bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 57
Trong ngày: 295
Trong tuần: 1091
Lượt truy cập: 773624

EM MAI

Vũ Thị Kim Liên
 
EM MAI
 
“Lá còn xanh như bao anh còn trẻ
Lá trên cành như anh trong đoàn quân
Lá rung rinh kìa lá tươi đầy trời xanh
Anh trai làng có ra chiến dịch lập công”…
Cô bé nhà bên vừa quảy đôi thùng gánh nước từ vườn ra bờ suối, vừa nhún nhảy véo von.
   Đã nhiều lần tôi bắt gặp cảnh cô bé vừa gánh nước tưới rau vừa hát như thế, nhìn em mới chừng chín, mười tuổi, vai vừa quẩy hai thùng bù đài nước to tướng từ con suối cách nhà khoảng gần một ki lô mét về tới vườn rau, tôi thấy thật ái ngại và nể sự bền bỉ dẻo dai của em. 
   Gia đình em mới từ quê chuyển ra, ở gần sát nhà tôi, nên tôi cũng rõ không hiểu rõ lắm gia cảnh nhà em thế nào, nhưng tôi đoán chắc nhà em chỉ có ba người là mẹ em và cô em gái. 
- Trường ơi sang bác Ngọc mượn đôi thùng tưới và cái cuốc nhé. 
- Mượn về làm gì mẹ ơi? Con bận học rồi. 
- Vậy mẹ gọi cái Mai nó cầm sang cho. 
- Thôi vậy… Để con sang mượn chứ ai lại làm thế hả mẹ. Nghe thấy mẹ nói vậy tôi bật dậy và đi sang nhà cô bé hàng xóm. 
- Chào em, đang học à? Cho anh mượn bộ thùng gánh nước tưới?
Không nói không rằng, em rời bàn học ra lấy đưa tôi mượn đôi thùng rồi quay luôn vào bàn, tiếp tục làm bài. 
   Ra suối vục đầy thùng nước, kéo được lên bờ đã bở hết hơi tai, tôi cố hết sức được hơn chục bước chân đã loạng choạng ngã, đổ mất lưng thùng nước. Khi này tôi mới thầm phục em vì em kém tôi tới ba tuổi, vậy mà gánh nước thoăn thoắt... tôi thì rụt đầu rụt cổ mới gánh được hai lưng thùng. 
- “Anh là lá trên cành ngại chi gió mưa
Anh là trai quyết ra chiến trận phen này
Đi đầu quân… đi đầu quân… đi trong mùa xuân mới
Gió đã reo… gió đã reo”… 
Tôi thuộc lòng bài hát từ lúc nào, mỗi khi nghe tiếng em tưới nước bên vườn lại lẩm nhẩm hát theo.
   Mỏ mở bãi than mới, tạm tuyển con em công nhân trong mỏ làm bảo vệ tăng cường gác kho than, tôi xin vào làm vì xóm tôi ở gần khu bãi than cùng xưởng mộc của mỏ. 
Một hôm khoảng đầu kíp trực, trời đã sẫm tối, tôi phát hiện thấy bóng một đứa nhỏ vai quẩy đôi thúng to, tay cầm cái xẻng đang đi vét than bay, nó vét cách kho than tôi canh, khoảng chục mét. Tôi liền đi ra nhắc nhở:
- Này cậu gì ơi, vét xa ra chứ gần bãi than như thế là vi phạm quy định của kho, không được phép nhé. 
    Cậu ta dừng tay nhìn tôi rồi lầm lũi quảy gánh ra xa không một lời phàn nàn đôi co... tôi yên tâm không để ý nữa. Thế rồi cả tuần, kíp trực của tôi đều thấy cậu bé đi hót than rơi vãi, bắt đầu từ sáng sớm khi kíp trực tôi sắp hết, chập tối lại thấy vét đến đầu kíp trực của tôi. Những xe mỏ nghỉ thì cậu ta đi vét mùn cưa, chắc tiếc công đi, luôn ấn lèn chặt cứng vào đôi thúng, gánh nặng đi lặc lè trông đến tội. Tính ra mỗi ngày cậu ta phải vét được bốn đến năm gánh than cám bay.... 
   Qua ba tháng tạm tuyển, tôi được biên chế chính thức làm việc ở phòng bảo vệ mỏ, vì trẻ nên chuyên đi kíp 2, ưu tiên các bác lớn tuổi đi kíp 1. Hình ảnh cậu bé vét than, mùn cưa trở thành quen thuộc với tôi, những hôm không thấy bóng cậu loanh quanh khu đó lại cảm thấy nhơ nhớ. Những lúc thế tôi hay nghĩ, con cái nhà ai mà chịu khó thế, ngày nào cũng đi vét than thế này, than để vào đâu? Làm gì có chỗ chứa chứ!
   Do lượng than cung cấp cho nhà máy điện tăng cao, xe chở than từ các mỏ ra nhiều, quanh bãi than kho tôi canh xuất hiện nhiều người các xóm gần đây đổ đến mót, tôi thường xuyên phải ra nhắc nhở họ giữ đúng quy định của kho bãi, một hôm phát hiện có tới ba cậu nhóc cùng xóm tôi quen biết cũng kéo đến mót than, nhìn chúng nhễ nhại giữa đám bụi đen ngòm mà mãi chẳng đủ gánh, nể tình anh em cùng xóm tôi lơ đi cho các cậu ấy vào mót gần bãi, tuy một mình quản lý bãi than, nhưng trong bụng tôi vẫn lo sợ, nhỡ có cán bộ nào biết thì rắc rối... chờ chúng chuẩn bị gánh đi, tôi nhảo ra làm ra vẻ nhắc nhở cốt tránh những đôi mắt soi mói, nhưng sự thực là bật đèn xanh cho mấy đứa nhắc chúng lần sau cứ đến gần bãi mà vét, nhưng phải vào tầm 5 giờ sáng, khi ấy ít người qua lại, an toàn cho kíp trực của tôi. 
   Tôi để ý, mấy đứa tôi quen chắc không thức chờ tới được tận 5 giờ sáng, chỉ thấy mỗi cậu bé đội mũ len che kín mặt như mọi bận có một mình chạy thẳng vào gần chân bãi vét nhanh một gánh rồi chạy băng băng về xóm. 
    Tuần sau thì không thấy cậu ta vào gánh than, tối cũng không thấy đến vét mùn cưa nữa. Tôi thấy nao nao trong dạ, không biết cậu ta sao mà không đến gánh. Tôi lân la hỏi mấy thằng bé:
- Hùng ơi, anh biết mày, thằng Phương, thằng Hiệp rồi, nhưng còn thằng nữa nó rất chịu khó vét than, sao mấy ngày nay không thấy nó nhỉ? 
- Ô hay? Anh không biết nó à? Nó bận thi cuối cấp mà. Hê hê… nó là con gái đấy, nhà ở gần nhà anh đó thôi. 
- Hả? Cái Mai à? Không thấy nó nói gì… Ai lại mặc quần áo con trai, đội mũ len kín mít, thêm cái mũ lá sùm sụp như mấy thằng mày, họa có trời mới biết nó là cái Mai? Tệ thật! Anh không biết toàn ra đuổi nó, các em đừng nói lại với nó nhé… coi như anh không biết. 
   Khoảng một tuần sau, tôi mới thấy “cậu bé” Mai vẫn y trang phục cũ, đi vét than trở lại. Tôi vờ như không biết là Mai, chỉ ra nói bâng quơ:
- Cậu em cứ gánh vào sáng sớm… anh cho gánh thoải mái, sợ nhà không có chỗ chứa. 
Đáp lại lời tôi, em chỉ gật đầu. 
    Tôi còn cho em những đống củi là cây chèn, cột chống lò gẫy, loại từ trong bãi than ra. Nhiều hôm còn chuẩn bị sẵn cả một đống lớn những thanh cây chèn khô mục để lâu trong xưởng cưa không dùng tôi cũng moi móc bẻ gẫy để em đến lấy đi khỏi áy náy... 
   Không khí lễ Tết hội hè cuối năm đã rập dìu đến xóm mỏ, phà hơi thở lành lạnh bên bết trên con đường phủ đầy bụi than đen, những cơn mưa phùn lất phất như sương, đọng ướt đẫm từng mảng lá bên đường, bóng nhẫy lên trong ánh trăng non. Mấy chú nhóc trong đội mót than lò dò sang nhà tôi, hôm nay chúng ăn mặc cáu cạnh, có vẻ bảnh chọe lắm, dường như chuyện than gio với chúng giờ trở thành chuyện lạ, chúng không hề phải bận tâm nữa thì phải.
- Anh Trường ơi, có đi Nô en cùng tụi em không? Hùng lên tiếng rủ tôi. 
- Anh bận làm kíp 2 không đi được đâu. 
- Anh đổi ca cho chú Quảng một hôm mà đi… nhiều cái hay lắm. Thằng Phương giọng mềm dẻo rủ rê, nghe cũng dễ xiêu lòng. 
   Thú thực từ bé tôi chưa một lần đi đến nhà thờ, đi chơi đêm để xem mặt mũi cái không khí No en thế nào tôi cũng nghe nhiều nhưng chưa bao giờ để tâm, nghe chúng rủ rê mùi mẫn, lại nghĩ chắc bọn này tính chuyện trả ơn tôi đã tạo điều kiện mót than thuận lợi cho chúng nên tặc lưỡi thử một lần xem sao.
- Thôi được, anh sẽ đổi ca để đi chơi Nô en cùng với các em một lần xem thế nào. 
Tôi cùng đám nhóc mót than đi bộ ra nhà thờ cách nhà gần ba cây số bằng lối tắt qua ga tầu, chúng góp tiền cử thằng Hùng ra mua kem hiệu Tràng Tiền đãi tôi và cả bọn cùng ăn, lúc trở về nó hạ giọng ra vẻ quan trọng lắm như vừa phát hiện ra điều gì.
- Tao thấy cái Mai đang đứng chờ bán củi cho dân Hà Bắc trong ga kìa... Nói gì thì nói, nó vất vả lắm chúng mày ạ, việc gì trong nhà nó cũng đến một tay nó. 
Thằng Phương cắn miếng kem lạnh buốt, ăn vội ăn vàng rồi hít hà đế thêm:
- Nó gánh than, gánh củi suốt ngày, về tự tay bổ củi thành bó, rồi đêm lại ngồi học đến khuya. Là con gái mà không thấy nó có bộ quần áo nào ra hồn, hình như quần áo mới nó toàn nhường em gái nó thôi. 
- Nó tích cóp phụ mẹ nó đấy. 
- Nó gánh than và bùn cùng mùn cưa về đóng than tổ ong bán. Nó siêu bổ củi nhé, nhìn xem những bó củi khô sạch sẽ gọn gàng kia, một tay nó làm đấy. Hùng đã ăn xong cây kem, nó nói như biết nhiều về gia cảnh Mai lắm.
   Nghe Hùng nói, tôi liếc sang phía ga, thấy Mai trong bộ đồ con trai đứng trước đống củi to đùng. Chắc phải gánh mấy chuyến mới được đống củi như thế, bên cạnh còn cả đống than tổ ong có rắc mùn cưa! Tôi bất giác thương thầm và cảm mến sự chăm chỉ cần mẫn của cô bé nhà bên, tiếng là láng giềng nhưng tôi cứ đi làm hết kíp về là lăn ra ngủ, chả mấy khi quan tâm tới chuyện bên ngoài, chả thế mẹ tôi vẫn thường bảo cái nết ngủ của tôi giá có kề súng bên tai mà bắn cũng chẳng biết. Trong khi tôi và các bạn cùng trang lứa em được đi chơi No en thì em vẫn lầm lũi nhặt từng cây củi, lượm từng gánh than để kiếm chút tiền đỡ đần gia đình.
   Tiếng xình xịch… xình xịch… rồi một hồi còi rú vang, phía đầu ga đoàn tàu đêm đang hồng hộc lao tới, khói phụt lên từng bụm đen sì trên trời rồi dừng hẳn. Phía trong ga, Mai đã kéo chiếc xe cải tiến đầy ắp than tổ ong đến bên đống củi để chỗ toa hàng, người mua củi than của Mai bước xuống là hai người quần quật cùng nhau bốc nhanh lên tàu. 
Tôi bỏ đám trẻ đi ra chỗ Mai tính kéo hộ chiếc xe cải tiến và quang gánh cùng về. Mai thấy tôi thì có vẻ ngại ngùng, e thẹn, tôi chủ động lên tiếng:
- Hôm nay anh được nghỉ, đi chơi cùng hội trẻ trong xóm, mới biết em hay giả trai đi vét than. 
- Đi lấy than và đãi than ở suối em ăn mặc thế cho tiện. Mai cười vui tồi tự tay cởi bỏ khăn mũ, bịt mặt, vẻ e ngại mất đi, em vui vẻ cùng tôi kéo chiếc xe cải tiến về hướng xóm nhà chúng tôi.
Nhiều khi nằm gác một mình trên kho, lẩn thẩn suy nghĩ, tôi thấy thương hoàn cảnh cô bé hàng xóm tuổi mới ấu thơ đã phải lăn lộn vất vả kiếm tiền lo học cho mình, cho em khi bố và các anh trai vẫn trong quân đội! Tôi còn biết thêm, ở trường, năm nào Mai cũng được xếp loại học sinh giỏi, và được tuyên dương trước các học sinh như một tấm gương đoàn viên gương mẫu. 
Chiến tranh biên giới phía Bắc đột ngột nổ ra, lời kêu gọi tổng động viên của Chủ tịch nước đã vang lên khắp khu xóm ga này, cùng những bài hát, những bản nhạc hào hùng liên tiếp được phát đi trên loa đa thôi thúc thanh niên hăm hở lên đường bảo vệ biên cương Tổ quốc. 
   Tôi vốn là nhân viên bảo vệ bãi than, lại thêm có bố và các anh đang trong quân ngũ nên được xếp vào diện không phải ra chiến trường, được bổ sung làm tổ trưởng tổ dân quân tự vệ của mỏ. Tôi tự hào vì chức vụ mới, và coi việc không “bị” gọi đi chiến trường là một may mắn của riêng mình.
Một buổi chiều muộn sau lần đi tập bắn đạn thật từ trường bắn của mỏ trở về, tôi bỗng sững người khi nghe giọng hát lanh lảnh vút cao, cất lên từ bờ suối, tiếng hát da diết, hào sảng, như sợi dây vô hình quấn lấy tim tôi, giữ chặt chân tay tôi, lôi tôi về đối diện với chính mình, khiến máu nóng như chảy dồn lên mặt:
- “Đi đầu quân… đi đầu quân
Đi trong mùa động viên 
Đi đầu quân… đi đầu quân
Đi trong mùa xuân mới
Mau lên đi… hỡi các anh trai làng”… 
   Mai đó, Mai đang hát bài hát quen thuộc của em từ ngày em mới chuyển đến, nay em đã thành một thiếu nữ mười bảy với khuôn mặt khả ái, nụ cười duyên dáng càng tôn thêm vẻ đẹp nhờ hai lúm đồng tiền ẩn hiện cuốn hút hồn người, tiếng hát em trong trẻo cất lên như suối chảy khiến con tim tôi mềm nhũn! Tôi ngợp trong cảm giác xuyến xao trước vẻ đẹp của cô bé láng giềng, rồi tự mường tượng hình như tiếng hát em chỉ dành cho riêng tôi.... Mai sẽ nghĩ về tôi thế nào khi ngoài kia thanh niên đang nô nức ghi danh tòng quân ra tiền tuyến đánh giặc, riêng tôi lại ru rú nơi góc xóm mỏ cầu an nhờ sự chở che từ bảng lý lịch có cha và anh tại ngũ, ru rú với niềm kiêu hãnh nhỏ nhoi là tổ trưởng tổ dân quân tự vệ với mươi chú thương tật vì tai nạn lao động, hoặc sắp nghỉ hưu không ra khai trường lao động bình thường được.
“Mau lên đi… hỡi các anh trai làng”… 
    Là thanh niên phải giữ bổn phận với Tổ quốc, vậy mà khi Tổ quốc lâm nguy tôi lại co mình như chú sâu chui vào chiếc vỏ kén an toàn được sao, tôi sẽ không xứng đáng để được nghe em hát, chứ đừng nói em chỉ hát cho riêng tôi nghe, nếu tôi vẫn quyết tâm bám vào cái danh phận tổ trưởng tổ dân quân tự vệ mỏ này. Chỗ đứng của tôi khi đất nước lâm nguy là chốn tiền phương chắc tay súng bảo vệ cho em sự bình yên hát ca, bảo vệ cho xóm làng những buổi chiều trong đến nao lòng như thế này… Không cần suy nghĩ thêm nữa, tôi nhanh chóng quyết định sẽ đăng ký ghi danh đợt tổng động viên này.
 
    Ngày tiễn tân binh, cha mẹ tôi mời bà con khu xóm đến chia vui, tiễn tôi ngày mai lên đường nhập ngũ, đi cùng đợt với tôi có nhóm mót than Hùng, Huấn, Cường, Hảo, Việt… tôi cứng tuổi nhất trong nhóm, còn lại các cậu kia ít hơn tôi từ hai đến ba tuổi, nên nhận được lệnh gọi nhập ngũ là các cậu tíu tít rủ nhau đi phố mua sắm vật dụng cá nhân! Mẹ tôi cũng nhờ Vũ Mai sang tiếp nước nôi giúp. Trong chương trình văn nghệ, em đã chủ động đứng lên hát trọn bài hát mà em yêu thích tặng tôi trong rộn rã tiếng vỗ tay cổ vũ hưởng ứng của bà con khu xóm. 
“Lá còn xanh như anh đang còn trẻ…
   Mau lên đi… Hỡi các anh trai làng… lá còn…”… hát đến đây, bỗng hai vai em run lên, em vội đưa tay ôm mặt khóc và chạy nhanh về bên nhà. Mẹ tôi nhìn theo, bà chỉ tủm tỉm cười rồi bâng quơ với các bà cùng xóm:
- Đánh xong bọn bành trướng rồi, thằng Trường sang dỗ nó về đây cho u nhé”… 
   Cảm ơn em cô gái mót than, bán củi, đã giúp tôi tìm lại được cho mình lý tưởng sống cao đẹp của người thanh niên thời tổ quốc lâm nguy, tiếp thêm động lực giúp tôi vượt qua nhiều gian khổ dọc đường hành quân. Mỗi khi nhớ về em, nhớ về những năm tháng vất vả mưu sinh của em tại chợ củi đêm trên vùng mỏ quê tôi vẫn yêu đời, vẫn cất cao tiếng hát, dù khó khăn đến mấy tôi cũng cố vượt qua để còn nhanh được về bên em nghe em hát nốt bài hát đêm nào.
 
                                                           Đêm  Xuân 2011
                                                                    V.T.K.L
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)