bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 124
Trong tuần: 1503
Lượt truy cập: 642627

ĐƯA CHÁU ĐI HỌC VÀ NỖI NIỀM...

ĐƯA CHÁU ĐI HỌC VÀ NỖI NIỀM 

VỀ VIỆC HỌC TẬP CỦA CÁC CHÁU Ở PHỔ THÔNG

                                                       BÙI MINH TRÍ

 

    Thế hệ chúng tôi được Nhà nước cho ăn học đầy đủ nên người. Trải qua hơn 50 năm làm công tác giáo dục và đào tạo, nay tóc đã pha sương, trong gia đình đã lên “chức ông, chức bà”, thường có nhiệm vụ đưa đón các cháu nội ngoại đi học để cha mẹ các cháu yên tâm đi làm. Dẫn từng cháu buổi đầu tiên đi học, chúng tôi lại nhớ tới buổi chính chúng tôi cắp sách tới trường và không lần nào là không nhớ tới truyện TÔI ĐI HỌC của nhà văn Thanh Tịnh bằng một niềm bâng khuâng khó tả, với đoạn mở đầu mà chúng tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm rồi: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”…

    Ngày xưa ấy chúng tôi đi học thật vui và náo nức, như cậu bé trong truyện của Thanh Tịnh. Con đường đi đến trường của cậu bé là con đường làng dài và hẹp vốn đã quen đi lại lắm lần, nhưng tự nhiên cậu bé thấy lạ. Cảnh vật quê nhà hình như đều thay đổi bởi vì chính lòng cậu đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay cậu đi học. Cậu bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn khi được mặc chiếc áo mới, cầm trong tay hai quyển vở mới (xin nhấn mạnh là chỉ có hai quyển vở mới). Tâm trạng vừa khao khát học hành, ước mơ bay tới những chân trời xa. Chân trời ước mơ và hy vọng đã hiện về trong tâm tưởng của tuổi thơ trong buổi tựu trường.

    Chúng tôi chỉ học trên lớp còn về nhà thì tự học, không phải học thêm học nếm gì cả,  thế mà vẫn học giỏi. 

    Bây giờ các cháu đi học cũng vui, bởi trường lớp khang trang và gia đình phối hợp với nhà trường lo cho các cháu đủ đầy, nhưng sao chúng tôi vẫn thấy băn khoăn vì thương các cháu học hành vất vả quá và bố mẹ các cháu có nhiều nỗi lo quá.

  • Sự vất vả của các cháu nhiều khi không tưởng tượng nổi và quá thương các cháu.

Nhiều phụ huynh có con mới vào lớp 1 đang cảm thấy lo lắng vì cho rằng sách giáo khoa lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới khá nặng, giáo viên dạy quá nhanh khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Khác với tâm lý hớn hở ngày đầu vào năm học mới, những ngày qua chị Trần Thị Phương Dung có con học tại Trường tiểu học Cao Bá Quát (TT.Trảng Bom, H.Trảng Bom) thấy con ốm hẳn đi, gương mặt cũng kém vui hơn sau mỗi buổi từ trường về nhà. Chị Dung cho hay, dù mới học lớp 1 nhưng con chị đang phải chịu khá nhiều áp lực vì chương trình đi nhanh quá mức so với khả năng nắm bắt của một đứa trẻ 6 tuổi. Mỗi buổi tối chị đều ngồi kèm cho con học bài tới 22 giờ. Chị Dung chia sẻ thêm: “Tối nào chuyện dạy học cho con tại nhà cũng như một cuộc “tập trận”. Đôi khi tôi muốn “buông” cho con học được đến đâu thì hay đến đó nhưng lại sợ con không theo kịp bạn trong lớp nên đành cố gắng vậy

  • Vấn nạn học thêm

 Mặc dù một số Sở Giáo dục ra công văn hướng dẫn không cho dạy thêm, nhằm tập trung vào các hoạt động dạy học chính khóa ở nhà trường. Nhưng, có lẽ lực lượng thanh, kiểm tra của Sở và Phòng quá mỏng, địa bàn lại quá rộng nên hướng dẫn này chỉ được giáo viên tuân thủ ở vài tuần đầu khi học sinh trở lại học tập sau kỳ nghỉ dài. Khi thầy cô tổ chức các lớp dạy thêm của mình thì họ luôn biết cách để học sinh đến lớp học thêm nhằm duy trì số lượng của từng buổi học. Những lời nhắc nhở của thầy cô trên lớp, những cuộc điện thoại của giáo viên điện trực tiếp cho phụ huynh khiến cho phụ huynh cũng khó chối từ. Một số thầy cô viện dẫn lý do bài vở dồn nhiều, học sinh nghỉ học lâu ngày quên kiến thức nên học trên lớp không hiểu bài.

Những lời “nhắc khéo” của thầy cô như vậy thì ít có phụ huynh nào có thể chối từ. Dù không học thêm cũng không sao, giáo viên cũng chẳng làm khó dễ gì nhưng học sinh sẽ thiệt thòi rất nhiều khi học trên lớp.

   Ngoài ra học sinh còn phải học thêm tiếng Anh và một số môn khác. Không yên tâm với việc học tiếng Anh ở trường, chị Lê Thị Thanh Huyền (36 tuổi, ở Hà Nội) chi 20 triệu đồng mỗi năm cho con học ở trung tâm tiếng Anh ở Hoàng Đạo Thúy (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

  • Bên cạnh đó là nỗi lo về chương trình và sách giáo khoa.

Vừa qua, Bộ GD & ĐT đã tổng hợp các ý kiến đánh giá về chương trình và sách giáo khoa. Ngoài một số ưu điểm, chương trình và sách giáo khoa còn rất nhiều thiếu sót và khuyết điểm.

    Về chương trình:

Có thể nói vắn tất là : Chương trình quá nặng nề, nội dung cần cải tiến.

Đối với cuộc sống, có môn nào mà không quan trọng? Chỉ xét về yếu tố đó để rồi bắt học sinh học sẽ không bao giờ đem lại một Chương trình tổng thể tốt. Trên thực tế vừa qua đã có khá nhiều biểu hiện này, mà việc tranh luận không có hồi kết thúc vì ai cũng đứng trên góc độ tầm quan trọng cả! Cho nên mới có chuyện chương trình đã quá tải, nhưng môn nào cũng thấy thiếu thời gian. Đó là chưa kể một số môn (chẳng hạn, Luật giao thông) đang xếp hàng đòi đến lượt mình được đưa vào.

Cần phải thấy rằng có những điều rất cần thật đấy, nhưng học sinh có thể học ở môi trường khác, chứ không nhất thiết phải bê hết cả vào trường học. Khi đã biết rõ thời gian khống chế, thì người tổng công trình sư sẽ biết được môn nào sẽ do Nhà trường đảm nhiệm, môn nào để cho lĩnh vực khác. Chẳng hạn, môn Mỹ thuật, Âm nhạc phổ cập cho Tiểu học là đúng, thì đến Trung học cơ sở nên dành cho các câu lạc bộ chăng? Hay môn ngoại ngữ thì nên chăng chỉ bắt đầu từ Trung học phổ thông, còn các cấp dưới dành cho câu lạc bộ?... Về nội dung ngay trong mỗi một môn cũng thế, có những cái có thể không cần dạy (ở trường) mà học sinh vẫn biết.

Về sách giáo khoa

Theo Thiên Bình VOV.VN - Có những vấn đề đã nảy sinh khi chương trình phổ thông mới đi vào thực tế. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra bất cập và khoảng cách giữa môn Tiếng Việt với các môn học khác trong chương trình. Phụ huynh than học lớp 1 quá nặng, sách giáo khoa còn bất cập.

Riêng môn Tiếng Việt trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã khiến các giáo viên than dạy khổ, học sinh học khó và phụ huynh không khỏi lo. Không khó để bắt gặp trên các diễn đàn giáo dục hình ảnh các trang sách Tiếng Việt được chụp lại.

 TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ ra những điểm khiến môn Tiếng Việt của chương trình mới là quá tải với học sinh: “Điểm mà các phụ huynh cảm thấy căng thẳng nhất chính là trong 1 tuần các con học 12 tiết Tiếng Việt thay cho 8 tiết như chương trình cũ. Với 12 tiết Tiếng Việt và số vần ít hơn thì có vẻ các con sẽ được giảm tải. Nhưng thực tế, với 12 tiết Tiếng Việt, học sinh không thể tải hết chương trình sau 1 tuần. Hết 1 tuần, các con vẫn quên các âm, các vần đã được học. Trong khi sang tuần mới, các con lại học tiếp các âm mới và vần mới. Đây chính là nguyên nhân khiến việc học trở nên quá tải. TS Vũ Thu Hương cho rằng: “Với môn Tiếng Việt đang gặp rất nhiều khó khăn, chúng ta có thể dừng lại và sử dụng chương trình cũ. Còn các môn khác có thể áp dụng chương trình mời. Trong thời gian dừng lại chúng ta có thể chỉnh sửa những bất ổn trong môn Tiếng Việt”.

Theo TVVN, Sách giáo khoa cho năm học mới - còn nhiều nỗi lo.. Năm học 2020 – 2021, học sinh lớp 1 bắt đầu được học bộ sách giáo khoa mới. Bộ sách được triển khai với nỗ lực từ nhiều phía nhưng cho đến ngày áp dụng vẫn còn những băn khoăn, lo lắng, trăn trở của phụ huynh và những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người.Theo quy định của Bộ GD&ĐT, bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 năm học 2020 - 2021 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới gồm 8 môn học bắt buộc và 1 môn tự chọn. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số phụ huynh, có tình trạng một số trường tiểu học yêu cầu phụ huynh mua SGK, tài liệu tham khảo không đúng quy định. Đơn cử, một trường tiểu học tại Quận 8, TP Hồ Chí Minh yêu cầu phụ huynh mua sách và tài liệu tham khảo tổng cộng tới 23 cuốn với trên 800.000 đồng/bộ. Ngay sau đó, Hiệu trưởng trường học này giải thích do là có sự hiểu lầm, nhà trường không ép mua sách tham khảo mà phụ huynh có thể mua hay không Một bộ SGK lớp 1 mới hiện có giá từ 179.000 - 199.000 đồng/bộ, trong khi bộ SGK lớp 1 năm học trước chỉ 54.000 đồng. Theo nhiều phụ huynh, đây là mức giá khá cao, đặc biệt là đối với các gia đình nghèo tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, dù SGK mới được niêm yết với giá như trên nhưng chuyện phụ huynh phải bỏ ra tiền triệu để mua sách, đồ dùng học tập là có thật bởi họ chưa được hướng dẫn, giải thích rõ ràng đâu là SGK bắt buộc, đâu là sách bổ trợ. Bộ SGK mới với nhiều nhà xuất bản được cho là viết theo hướng mở nhưng “mở” không có nghĩa là nhồi nhét thêm các loại sách bổ trợ tới mức số lượng lên đến gần vài chục cuốn với giá gấp 3 - 4 lần so với giá sách được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Một số chuyên gia giáo dục nêu câu hỏi, kể cả là sách tham khảo, học sinh lớp 1 có cần phải tham khảo nhiều sách, nhiều kiến thức đến thế?Không phải bây giờ dư luận mới cảnh báo về một thế hệ học trò “còng lưng” đeo cái cặp nặng 4 - 5kg với quá nhiều loại sách. Cái cặp ấy là mối bận tâm của nhiều phụ huynh khi lượng kiến thức hàng ngày của các con trở nên quá tải. Phụ huynh mong muốn, lứa tuổi lên 6 - 7, các con luôn có được những tiết “học mà như chơi”, cùng những kiến thức cơ bản và sự tăng cường các hoạt động phát triển thể chất, kỹ năng sống.

Ông Trần Thanh Mẫn , chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam báo cáo trước quốc hội rằng: ” Cử tri và nhân dân bức xúc vì giá sách giáo khoa tăng cao so với năm học trước, có dấu hiệu "lợi ích nhóm"; thiếu hướng dẫn và thông tin chưa rõ ràng việc sử dụng sách giáo khoa trong các nhà trường."Đặc biệt, việc phát hành và đưa vào sử dụng bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh diều) gây ra nhiều phản ứng trong nhân dân. Vừa qua, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo có biện pháp khắc phục, tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra việc phát hành, sử dụng sách giáo khoa trong nhà trường", ông Mẫn cho biết.

Sách giáo khoa ở ta cứ lùm xùm, ở các nước ra sao? TTO - Có con đang học lớp 1 ở Dallas, Texas (Mỹ), chị Nguyễn Thị Thu Hồng (41 tuổi) cho biết gần như không tốn bất kỳ khoản chi phí nào để mua sách giáo khoa cho con bởi trường cho học sinh mượn sách dùng hết năm thì trả lại.

GS Hoàng Tụy:"Kinh nghiệm ở các nước cho thấy qua quá trình sàng lọc thường chỉ tồn tại vài ba bộ SGK có chất lượng để dùng cho nhiều năm  Thậm chí có trường hợp một SGK tốt tồn tại qua mấy thập kỷ chỉ lâu lâu mới có những chỉnh sửa không đáng kể cũng là nhờ quá trình sàng lọc tự nhiên, chứ không phải do ưu ái độc quyền"

  • Mấy điều đóng góp

Qua tình hình ở trên, các nhà giáo và phụ huynh học sinh thấy cần phải cải cách chương trình một cách tổng thể cùng với việc tạo ra một bộ sách chuẩn.

Trước hết phải chuẩn hóa với tính chất quốc gia về chương trình học của từng cấp học và bảo đảm tính liên thông giữa các cấp, chuẩn hóa chương trình học từng môn và và biên soạn SGK  theo hướng chuẩn hóa giáo trình học, chuẩn hóa giáo viên giảng dạy. Nhanh chóng cải tiến hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo, thanh trừ các hiện tượng tiêu cực và chạy theo thành tích một cách giả dối.

    Nhiều ý kiến cho rằng cần sửa lại ngay chương trình tiểu học theo hướng tăng cường giáo dục con người.Thực hiện Tiên học lễ, hậu học văn  trong nhà trường theo đúng nghĩa của nó, chứ không chỉ là khẩu hiệu suông. Không coi thường việc dạy những nề nếp có từ ngày xưa là kính yêu ông bà cha mẹ, vào thưa ra gửi. Chọn lọc trong “ Nhị thập tứ hiếu” những bài dạy phù hợp mà giảng giải cho học sinh từ  lớp vỡ lòng. Dạy cho học sinh tiểu học tập luyện viết chữ đẹp, bởi “nét chữ là nết người”.

   Đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông,điểm mấu chốt là chương trình và sách giáo khoa phải được xây dựng theo định hướng mà ngành giáo dục nước ta hướng tới, đó là  giáo dục phù hợp với sự phát  triển kinh tế xã hội .Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ dạy cái gì mà sản xuất và dịch vụ cần. Ngược lại, cần phải xây dựng  chương trình từ phổ thông tiếp cận với đại học,với một tỷ lệ thích hợp giữa kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu-gắn liền với nhu cầu của các ngành kinh tế và kiến thức hiện đại.

     Nội dung giáo dục phải chú ý đủ 3 yếu tố Chân - Thiện - Mỹ, hay là Đức - TàiNăng khiếu. Nhà trường phải có chương trình dạy đạo đức làm người Việt Nam cho mọi học sinh. Thực tế là nhiều học  sinh cho tới sinh viên chưa nắm được lịch sử - địa lý - thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ngày xưa trong xã hội sắp thứ tự Quân. sư, phụ, nay ta thay Quân bằng Tổ quốc, còn thứ tự người thầy và người cha vẫn để như vậy, đúng như câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Cần dạy tuần tự cho học sinh các phép ứng xử khi ra đường: Phải kính trên nhường dưới, lễ phép hòa nhã, tôn trọng các quy định chung của xã hội nơi công cộng, tuân thủ các quy định về trật tự an toàn giao thông, chống đi bừa vượt ẩu bất chấp luật lệ. Cho học sinh thấm nhuần đạo lý trong lời viết của nhà văn hào Nga I-ly-a-ê-ren-bua: ”Tình yêu gia đình, yêu làng xóm, miền quê biến thành tình yêu Tổ quốc“.

         Đồng thời phải có nội dung dạy tâm - sinh lý tuổi dậy thì, không nên tránh né. Khôi phục lại việc dạy “Công dung ngôn hạnh”cho nữ sinh như trong các trường ngày xưa. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, đòi hỏi phải có những nhà khoa học kỹ thuật, sản xuất thật sự giỏi, thật sự năng động và sáng tạo. Cả thầy, cả trò  phải ra sức học tập: Học lý thuyết áp dụng vào thực tế bằng phương pháp tư duy khoa học. Có như thế, chúng ta mới thực hiện tốt lời Bác dạy:”Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải  trồng người”.

  
 

  hoa-xuan

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)