bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 28
Trong ngày: 371
Trong tuần: 1154
Lượt truy cập: 773771

GHI NHẬN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ VĂN

GHI NHẬN TỪ HAI TẬP VĂN THƠ
QUA CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC VỀ ĐỀ TÀI HẬU CHIẾN TRANH
 
Nhà văn Minh Chuyên
          Nhằm tri ân các anh hùng liệt sỹ, những nạn nhân chất độc da cam – Dioxin và những người có công trong các cuộc kháng chiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình hạnh phúc cho nhân dân. Bảo tàng tác phẩm hậu chiến tranh – Minh Chuyên phối hợp cùng câu lạc bộ thơ lục bát tỉnh Thái Bình tổ chức cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài hậu chiến tranh Việt Nam trong hai năm 2019-2020.
          Tham gia cuộc vận động gồm có: Các văn nghệ sỹ, Hội viên hội nhà văn Việt Nam, Hội viên hội văn học nghệ thuật các tỉnh thành phố, Hội viên các câu lạc bộ thơ ca, cùng đông đảo bạn viết trong và ngoài nước. Kết quả đến hết tháng 2 năm 2020 thường trực Ban vận động đã nhận được gần 500 tác phẩm của 315 tác giả với hơn 3000 trang bản thảo văn xuôi và thơ lục bát. Chúng tôi chọn lọc giới thiệu bước đầu trong hai tập sách: “Nỗi đau sau chiến tranh”. Một chủ đề được nhiều tác giả đề cấp tới, đó là thảm họa đau thương nhất, bi hùng nhất của một thời người Việt Nam phải gánh chịu qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Hậu quả hàng chục triệu người bị thương tích, bị di nhiễm chất độc hóa học và hy sinh. Trong đó có trên 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam – Dioxin. Hàng triệu người đã chết, hàng triệu người đang đau đớn quằn quại, chết dần chết mòn. Rất nhiều gia đình ba, bốn thế hệ chịu thảm họa da cam, đau thương chết chóc không biết còn kéo dài đến bao giờ…
          Bộ sách: “Nỗi đau sau chiến tranh” gồm tập 1 và tập 2 không chỉ là khúc bi tráng về thảm họa chiến tranh, mà nhiều tác phẩm còn ngợi ca phẩm chất anh hùng của người lính trong chiến đấu và nghị lực phi thường của họ trong cuộc sống thời bình. Không ít tác phẩm viết về các anh hùng liệt sỹ, ghi dấu công lao của họ đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước.
ba_sch_minh_chuyn
          Nội dung hai tập: “Nỗi đau sau chiến tranh” cùng chung một âm hưởng vừa bi tráng, vừa kiên cường, cùng cất lên tiếng nói đồng cảm, chia sẻ sự mất mát, đau thương và tỏ lòng biết ơn, tri ân những con người vì dân vì nước, những người đang từng ngày nén chịu nỗi đau sau cuộc chiến tranh.
          Trong đợt sơ kết cuối năm 2019, Ban tổ chức cuộc vận động đã trao giải thưởng cho 8 tác phẩm xuất sắc của 6 tác giả gồm: Đỗ Tiếp, Vũ Bá Lễ, Trần Thanh Loan, Lại Quốc Biểu, Ngân Hậu và Phạm Bá Hà. Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Trung tướng Lê Hân nguyên phó chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Bộ quốc phòng và bà Nguyễn Thị Lĩnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã về dự và trao giải thưởng. Phát biểu tại buổi sơ kết nhà Hữu Thỉnh nói: “Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài Hậu chiến tranh là một việc làm rất ý nghĩa. Đọc thơ các anh, các chị thực sự là những bài thơ hay. Ban giám khảo làm việc công phu. Các tác giả được trao giải thưởng hôm nay là những tác giả xứng đáng. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp nhận sự kính trọng thực sự của tôi. Không phải chỉ các anh, các chị hội viên hội nhà văn Việt Nam, mà tôi nói, làm được một bài thơ hay cũng là đồng nghiệp của chúng tôi.
          Phát biểu về nhà văn Minh Chuyên một thành viên trong ban vận động sáng tác, nhà thơ Hữu Thỉnh nói: “Với những cố gắng không mệt mỏi, nhà văn Minh Chuyên trong rất ít các nhà văn theo đuổi một đề tài hết sức cấp bách, đó là viết về hậu chiến tranh Việt Nam. Dưới tác động của ngòi bút, Minh Chuyên đã bảo vệ và tôn vinh chiến công thầm lặng của những chiến sỹ anh hùng vô danh và hữu danh hy sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngòi bút của nhà văn Minh Chuyên ngay từ đầu đã có tác động rất lớn cho công chúng yêu văn học, là một cống hiến quan trọng thúc đẩy và khơi dạy, lòng yêu nước, yêu Tổ quốc của nhân dân ta”…
          Ban vận động cuộc sáng tác về đề tài Hậu chiến tranh với ý tưởng muốn gửi mai sau một thông điệp. Thời gian dần dần sẽ lùi xa, người ta có thể quên quá khứ của cuộc chiến tranh, những tác phẩm hậu chiến này sẽ ngân lên tiếng chuông thức tỉnh để mọi người nhớ: Có cuộc sống hòa bình hạnh phúc hôm nay, có một thời, một thế hệ người Việt đã phải chiến đấu đổ máu hy sinh và gánh chịu hậu quả của chiến tranh tàn khốc như thế nào…
          Trong tập 1 “Nỗi đau sau chiến tranh” với 181 tác phẩm văn thơ gồm các thể loại truyện, ký và thơ lục bát. Bằng lối viết dung dị, tả thực qua lời kể của nhân chứng. Không ít tác phẩm mô phỏng hiện thực bằng ký ức từ cách nhìn đa chiều. Mọi ý tưởng kết nối trong: “Nỗi đau sau chiến tranh” đều có chung một chủ đề khẳng định sự cống hiến hy sinh và tấm lòng tri ân của người đang sống với các anh hùng liệt sỹ, người có công.
          Mở đầu “Nỗi đau sau chiến tranh” là hai truyện ngắn: Vệ đê đêm trăng sáng và Câu chuyện về chiếc ăng gô của nhà văn Lê Bích Hồng, đều viết về những nỗi đau và kỷ niệm sâu sắc, chia sẻ sự mất mát đau thương của mỗi cuộc đời do chiến tranh gây nên. Vệ đê đêm trăng sáng, một truyện ngắn hay, giàu ngôn ngữ hình tượng, kể lại mối tình của cô sinh viên với một chàng trai chuẩn bị lên đường ra trận. Họ yêu nhau bằng sự trinh trắng, tha thiết để ngày mai anh lên đường và mãi mãi không bao giờ họ còn được gặp nhau. Tiếp theo tác giả Quyên GAVOYE Việt kiều Pháp với hai truyện ngắn: Lão Khùng và truyện: Bà Tôi. Từ nước Pháp xa xôi,Quyên GAVOYE lại có được những câu chuyện về hậu chiến tranh Việt Nam rất sâu sắc. Cả hai truyện đọc cảm động khó cầm được nước mắt. Lão Khùng nhân vật sống lang thang phiêu bạt, khổ đến lúc chết. Khi người ta lật xác ông, tìm thấy tờ giấy chứng thực mới phát tên thật của ông, một thương binh nặng tâm thần bị lưu lạc. Nối tiếp là truyện: Lát cắt thời gian của tác giả Nguyễn Đình Bắc. Hỏi vợ cho con và Trung úy Ngô Mây của tác giả Trần Đình Hằng. Hai truyện ngắn: Trăng xưa còn sáng, Chiếc võng bạt của cha tôi của Lê Văn Đông. Phần bút ký, ghi chép có tác giả Nguyễn Tuynh với hồi ký: Một quãng đời binh nghiệp. Nguyễn Văn Á với tác phẩm: Hai mươi năm đi tìm hài cốt liệt sỹ. Nguyễn Minh Lệ với 4 bài ký: Báu vật, Rực rõ cờ hoa, Người con trai làng Thọ Lộc và Lời dặn của người em gái. Tác giả Cao Bá Khoát với hai bút ký: Cô Năm và Người ở đất Minh Khai. Tập sách còn có sự góp mặt của tác giả Đào Xuân Ánh và nhà văn giáo sư Vũ Nho.
          Tiếp theo văn xuôi, tập 1: “Nỗi đau sau chiến tranh” là 180 bài thơ lục bát. Mỗi bài một giọng điệu, một phương pháp biểu cảm nhưng cùng chung một tiếng thơ ân tình. Bằng ngôn ngữ thơ sâu lắng, nhiều bài thơ viết về mẹ, về thương binh liệt sỹ, về nạn nhân chất độc da cam xúc động đến nao lòng. Tên mỗi bài thơ là một nỗi ám ảnh về thời hậu chiến, đọc vừa da diết vừa xa xót đau thương. Mở đầu chùm thơ của mình, tác giả Ngân Hậu viết:
Mẹ chờ đã mấy mươi năm
Nỗi đau vô vọng giữa thăm thẳm đời
Về thôi con của mẹ ơi
Dẫu còn nắm đất để rồi mẹ đi
Vẫn những cảm xúc lay động lòng người, có chùm thơ tám bài của tác giả Phạm Luyến: Chưa một lần được gọi cha, Vọng phu, Giỗ con, Người mẹ, Cha ơi về đi.v.v…Tác giả Đỗ Tiếp với chùm thơ:Lục bát cho bạn, Bây giờ anh ở đâu, Hát ru trong đêm trở gió. Tác giả Vũ Minh Hiến có: Tri ân và Trí Dũng song toàn. Phạm Bá Lễ: Cánh cò nặng trĩu chất màu da cam. Lại Quốc BIểu: Dâng mẹ. Lại Hữu Miễn có bài: Tìm con. Nhà thơ Ánh Tuyết với bài: Hát với mười cô, có nhiều câu thơ hay xúc động:
Quặn lòng tức tưởi nỗi đau
Trời xanh thì cứ xanh màu hồn nhiên
Giá như tiếng súng vừa yên
Mười cô thành những mẹ hiền, vợ yêu.
          Bằng nét bút miêu tả mô phỏng, ý thơ uyển chuyển, giàu hình tượng, mỗi câu thơ ngân lên như một tiếng lòng, có các bài: Khúc ca buồn tháng bảy của Phạm Văn Ngọn. Khóc chồng và Ngày gặp mặt của tác giả Phạm Thanh Hoa. Lá thư viết dở và con xin mẹ làm dâu của Phạm Bá Hà. Khúc tình sử Trường Sơn của Phạm Dũng. Vũ Dự có: Nỗi đau da cam.v.v…
          Nhiều bài thơ tên tác phẩm không chỉ gợi cảm mà còn ẩn chứa trong đó những câu chuyện đời thật cảm động. Những câu chuyện được hóa giải qua các vần thơ làm người đọc bùi ngùi xúc động. Tác giả Đào Thu Hiền với bài: Tìm lời ru anh. Thúy Lụa có bài: Chờ đợi. Nguyễn Phương Nga với: Nỗi đau của mẹ. Tác giả Trương Anh Tri: Non sông nghiêng mình. Phạm dũng: Tình sử Trường Sơn. Vũ Minh Khính có: Bát cháo nghĩa tình. Nguyễn Huệ: Mười bông hoa bất tử. Tác giả Xuân Lập có: Dòng sông và nỗi nhớ.v.v…
          Nhiều tác giả qua thủ pháp thể thơ lục bát, đã xây dựng lên hình tượng trong thơ với những ngôn từ chắt lọc, tinh tế. Phần này có nhà thơ Thọ Trúc với chùm bài: Mẹ tròn chữ tâm, Đón cha, Chia sẻ, Cỏ non thành cổ, Hậu ngõ xưa. Tác giả Kim Ngân có: Đường về và Chú tôi. Nguyễn Trường Giang: Em ngồi vá áo cho anh. Phạm Thị Nga có: Bài ca dâng đời. Nguyễn Thị Thu Vui với bài: Hoa bất tử. Minh Lệ: Người một tay. Tác giả Thu Vựng với bài: Tàn mà không phế. Trần Thanh Loan với chùm thơ: Hoa Đồng Lộc và Nỗi nhớ khôn cùng. Nhà văn Nguyễn Trọng Tân với bài: Phỏng theo tác giả “Thủ tục làm người còn sống”. Trọng Phan – Trần Nhuệ có: Cảm tác Bảo tàng.v.v…
          Kết thúc phần thơ tập 1 có hai tác giả cùng chiêm nghiệm một tứ thơ rất gợi cảm. Đó là Đinh Thế Linh: Có những hòn vọng phu như thế và tác giả Nguyễn Ngọc Hùng với bài: Em hóa đá đợi anh. Câu thơ kết tác giả viết:
Nơi đây hóa đá em chờ
Bóng anh khuất lặng xa mờ nơ đâu
          Tập 2: “Nỗi đau sau chiến tranh”, mở ra khoảng sáng trong tâm hồn nhiều người chưa hết nỗi ám ảnh khi đặt bút viết những mất mát đau thương sau cuộc chiến. Tập sách gồm 176 tác phẩm văn thơ của 62 tác giả. Nhà văn Triệu Miện với hai truyện: Lòng mẹ và truyện Y Sang. Mỗi truyện như một khúc bi tráng ngợi ca phẩm chất những tấm lòng ân nghĩa vì nhau. Những con người vượt lên đau đớn để tồn tại trong cõi đời. Truyện: Y Seng, Triệu Miệu xây dựng nhân vật khá điển hình. Y Sang một mẫu người thực, một thương binh kỳ lạ. Khi bị trọng thương, lạc giữa rừng Trường Sơn, đói khát, đau đớn thần chết vây quanh anh vẫn lạc quan, nuôi hy vọng thoát hiểm. Nhà thơ Phạm Ngọc Tâm Dung tham dự hai truyện ngắn: Sau cơn bão và Một lần lỡ hẹn. Bằng lối viết chân thực, câu chữ hồn nhiên, trong sáng, Phạm Ngọc Tâm Dung miêu tả khá thành công hình tượng người chiến sỹ trong cuộc chiến và sau cuộc chiến tranh. Truyện ngắn: Sau cơn bão, tác giả kể lại cuộc đời của Trần Trung, nhân vật có thật, một anh bộ đội dũng cảm chiến dấu, bị thương, trở về phục viên. Cốt truyện đơn giản, không nhiều tình tiết, nhưng đọc cảm động, hấp dẫn. Truyện ký: Nương theo tiếng gọi của tác giả Nguyễn Thu Sang miêu tả chi tiết nỗi đau những em bé sinh ra trong thời bình, mang dòng máu da cam thời chiến. Truyện ký: Trần Văn Ân người lính bất tử của tác giả Ngô Duy Luân kể lại hành động quả cảm của chiến sỹ Trần Văn Ân. Khi anh bị địch bắt sống, tra tấn tàn bạo, anh vẫn chống trả . Địch chặt đầu, buộc xác Trần Văn Ân vào sau chiếc xe ô tô kéo lê trên đường phố Sài Gòn. Truyện rất xúc động.
          Nối tiếp mạch văn trong tập sách còn có các truyện: Khát vọng hòa bình của Lê Mạnh Hùng. Hai người vợ của Khúc Văn Lâm. Nỗi day dứt hơn nửa thế kỷ của tác giả Công Liêm. Nghĩa tình đồng đội của Trần Thanh Loan. Tấm lòng quê của Ngân Hậu và bốn truyện ngắn, truyện ký của nhà văn Minh Chuyên: Người hai lần báo tử, Hành trình làm liệt sỹ, Những phận người da cam, Đi tìm những linh hồn. Ngoài chùm truyện ngắn tác giả Minh Chuyên còn có một kịch bản sân khấu: “Trở lại kiếp người”.
          Phần thơ trong tập 2: “Nỗi đau sau chiến tranh, hội tụ trên 100 bài thơ lục bát. Mở đầu chùm thơ của mình Thanh Bảo Nguyên viết:
Chiến tranh qua đã lâu rồi
Mà sao vết cắt cuộc đời còn đây
          Mười bài thơ của chị như mười tiếng chuông gõ vào quá khứ. Một quá khứ hào hùng và đau thương được thể hiện qua các bài: Nơi anh nằm lại, Hương bưởi, Cánh Võng, Vết thương chưa lành.v.v…
          Từ cái duyên thơ lục bát, mỗi tác giả góp một khúc tâm tình bằng những vần thơ nuột nà, lay động. Những câu thơ giàu hình tượng, mô tả số phận con người sau cuộc chiến tranh. Nỗi đau và sự ân tình được tác giả Nguyễn Huệ chắt lọc trong gần 30 bài thơ gửi về ban vận động gồm: Nhói lòng chất độc da cam, Huyền thoại bất tử, Đợi anh về, Tình xưa nghĩa nặng, Sống mãi với trang sử vàng, Chung tay xoa dịu nỗi đau.v.v..
          Bằng lối viết tài hoa, tác giả Phạm Luyến thể hiện trong các bài: Phận gái má hồng, Con về xin mẹ làm dâu, Đau lắm chị ơi.v.v…Mỗi bài của ông như một nét nhạc buồn, nhưng đậm chất nhân văn. Trong bài: Vọng phu Bến không chồng Phạm Luyến viết:
Vọng phu dựa bến không chồng
Bao nhiêu góa bụa nối vòng khăn tang
          Tiếp theo mệnh đề về hậu chiến, nhiều bài thơ mô tả những cảnh ngộ bi thương thấu động lòng người. Đó là các bài: Người đi tìm di họa chiến tranh của tác giả thiếu tướng Bùi Quảng Bạ; Gặp lại em của Phạm Thanh Hoa; Tình hoa cỏ may của Đỗ Thu Yên; Người tìm hài cốt của Bùi Minh Tửu; Hoa cải đợi người của Phan Bá Hà và chùm thơ: Viếng ông, Giặc càn, Chia cắt, Con của chúng ta của Tạ Mạc.v.v….
          Bằng lối viết ngôn từ cô đọng, câu thơ uyển chuyển, tứ thơ sáng rõ. Mỗi bài thơ cất lên như một tiếng lòng vừa gợi, vừa thương, có các tác giả Triệu Nguyễn với bài: Màu hoa sim tím. Đoàn Thịnh viết: Mẹ ngồi đưa chiếc võng không, Đặng Thành Tô: Khuyên con lấy chồng. Dương Đoàn Trọng có: Đôi mắt của anh. Lê Đông với: Lời ru của mẹ. Nguyễn Toản: Nặng nỗi đầy vơi.v.v…
Cách viết chân thật, mỗi vần thơ lắng một nỗi niềm. Nhiều bài thơ không chỉ vang đọng trong trí tưởng mà được tỏa ra từ tâm hồn người thi sỹ. Cách viết này có tác giả: Bùi Ái Nhân với: Lời ru hóa đá. Phạm Hiên: Nụ cười nước mắt. Phạm Lục: Nghĩa trang Vị Xuyên. Lê Hải Châu với: Đón anh về. Tác giả Nghiêm Thân: Ngày xưa đêm dài. Phạm Xuân Am với: Bến không chồng. Vũ Thẩm Ánh có: Đầy vơi nỗi niềm. Phạm Thị Vân: Đi tìm đồng đội. Phạm Văn Tình với chùm thơ: Bằng lăng tím, Tìm bạn ngày xưa.v.v..
Những bài thơ viết như thể chắt ra từ tâm hồn tác giả. Những câu thơ đau đáu nỗi niềm, diễn tả theo phương pháp vừa cảm vừa nhận. Đó là các bài: Viếng mộ cha và Ký ức Đồng Lộc của tác giả Triệu Thị Vân. Kỷ niệm khó quên của Phạm Ngoan. Bài: U vẫn đợi con về của Phạm Thị Nhung. Tìm cha và Ghi ơn liệt sỹ của Thúy Lụa. Bóng mẹ chiều quê của tác giả Lê Thị Châm.v.v…
Nhà thơ Thọ Trúc với lối viết tinh tế, hồn thơ phiêu diêu, bay bổng. Ông đã thể hiện sâu sắc qua chùm thơ: Trọn đời có nhau, Chiều xuân Đồng Lộc, Vang khúc quân hành, Nhân nghĩa, Đón cha.v.v..Khép lại phần thơ xuất hiện một tác giả Việt kiều Pháp GaVoYe Quyên với bài thơ: Mẹ tôi đầy xúc động. GUVOYE Quyên dãi bày:
Một đời trọn kiếp rau dưa
Còng lung cõng những hạt mưa ra đồng.
GaVoYe Quyên viết chân thật về một mối tình do chiến tranh cướp đi với những vần thơ vừa xao lòng vừa gợi nhớ:
Ngày ấy – Cha về đất lành
Mẹ như tắt cả trời xanh nắng vàng
Miếng trầu thấm nỗi đa đoan
Cau chưa xanh vỏ đã toan lìa cành
          Kết quả từ cuộc vận động sáng tác về đề tài hậu chiến, bước đầu thu được một số lượng lớn tác phẩm mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong bài phát biểu dự lễ phát động tại Bảo tàng tác phẩm Hậu chiến tranh – Minh Chuyên ở  Thái Bình, đoạn kết nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh: “Chúng ta không chỉ viết về lòng biết ơn đối với đồng đội, đối với các bà mẹ đã hy sinh cho đất nước mà chúng ta đang gửi những thông điệp cấp thiết nhất đến đồng đội chúng ta, đang chiến đấu bảo vệ toàn bộ trọn vẹn Tổ quốc ta. Tất cả những điều đó tôi tin rằng: Bảo tàng tác phẩm Hậu chiến tranh – Minh Chuyên và Câu lạc bộ thơ lục bát tỉnh Thái Bình nơi phát động cuộc sáng tác, thực sự đã trở thành một địa chỉ văn hóa không chỉ của Thái Bình mà là của cả nước…”.
          Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bộ sách: “Nỗi đau sau chiến tranh” tập 1 và tập 2. Ban vận động mong tiếp tục nhận được những sáng tác mới của các tác giả trong và ngoài nước để tuyển chọn in trong các tập tiếp theo phục vụ nhu cầu bạn đọc và lưu giữ tại Bảo tàng. Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội tháng 2 năm 2020
Nhà văn Minh Chuyên
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)