bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 201
Trong tuần: 1217
Lượt truy cập: 634684

HÌNH DUNG TRẦN NGUYỆT ÁNH...

 

HÌNH DUNG NHÀ THƠ TRẦN NGUYỆT ÁNH TRONG “BÓNG NÚI”
Tập thơ, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2022


Vũ Nho

v_nho_nguyn_kh

NHÀ VĂN VŨ NHO - ẢNH PHẠM VĂN SƠN


Trong lần dự ra mắt sách “Đàn bà thơ” tôi đã gặp Trần Nguyệt Ánh, nhà thơ gốc Thái
Bình sinh sống ở thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk. Ấn tượng trong tôi đó là một nhà thơ xinh đẹp,
khả ái. Thế rồi tôi nhận được tập thơ “Vọng Núi” tác giả gửi tặng qua Bưu điện. Một tập thơ
in đẹp với những bức tranh minh hoạ cũng rất thơ. Lại có lời giới thiệu của nhà thơ Phan
Hoàng, người đề xướng loại thơ 1,2,3 ở đầu sách và phần LỜI BẠT có 2 bài viết của nhà phê
bình Khang Quốc Ngọc và nhà thơ Trương Nhất Vương.
Thật đáng quý!
Nhưng tôi có thói quen là cứ đọc thơ đã, tự mình cảm nhận và khám phá. Rồi sau đó
mới đọc các bài viết liên quan. Đọc xong tập thơ, tôi hình dung ra Trần Nguyệt Ánh từ những
gì mà những bài thơ của tác giả gợi nên.
Trước hết, đây là nhà thơ của vùng Tây Nguyên hùng vĩ. Hình ảnh Tây nguyên khá nổi
bật trong cả tập thơ. Không chỉ nghe thấy “Âm vang Tây Nguyên ngập tràn hương sắc”
(Muốn hoá thân thành chim phí bay khắp bầu trời), nghe thấy “Bản hoà tấu cồng chiêng vút
lên”, nghe thấy “Tiếng đàn Chapi…”, nghe thấy “Âm vang đại ngàn hoà vũ khúc đêm
xoang”,… Bạn còn nhìn thấy “đỉnh Chư Yang Sin”, thấy “Trời Tây Nguyên căng đầy nhựa
sống”, thấy “Tây Nguyên hồn nhiên đất đỏ ba dan/ Tựa lưng núi lòng ta ngập tràn hương
sắc” (Ta ru mình trên ngọn núi Chư – Yang- Sin), thấy gùi tre, thấy nhà rông, thấy tượng nhà
mồ,… Có khi vừa nhìn thấy, vừa nghe thấy, vừa cảm nhận bằng khứu giác ( ngửi thấy) như
trong bài thơ này:
Chiều trôi, hoàng hôn lao mình trên dốc
Là lúc khăn phiêu em da diết nhớ người
Tiếng chim chơ rao quắt quay gọi bạn
Lúa mới thơm nồng rượu cần Ban Mê
Cúc quỳ tô má em ngời sắc xuân thì
Cùng nắm tay nhau đi hết nấc thang nhà sàn quê mẹ



Và bài thơ này nữa , có mùi, có vị, có hương, có âm thanh, màu sắc:
Ống cơm lam cho ta biết bản sắc quê mình
Ngọt mùi nếp nướng thơm nồng trong nứa
Ấp ủ hương tình nồng đượm đất Tây Nguyên
Rượu cần thơm mát ngọt say lòng khách lạ
Tiếng cồng chiêng rộn rã khúc giao mùa
Tinh hoa đại ngàn hoà vũ khúc đêm xoang

“Vọng núi” thấm đẫm màu sắc, âm thanh, hương vị của Tây Nguyên, của đại ngàn qua con
mắt thơ của Trần Nguyệt Ánh.
Không chỉ có vậy! Bạn sẽ gặp một Trần Nguyệt Ánh luôn dành tình cảm yêu
thương, biết ơn cha mẹ, biết ơn đấng sinh thành đã cho nhà thơ có cuộc sống trên quê mới
Tây Nguyên. Mẹ cha “Người là điểm tựa cho con nương náu bình yên”. Hình ảnh người mẹ
thật đẹp, thật ấn tượng trong lòng người con hiếu thảo:
- Ánh mắt mẹ sáng bừng trang cổ tích
- Mẹ đội cả bầu trời nâng cánh ước mơ con

- Tấm lưng mẹ uốn cong cả hoàng hôn
Tần tảo ngược xuôi cho đời con thơm thảo
(Ngày đã cạn ngày)
- Tuổi thơ con hạnh phúc vuông tròn
Đổi những tháng ngày mẹ cha ngày đêm cơ cực

( Con cúi nhặt bàn chân cha trong mùa đông cũ)

Các bài thơ “ Mẹ tất tả gánh cong chiều xóm núi”, “ Đi xa vương vấn hương làng
quê ngấm tận lòng mình”, “Tìm lại mình trong kí ức mùa thu”, “Tìm bóng dáng
xưa trong quang gánh mẹ”, “Hạnh phúc bàn tay người gieo trồng”, “Mẹ quên
tuổi mình trên vòm lá quê hương”,… là tấm lòng biết ơn của người con với cha
mẹ kính yêu của mình.

Một nội dung cũng khá đậm nét là lòng biết ơn đối với các chiến sĩ đã hi sinh vì Tây Nguyên,
vì đất nước. Người giàu tình cảm gia đình, cũng là người biết ơn sâu sắc các anh hùng liệt sĩ
đã cho mình cuộc sống trong hoà bình, hạnh phúc. Các bài thơ “Mẹ đợi anh về bên mâm
cơm chiều”, “Em hát anh nghe bài ca Đất Nước”, “Khi biết anh, em đã quá nửa đời”, “ Tháng
Bảy tri ân gợi về miền kí ức”, “Anh lên đường theo tiếng gọi non sông” là tấm lòng, là tình
cảm dành cho những “Dũng Sĩ Kiên Cường”.
Nhà thơ còn nói đến đại dịch cô vít, đến quê hương năm tấn Thái Bình, đến những
con voi thuần hoá, tượng nhà mồ, đến công việc làm thơ, viết lách,… Nhưng có lẽ chủ đề mà
tác giả dành cho nhiều bài thơ nhất. Ấy là chủ đề tình yêu. Cũng là hợp lí thôi. Vì tác giả còn
đang trẻ. Những bài thơ liên quan đến chủ đề này thường nói đến nhân vật Anh. Nhưng
hình như Anh này là người mang đến nhều nỗi buồn hơn là niềm vui. Mặc dù có lúc người
viết đã thừa nhận : “Và anh đến như mùa xuân phồn thực”, và thú nhận : “Đã hơn một lần
chết đuối trong mắt anh”. Thế nhưng cuộc tình hình như không suôn sẻ. Bởi vì “Anh trượt
dài lạc bến yêu”, anh “vô tâm pha màu đen, chàm, xám…” làm hỏng “Bức tranh màu hạnh
phúc hai ta”. Rồi “Anh mải mê hái những vì sao tận cuối chân trời/ Hòn vọng phu em ngàn
năm bạc đầu Tô Thị” ( Em độc hành hun hút phía không anh). Chính “Anh hoá lốc đời cuốn
sạch mọi niềm tin”, chính anh khiến “Em trả giá lòng thuỷ chung bằng cực hình tê tái”. Và
Anh khiến cho em “ Tàn đêm vắng uống cạn niềm cay đắng”, anh để cho “ Em tin rằng nếu
có kiếp sau/ Trọn đời này se chỉ nước mắt mình vá tình đầu dang dở”… Có vẻ hơi “sến” chút
nhưng không sao! Mỗi người có một cách ứng xử với tình đầu tan vỡ… May mà người viết
không gục ngã, không bi quan gặm nhấm nỗi buồn. Cô đã tìm lại được “nụ cười đánh rơi”,
đã tìm thấy “sợ tơ nhiệm màu” nối lại giấc mơ, đã tạm “quên quá khứ một thời ngây ngất
nắng”( Có một chiều gió bỗng bỏ cuộc chơi).
Tây Nguyên đã cho cô niềm yêu đời, yêu cuộc sống. Và người giaù lòng thương mến,
không thể không nói lời cám ơn tự đáy tim:
Cám ơn mảnh đất đã cho ta nguồn cội
Nơi cho ta hưởng trọn yên ấm, hoà bình
Nơi chiến tích năm xưa từng găm đầy bom đạn
Máu thấm đất dày, phủ đầy cánh rừng bất tận đau thương
Yêu lắm quê mình những người con dũng cảm kiên trung
Từ bàn tay cần cù, tô đẹp vùng đất Tây Nguyên hùng hậu!

“ Vọng Núi” cũng là để góp phần nhỏ bé tô đẹp vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, ân tình!


S.G. 31/12/2023

hoagao2

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)