia đình, quê hương bản quán… Thường ơi, Tạo ơi, Thình ơi, hãy tha thứ cho mình. Mình sẽ trả các bạn về với gia đình, quê hương…
   Thế là tôi chạy xe máy ra Hội Cựu chiến binh Bình Phước báo với đồng chí Huỳnh Thiện Hùng, Bùi Viết Hồng là tôi hiện đang chăm sóc ba ngôi mộ liệt sĩ tại vườn nhà. Tôi báo cáo rõ họ tên, quê quán, hi sinh ngày tháng của ba liệt sĩ với Hội CCB Bình Phước. Thông tin đến các gia đình ba liệt sĩ rất nhanh. Chỉ thời gian ngắn sau lần lượt ba gia đình vào Bình Phước làm việc với cơ quan chức năng và xin được đưa các liệt sĩ về quê hương bản quán. Lạ thật đấy, không biết có phải các chú ấy linh thiêng không chứ điều huyền diệu nào hơn thế nữa đâu, mâm cơm cúng liệt sĩ trước khi chuyển về địa phương chỉ xin một đài là được ngay. Bà vợ tôi nói vui, các chú ấy về quê rồi nhưng ông muốn gặp gỡ, trò chuyện thì chỉ cần thắp nhang gọi tên là các chú ấy đi mây về gió, vào hàn huyên với nhau được ngay. Thật không gì vui bằng thấy thân nhân liệt sĩ sau bao ngày nhắn tin tìm đồng đội lại có được kết quả trên mong đợi. Ngày đưa anh em về quê, đại điện Quân khu 7 có thiếu tá Ngô Lập Quân. Đại diện của Bình Phước có Đại tá (đã nghỉ hưu)  Huỳnh Thiện Hùng, chủ tịch Hội CCB, cùng nhiều cán bộ địa phương xã Tân Thành…chia tay ông Vũ Trọng Lưới, người CCB suốt bao nhiêu năm “giữ” ba ngôi mộ liệt sĩ tại vườn nhà, chúng tôi ra về khi trời hửng nắng. Ánh sáng chan hòa như reo vui cùng với những tiếng cúc cù, cúc cù, của chú chim gáy treo trên cành quýt và chủ nhân của nó, người CCB thắm mãi một màu xanh tươi non không già đầy tinh thần sống đạo nghĩa với người đã hy sinh cho non sông gấm vóc.
                                                                                                         15/07/2020
                                                                                                              D.T.L
 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)