bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 53
Trong tuần: 964
Lượt truy cập: 630257

HẠT LANH MỌC TRÁI MÙA (Kỳ cuối)

Giàng Khánh Ly

CÁI PHẢI ĐẾN – SẼ ĐẾN (Kỳ V)
 
    Với bao áp lực từ phía gia đình nhà chồng về chuyện “Con trai”. Lanh chỉ có con gái không có con trai. Theo phong tục người Mông thì chỉ có con trai mới được thờ cúng cha mẹ, tổ tiên, con gái không được thờ cúng. Vì lẽ đó mà ngay khi Lanh còn ở bản, họ hàng đã lời ra tiếng vào “Nó đi học về nên nó không biết đẻ đâu, phải bảo nó cho thằng Páo lấy vợ hai để đẻ con trai đấy, nếu nó không chịu thì bảo nó đi xin con trai về nuôi đi”. Lanh mệt mỏi đủ điều nhưng vẫn lặng im không nói gì. Tình trạng ấy đã kéo dài vài năm, có lúc mẹ chồng bảo “Mày xem thế nào hay cho thằng páo nó lấy vợ hai để đẻ con trai, nhưng không bỏ mày đâu nó vẫn lấy mày làm vợ cả”. Lanh đã nhiều lần giải thích với mẹ chồng bằng khoa học: Mẹ à theo khoa học thì không có con trai là do người chồng chứ không phải do con. Con gái cũng không sao chỉ cần nuôi cho chúng ăn học đến nơi đến chốn, sau này về già chúng chăm lo cho bố mẹ là được rồi! Nhưng mẹ chồng Lanh cả đời chỉ ở bản đâu có biết “Khoa học” là gì và cũng không tin điều đó. Lanh đành bó tay vì có nói thế nào thì gia đình cũng không hiểu, không tin. Họ đi mời thầy mo về cúng đủ thứ. Lanh đi công tác, các con đi học, ông Páo ở nhà ngày ngày rượu chè bê tha với mấy người dân trong bản. Không chịu lao động mà suốt ngày đến các quán gần đó, hay anh em trong bản cắm đồ về uống rượu. Bỗng một hôm có chú là chồng của đứa em gái họ đến nhà Lanh đòi nợ của ông Páo và bảo “Chị ơi em thấy ông Páo đến nhà họ hàng ở cạnh nhà em mời ăn cỗ, ông Páo đi bắt vợ về ở nhà của chị rồi”. Lanh  không thể tin nổi: “Chú nói thế nào chứ tuần trước mẹ con chị về đâu có chuyện gì” Chú ấy bảo “Em nói thật đấy họ bảo ông Páo còn bắt con lợn của chị làm thịt mời cả bản đến ăn đấy, chị không tin chị cứ về mà xem”. Hôm sau Lanh xin phép thủ trưởng cơ quan rồi về nhà thì thấy có người đàn bà đang sống trong nhà thật. Hỏi ra thì là ông Páo đi bắt bà ấy về làm vợ để đẻ con trai. Hỏi đầu đuôi câu chuyên thì ông Páo bảo “Mày không có con trai nên tao đi bắt nó về đẻ con trai sau này chết rồi có người thờ cúng, không thì thành con ma đói đấy”. Lanh không to tiếng mà nhẹ nhàng nói với ông ấy: Ông làm chuyện này mà không báo cho mẹ con tôi biết, ông cứ suy nghĩ đi, tôi lên cơ quan báo cáo với huyện rồi về giải quyết nhé! Thế rồi Lanh lên Mộc Châu báo cáo với lãnh đạo cơ quan và mời một số cơ quan chức năng của huyện về giải quyết ở bản. Khi về bản Lanh có mời cả họ hàng hai bên nội, ngoại đến dự. Khi cơ quan chức năng của huyện hỏi thì ông páo trả lời “Tao lấy vợ để đẻ con trai, cái Lanh nó không biết đẻ con trai nhưng tao lấy cả hai người, một người đi làm việc nhà nước, một người ở nhà để đẻ con trai cho tao”. Sau một hồi phân tích của cơ quan chức năng rằng chỉ được lấy một người thôi vì Lanh là cán bộ, đảng viên nữa, Nhà nước chỉ cho phép lấy một người vợ thôi. Ông páo bảo “Thế thì tao lấy vợ mới để có con trai”. Nói đến chuyện nuôi con thì ông Páo bảo “Tao không lấy đứa nào hết, tại chúng nó là con gái, sau này tao cũng không được nhờ đâu”. Hỏi đến các con, đứa nào cũng trả lời “Cháu ở với mẹ thôi, nếu ở với bố thì không được đi học”. Lanh nghĩ bụng: nhận thức của họ chỉ đến thế, cũng để họ được toại nguyện. Lanh chỉ buồn và sốc vì cuộc đời dang dở của mình. Lanh chính thức chia tay với cái “Người lạ” ấy. Lanh biết và hình như đã trông thấy vô vàn những khó khăn trước mắt mình. Lanh “căm thù” cái tục “bắt vợ”, chuyện ép duyên của người Mông chưa hết nổi thì đến đây Lanh lại thêm “căm thù” hay “sợ” “đàn ông” thì đúng hơn. Cái nỗi sợ ấy cứ đeo bám và ám ảnh Lanh suốt cả cuộc đời. Có người hỏi “Trước đây mày bảo vì các con của mày còn nhỏ nên mày phải chăm lo cho chúng. Bây giờ các con của mày đã trưởng thành rồi mày cũng phải sống cho mày nữa chứ”? Lanh nghĩ: với Lanh có lẽ từ kiếp trước vốn đã không tồn tại “nửa kia”. Có người nói “mày giỏi thật đấy, khó khăn như thế, một mình mày vừa nuôi con ăn học, bản thân mày cũng vừa công tác vừa học mà mày vẫn vượt qua được”?. Lanh bảo: Ai ở trong hoàn cảnh nào thì phải chịu hoàn cảnh đó chứ đâu có giỏi dang gì! Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng với nghị lực phi thường vốn có, Lanh nghĩ: Chỉ cần cố gắng là vượt qua hết! Cũng may mà ông ấy không bắt chia con, nếu không đứa nào ở với ông ấy là khổ đời rồi. Lanh nghĩ: Dù ngày ba bữa cháo Lanh cũng đã có sẵn quyết tâm nuôi dạy mấy đứa con ăn học bằng được. Lanh bắt đầu cuộc sống “mới”. Cuộc sống ấy dù khó khăn vất vả nhưng có lúc Lanh nghĩ: Cũng phải cảm ơn người đàn bà ấy thì mình mới thoát khỏi cái “Người lạ” mà mình chung sống 22 năm như trong ngục tù không biết chia sẻ cùng ai. Nếu nói về Lanh cứ như kể truyện cổ tích giữa đời thường, lúc thì cười trong nước mắt, lúc thì khóc nhưng ai không ở trong cảnh đó thì không thể hiểu nổi. Chỉ những người cùng cảnh mới thấu hiểu nỗi niềm “Hạt Lanh mọc trái mùa”.
     Bất cứ một câu chuyện hay một bộ phim thì đều phải có hồi kết. Câu chuyện của “Hạt Lanh mọc trái mùa” cũng phải đến hồ kết. Người đời có câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” quả là không sai. Vàng đã được tôi luyện qua “Lửa” thì ắt là “Vàng” tốt. Sức đã được chống chọi qua “Gian nan” thì ắt là “Sức” bền. Lanh nghĩ: Lanh chỉ là hạt cát nhỏ giữa biển cả mênh mông, cuộc đời của Lanh cũng có gì gọi là “Hoành tráng” đâu, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì những ước mơ, khát vọng khi Lanh còn là một cô học trò ngồi trên ghế nhà trường đã được bù đắp phần nào. Chị gái họ của Lanh, Lanh và các con gái của Lanh đã là “Động lực nhỏ” đầu tiên cho chị em phụ nữ Mông Lóng Luông có đủ nghị lực vượt qua những hủ tục lạc hậu của người Mông để đi học, nhất là trẻ em gái ở nơi đây. Quê Lanh đã có các cháu thay Lanh thực hiện ước mơ làm bác sỹ chữa bệnh cho dân, làm cô giáo dạy chữ cho trẻ em người Mông. Nói ở tầm vĩ mô hơn thì đã có ca sỹ Giàng Hoa với tiếng hát cao vút, trong trẻo, mê hồn như suối ngàn tinh khiết trên đỉnh núi cao, nơi đồng bào Mông sinh sống. Nghệ sỹ Nhân dân Vi Hoa, con chim họa my của núi rừng Tây Bắc. Các em ấy đã thay Lanh thực hiện những ước mơ của Lanh. Lanh cảm thấy bằng lòng với những gì mình có. Người ta nói “Trời không lấy đi của ai tất cả mà cũng không cho ai tất cả”, vậy là ông trời rất công bằng đấy chứ! Có lúc Lanh cũng tự động viên mình và nói với các con: Nhìn lên thì mình chẳng là gì, nhưng nhìn xuống thì có nhiều mảnh đời còn khổ hơn mình! Nói như thế để cho cuộc sống thanh thản, không cố để có những gì mình không thể “với” tới, cũng không chùn bước, không nhụt chí trước cuộc sống bon chen đầy sóng gió, chông gai. Ngược lại phải biết coi đó là “lẽ đời” vốn có trong xã hội ở bất cứ thời đại nào. Lanh nhớ lời cô giáo Yên “Hát để quên hết cái khổ”. Thật không sai, trong suốt cuộc đời của Lanh gắn liền với bao thăng trầm, sóng gió, chông gai, có những lúc cảm giác như mình không thể vượt qua nổi. Nghiệm lại Lanh mới thấy thấm thía lời cô giáo Yên. Cái “bùa hộ mệnh” giúp cho Lanh vượt qua mọi khó khăn, đó chính là tiếng hát. Mỗi khi đau buồn, Lanh mở nhạc nghe, Lanh học hát và hát những bài “tủ” nhất của mình. Có lúc tiếng hát pha lẫn cả nước mắt và nụ cười cũng trong nước mắt. Người đời không ai biết Lanh hát vì vui hay vì buồn nhưng với Lanh tiếng hát là để xua tan những gì đau khổ nhất, buồn tủi nhất trong cuộc đời này, để “giết” thời gian những đêm Lanh không thể nào ngủ được.
   Đến cuối năm 2003, Lanh được huyện cử đi học lớp cao cấp lý luận chính trị tại Hà Nội. Một năm sau đó, Lanh học xong  trở về cơ quan là năm 2004. Cơ quan lại tiếp tục cử Lanh theo học lớp Đại học kinh tế Nông nghiệp do tỉnh Sơn La phối hợp với trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) mở tại tỉnh, học trong 4 năm. Cứ mỗi năm, thời gian học chiếm 2/3 thời gian công tác trong năm. Lanh học xong thì các con gái cũng học xong cấp III. Lanh tiếp tục lo cho các con đi học đại học, có đứa học cao học. Một mình một thân vừa làm cha vừa làm mẹ, vừa làm chủ gia đình, hy vọng sau này bọn nhỏ không phải “Hạt Lanh mọc trái mùa” như Lanh. Hiện nay các con của Lanh đều xây dựng gia đình và trưởng thành, đứa làm ngoài, đứa làm trong nhà nước nhưng cuộc sống đều ổn định, trong đó có một cô là thạc sỹ. Thạc sỹ nữ người Mông đầu tiên của huyện Mộc Châu và của tỉnh Sơn La. Nữ thạc sỹ so với xã hội, so với yêu cầu nhiệm vụ chung trong thời kỳ đổi mới (Ngày nay) thì chưa là gì, nhưng so với người dân tộc Mông thì là cả quá trình với sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi mới có thể đạt được. Các con gái của Lanh cũng đã và đang tiếp tục thực hiện những ước mơ, khát vọng của Lanh.
    Lanh được tỉnh mời về truyền dạy lớp dân ca Mông tại quê nhà. Lanh phấn khởi lắm. Người già, trẻ em tranh nhau hỏi chuyện. Ai cũng xúm quanh để nghe Lanh kể chuyện và hát. Lanh cảm thấy thật ấm lòng. Ngày nay quê của Lanh đã thay đổi rất nhiều so với thời Lanh còn nhỏ rồi. Người dân trong bản, trong xã gia đình nào cũng có nhà ngói, nhà kê, nhà xây khá đẹp; có trường học to đẹp, trẻ em nào cũng được đến trường; có trạm y tế ba tầng khang trang; quán xá thi nhau mọc; hàng hóa chẳng thiếu thứ gì; nhà nào cũng có xe gắn máy, có nhiều gia đình có cả xe ô tô nữa; cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng được cải thiện rõ rệt. Lóng Luông quê của Lanh nay đã thực sự thay da đổi thịt “Núi rừng có điện thay sao. Nông thôn có máy làm trâu thay người”. Nói đến xay ngô, giã gạo bằng cối, bọn trẻ nghe như kể truyện cổ tích, chúng đâu có hiểu thấu nỗi khổ của người dân Lóng Luông một thời!
    Năm nay đã hơn 17 năm Lanh sống đơn thân cùng các con, các cháu vui vẻ đầm ấm. Năm 2009 Lanh được huyện quan tâm đề bạt giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND huyện và phân công Lanh phụ trách khối văn hóa xã hội. Ở Mộc Châu từ bao đời nay chưa có người phụ nữ Mông nào làm lãnh đạo, do chị em phụ nữ Mông không được đi học, không biết chữ, không có trình độ. Mặc dù muộn màng nhưng Lanh vẫn có cơ hội thực hiện tiếp những ước mơ của mình: Giải phóng cho chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số, trong đó có phụ nữ người Mông. Có cơ hội giúp đỡ các cháu học sinh mồ côi như Lanh hồi nhỏ, các cháu học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh khó khăn, đặc biệt là học sinh nữ được đi học để tiến bộ, với mục tiêu không có hạt lanh nào phải mọc trái mùa.
    Nay Lanh đã được Đảng, Nhà nước cho nghỉ chế độ như bao người khác khi đủ tuổi. Song Lanh vẫn say mê với công việc. Nghỉ công việc Nhà nước rồi Lanh mới có điều kiện “Thỏa sức” viết bài để dãi bày những nỗi niềm, những ký ức của cuộc sống, của một thời đã qua. Lanh thương đồng bào, yêu học tập, Lanh làm khuyến học không biết mệt mỏi. Với chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước ta; sự quan tâm cua Đảng, Chính phủ; của tỉnh, huyện, Lanh được Thủ tướng Chính phủ tặng 02 Bằng khen; được Bộ Văn hóa - Thông tin tặng Huy chương Vàng, Huy Chương Bạc toàn Quốc, năm 2019 Lanh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực văn hóa phi vật thể và nhiều bằng khen, giấy khen các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Lanh là người phụ nữ Mông đầu tiên ở Mộc Châu được phong tặng danh hiệu cao quý này. Lanh thấy rất vui mừng, đồng thời cũng rất xúc động, Lanh nghĩ bụng: Danh hiệu cao quý này là động lực khích lệ Lanh tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được để góp phần cùng đồng bào nơi đây phát huy, bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Mộc Châu.
    Hạt lanh dẫu mọc trái mùa nhưng có nội lực tốt thì nó vẫn xuyên thủng đá sỏi, bật mầm vươn lên, để xanh tốt ngay cả khi phải sống trên triền núi đá chênh vênh.
“Hạt Lanh mọc trái mùa” “Rất xa mà rất gần”./.
                                                   Mộc Châu, tháng 5 năm 2019
                                                                        G.K.L

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)