bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 25
Trong ngày: 55
Trong tuần: 962
Lượt truy cập: 881481

GHI LẠI TỪ GIẤC MƠ

ng_xun_xuyn

ĐẶNG XUÂN XUYẾN
ÂN NGHĨA TIỀN KIẾP
*
Mơ. (Đêm: 21/05/2017, sáng 22/05/2017) Một giấc mơ thật lạ.
Lại lững thững vào ngôi nhà với những nét cổ xưa, có mấy bụi tre đằng ngà, nằm ở phía bên trái cổng ra vào, và xa xa, nơi giáp với con đường làng gồ ghề, phía bên tay phải, là mấy bụi cúc tần xanh mướt... Mệt mỏi, tôi ngả lưng xuống phản. Đang thiu thiu thì hắn, người thanh niên dong dỏng cao, khuôn mặt trái xoan, nước da ngăm ngăm, đánh thức tôi dậy. Đưa cho tôi cốc nước nghi ngút khói, giục uống nhanh kẻo “mẹ về bắt gặp là em không được uống đâu.”. Định gạt đổ cốc nước, không uống, nhưng nghĩ sao tôi lại cầm, từ từ nhấp môi, uống. Thật lạ. Cốc nước nghi ngút khói mà uống vào lại thấy mát lạnh, rồi dương khí như chảy tràn khắp người, ấm nóng và sảng khoái. Hắn nhìn tôi, tủm tỉm:
- Biết nghe lời là tốt rồi. Không lo nữa. Cam lộ sẽ bảo vệ em. Chợp mắt tí đi rồi trở lại nơi đó, không ở lại đây được đâu, mẹ sẽ trị tội thêm nặng đấy.
Tôi ngả lưng xuống phản. Rồi thấy mình lơ lửng, lơ lửng, bay phía trên một con đường. Tôi càng cố hạ thấp độ cao để xuống con đường thì càng hạ, con đường càng thấp xuống, như cố giữ khoảng cách giữa tôi và con đường không thay đổi. Giữa lúc chán nản, định buông xuôi, thì con đường bị ngắt làm đôi, rồi như có ma lực rất mạnh hút tôi xuống hố sâu phía dưới. Hốt hoảng, tôi vũng vẫy để bay lên nhưng càng cố càng bị hút sâu xuống. Nhìn con đường cao dần, xa dần, tôi bất lực, bật khóc... Bỗng một thanh niên, từ đâu lao đến lấy thân mình làm bệ đỡ, hất tôi bay lên mặt đường, rồi người đó cũng bay lên, đổ vật xuống cạnh. Cảm động, tôi rối rít cám ơn. Cậu thanh niên lạnh tanh trả lời:
- Ơn huệ gì. Nợ thì phải trả. Còn 6 lần nữa, ông ạ.
Hỏi tên tuổi, nhất định cậu ta không nói. Rồi cậu ta ghé lưng bảo tôi ôm cổ để cậu ta cõng, bay cho nhanh. Chừng dập bã trầu, đến một ngôi đền, cậu ta đặt tôi xuống, giục: - Anh vào lễ Mẫu đi. Rồi lao xuống hồ nước. Tôi hét to hỏi tên, cậu ta trồi lên mặt nước, búng tay ra 2 chữ ĐT, rồi lại lặn sâu xuống hồ.
Tôi lững thững vào đền lễ Mẫu.
Thật lạ, ở ngoài là ngôi đền rất nhỏ nhưng vào bên trong lại rộng lớn, càng đi càng hun hút, hun hút. Đến một gian thờ, rộng lắm, bên phải, bên trái, trước mặt, sau lưng đều là những ban thờ, với những tượng thờ không rõ là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu hay thờ Đức Thánh Trần Triều. Tôi loay hoay, loay hoay không biết thắp hương ban thờ nào trước và khấn lễ ra sao thì một ni cô, quãng chừng 18, 20 tuổi xuất hiện, chắp tay trước ngực, nhìn tôi, rất khẽ: - “A Di Đà Phật! Mẫu tại tâm! Phật tại tâm! Phật trong ta! Ta trong Phật!”. Rồi bay lên không trung, biến mất.
Tôi ngồi xuống, chắp tay trước ngực, tư thế như niệm chú. Rồi thấy mình lại lơ lửng, lơ lửng bay đến một khu vườn, cây cối xum xuê, đầy hoa trái.
Đến một ngôi nhà cao nhất, to nhất, tôi hạ xuống.
Đón tôi là một cụ ông, râu tóc bạc trắng, ánh mắt sáng quắc. Cụ hắng giọng, e hèm vào phía trong:
- Cậu về rồi. Sao bay không ra nước nôi cho cậu?.
Một đám choai choai, bưng nước ra để tôi rửa mặt. Rồi pha nước mời tôi uống.
Nhìn xuống nền nhà, tôi giật mình vì ngôi nhà lơ lửng giữa không trung, không có nền. Hun hút bên dưới là chen chúc những người là người. Tôi căng mắt nhìn và nhận ra một nhóm 7 người trông quen quen, có cả nam cả nữ, cả già cả trẻ đang bị đánh đập dã man. Tôi chỉ vào cậu thanh niên bị đánh nhiều nhất, hỏi cụ già:
- Cậu miệng lệch kia phạm tội gì mà bị đánh dã man thế?
Cụ ông phẩy phẩy quạt, thủng thẳng:
- Hạn Song Hao, khởi đầu là cờ bạc bịp, lừa đảo, mới chỉ là khởi đầu, cậu ạ. Đại vận 10 năm, mới là năm đầu, tránh sao được quả báo!
Tôi hỏi:
- Có cách gì cứu không?
Cụ già cười:
- Khó lắm! Mệnh trời, cãi sao được!
Tôi gặng:
- Chẳng lẽ không còn cách nào sao?
Cụ vuốt râu, khà khà:
- Có đấy cậu ạ. Ngoài tích đức thì lợi dụng bản tính của Song Hao mà tát nước theo mưa, may giảm được họa chút ít.
Thấy cậu ta bị đánh đau quá, tôi đứng dậy, búng tay một cái, một luồng điện chạy thẳng xuống đánh tên cai ngục gục ngã. Cụ ông hốt hoảng giữ tay tôi, lắp bắp:
- Thiện tại! Thiện tai! Thiên cơ bất khả lộ! Thiên cơ bất khả lộ!
Vừa lúc đấy, cụ bà với khuôn mặt tròn phúc hậu lại xuất hiện. Giơ cao gậy, chỉ thẳng mặt tôi, quát:
- Phục sinh nhà mày! Ai cho phép trở lại đây! Có cút ngay không!
Rồi phang tới tấp.
Tôi vội chạy.
Và lại thấy mình đứng trong sân nhà, ở quê. Nhìn mấy cây đào bị bứng ra khỏi chậu, tôi cằn nhằn với anh Thắng:
- Năm ngoái để chết cây đào bích tiếc quá. Năm nay gây lại được 2 cây đào phai, không đẹp nhưng trồng để trừ tà, rước lộc, sao bác lại bứng cả ra ngoài như thế?
Anh Thắng cười:
- Cây đào bích chết là do chú. Cây đang xanh tốt, chú về nghỉ cuối tuần, lại trách anh để ũng nước nên đào mới bị chết. Tuần sau y rằng cây đào bị chết. Cây khế cũng thế. Anh quên tưới nước nên cây bị khô, héo. Tưới nước lại, cây bắt đầu nảy mầm thì chú về, trách anh để chết cây khế quý. Y rằng, tối chủ nhật chú lên Hà Nội thì thứ 2, mấy mầm khế tự dưng héo, cây khế chết thật. Mà anh thấy chú lạ lắm. Cây bưởi mấy năm không ra quả. Chú đe không ra quả chú sẽ chặt thế là năm ngoái đậu được mấy quả, năm nay quả sai trĩu cành.
Tôi cằn nhằn:
- Em đang nói 2 cây đào phai và thêm cây sung kia nữa. Sao bác lại bứng ra khỏi chậu thế.
Anh Thắng gắt:
- Chú hay nhỉ. Cây thì chậu vỡ anh chưa thay được chậu. Cây thì để trồng trong chậu không hợp lý nên anh bứng ra, đợi kiếm được chậu hợp với cây thì thay. Chú toàn thắc mắc thừa.
Đang định to tiếng với anh Thắng thì cụ bà xuất hiện. Chống gậy đứng đầu cổng, ngắm nghía mấy cây cảnh, vẻ vừa ý, cụ gật đầu rồi nhìn tôi, bảo:
- Phục sinh nhà anh! An phận mà ở lại đây chứ còn bén mảng trở lại chốn đó là tôi đánh anh què chân đấy.
Nói xong. Cụ biến mất.
--------------
Tỉnh giấc. Nhìn đồng hồ: 05 Giờ 15, ngày 22 tháng 05 năm 2017.
Ghi lại giấc mơ để ngẫm xem sao.
*.
Hà Nội, sáng 22 tháng 05.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
🌹🌹🌹
CHUYỆN VỚ VẨN CỦA THÁNG TÂN DẬU (2018)
*
Tầm 11 giờ trưa thứ 2, Mồng Một tháng Tám âm lịch (10/09/2018), xuống ban thờ Thần Tài - Thổ Địa thắp hương. Vừa ngồi xuống chắp tay, thấy phảng phất nam nhân chừng 25, 26 tuổi, đầu trần, tóc ngắn, áo sơ mi trắng trước ban thờ Thổ Địa. Dụi mắt mấy cái, vẫn thấy nam nhân đó tủm tỉm cười, môi mấp máy, loáng thoáng như cậu ta nói về mấy chuyện định nghiệp, tiền kiếp... Mãi mới đứng dậy được, dụi mắt thêm lần nữa thì không thấy nam nhân đó nữa. Lạ là nam nhân đó không phải là một vong nam mà là ảo ảnh của một người mới gặp hôm trước, chủ nhật, trên một chuyến xe.
Cơm trưa xong, tranh thủ chợp mắt để chiều đi lễ chùa thì vừa thiu thiu ngủ, thấy một luồng hơi lạnh phả dọc sống lưng, rùng mình vì lạnh và thế là phát sốt.
Đêm, chợt tỉnh giấc vì những tiếng chân lạo xạo quanh phòng, mở mắt nhìn nhưng không thấy ai, ngó qua màn hình camare quan sát ở sảnh chờ cầu thang cũng không thấy bóng người, vội vùng dậy, đi sang phòng bên kiểm tra, thấy vắng lặng, tịnh không có gì lạ. Lên giường nằm, một lúc cũng khá lâu, lại thấy những tiếng lạo xạo như ai đó rón rén ở phòng bên, nghe quen lắm, liền vùng dậy đi sang, vẫn không thấy gì khác thường. Bực, buông câu trách: - “Phá đám vừa vừa thôi. Khuya rồi. Cho người ta ngủ chứ.”. Rồi lên giường, bật điều hòa, đắp chăn ngủ. Rồi mơ, lạc về một làng quê hẻo lánh, lại gặp người thanh niên dong dỏng cao, khuôn mặt trái xoan, nước da ngăm ngăm, nhắc nhở: - “Ít đi thôi, ở nhà giữ sức khỏe.”. Tỉnh giấc, thấy người đẫm mồ hôi, hạ sốt.
Sáng thứ 6, 15/09/2018, thấy đã khỏe hẳn nên đặt xe để thứ 7 về quê. Phấn chấn vì Chủ Nhật sẽ đi Hải Phòng (từ quê với họ hàng) dự đám cưới cháu gái nên tranh thủ chuẩn bị chút đồ. Vừa sắp xếp xong mấy bộ quần áo, ra cửa sổ ngó xuống đường, bỗng thấy chóng mặt bởi một luồng gió lạnh từ ngoài hắt vào. Lảo đảo, lên giường nằm và sốt trở lại, nặng hơn trận sốt trước.
Thứ 4, 20/09/2018, khỏi sốt nhưng vẫn hung hắng ho. Chị Nhan ở quê điện lên mời Chủ Nhật tuần tới về dự đám cưới cháu gái. Chị hỏi: - “Thế hôm ấy liệu cậu có khỏe không? có về dự cưới cháu được không?”. Sốt sắng quả quyết với chị: - “Từ nay đến đây cả chục ngày, em sẽ khỏe hẳn, sẽ về chứ, chị. Cưới cháu Huyền, em không dự được, ngại lắm.”. Đêm ngủ, lại thấy lạnh người, rồi sốt trở lại.
Sáng nay, 23/09/2018, thấy khỏe nhiều, định ngồi lọ mọ gõ vài chuyện cần làm thì díu mắt lại. Lên giường, định nhắm mắt chút rồi dậy lọ mọ bàn phím tiếp thì lạc vào giấc mơ, lại gặp thanh niên dong dỏng cao, nước da ngăm ngăm đen, tủm tỉm: - “Ba bảy hai mốt ngày, mới khỏi.”. Giật mình, tỉnh giấc, lẩm bẩm: - “21 ngày mới khỏi.”.
21 là ngày cưới cháu gái. Phải 7 ngày nữa mới khỏe hẳn sao?
Uầy... lạ nhỉ?
Ghi lại, để kiểm chứng.
*
Hà Nội, trưa 23.09.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
ruong_thang_co_gai
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com