bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 276
Trong tuần: 1514
Lượt truy cập: 775192

HƯỚNG TỚI 70 ĐHSP HÀ NỘI

GIÁO SƯ NHÀ GIÁO ƯU TÚ LƯƠNG DUY THỨ

 gs._lng_duy_th

     GS. LƯƠNG DUY THỨ

                               Vũ Nho

 

Giáo sư, nhà giáo ưu tú Lương Duy Thứ là giáo sư đầu ngành về Văn học Trung Quốc ở Việt Nam. Là một thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô, được cử đi học Đại học ở Trung Quốc (1955-1960); tốt nghiệp về nước, theo sự  phân công của tổ chức, đi dạy học khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. Các khoa Văn của  những trường Đại học lớn của nước ta là Sư phạm Vinh, Sư phạm Việt Bắc, Sư phạm Hà Nội, Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đều đã là nơi  giáo sư từng giảng dạy. Vào hội nhà Văn Việt Nam  năm 1990, được phong hàm Giáo sư năm 1991, người thầy giáo đại học kiêm nhà văn ấy miệt mài với sự nghiệp trồng người và sự nghiệp văn chương.

Tôi là người có  duyên may  được học  người anh trai của thầy là GS Lương Duy Trung, một giáo sư đầu ngành về văn học phương Tây. Với thầy Lương Duy Thứ, tôi vừa được học thầy, lại có may mắn được cùng dạy với thầy ở Khoa Văn Đại học sư phạm Việt Bắc sau khi tôi tốt nghiệp. Sau này khi thầy từ thành phố Hồ Chí Minh ra sống ở bên Gia Lâm, thầy trò lại có dịp gặp nhau thường xuyên hơn. Bởi thầy trò cùng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Tôi vẫn nhớ mãi thời kì học ở Việt Bắc rồi trở thành một cán bộ trẻ. Thầy Thứ luôn luôn gần gũi, thân mật với chúng tôi. Nói chuyện, bao giờ thầy cũng gọi là cậu, các cậu và thầy thường mở đầu :  “Nì, các cậu có biết…”, “ Nì, cậu đã đọc bài báo này chưa?”. Không rõ các bạn khác ra sao, với tôi, thầy vừa uyên bác nhưng lại vừa rất giản dị, gần gũi, dễ mến…Tôi đã học được bao điều từ các thầy mình, trong đó có thầy Lương Duy Thứ về tinh thần nghiêm túc nghiên cứu khoa học, về thái độ gần gũi, giản dị với sinh viên, với đồng nghiệp…

Trong một cuốn sách in năm 2011 Quê hương là trái bần chua ngọt, nhà xuất bản Hội nhà văn, thầy cho, tôi mới biết kĩ về quê hương thầy ở Quảng Bình, một mảnh đất địa linh:

         “Lệ Sơn, một trong tám làng nổi tiếng ở Quảng Bình : Sơn, Hà , Cảnh, Thổ, Văn , Võ, Cổ, Kim ( nghe cứ như hai vế tiểu đối của một câu thơ). Cả con sông Linh Giang và những trái bần cũng được  thầy nhìn nhận với sự trìu mến, quý thương:

           Sông Gianh chảy từ vùng núi thượng nguồn, đoạn qua làng có tên là Linh Giang. Nỗi nhớ về làng không ai quên được. Nhiều nhà văn nhà thơ đã lấy bút danh Linh Giang. Hai bờ sông là cây bần, một loại cây mọc thẳng, cây to có thể làm cột nhà, rễ cây từng chùm như cây đước trong Nam, giữ đất cho bờ sông khỏi bị sạt lở. Cây bần quanh năm xanh tốt, trái bần giống trái thị, khi chín trái bần rơi xuống nước chao đảo giống như ngôi sao xanh, ăn vừa chua, vừa ngọt. Là loại hoa trái bình dân, nhưng cũng là quà quý của tuổi thơ bên dòng song quê hương. ( trang 20)

          Những con người trong huyền thoại  như  ông Bần, những con người thực nhưng  kì lạ như ông Đấu, o Lài, Bảy Vinh, ông nội của tác giả, những học trò có tên đã thành danh được nhắc đến trong truyện và kí đều khiến người đọc cảm động về những thời kì lịch sử khác nhau của quê hương đất nước.

 

 Cũng qua cuốn sách đó, tôi được biết tên của thầy có ý nghĩa như thế nào : “Thứ là một trong hai nội dung chính của đạo  nhân của nhà Nho. Đó là Trung và Thứ. Trung được giải thích là “Kỉ sở lập, lập ư nhân” – điều mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt. Còn Thứ là “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” – nghĩa là điều mình không muốn thì cũng đừng gán cho người khác. Trong chữ Hán, Thứ thuộc loại hội ý, trên chữ Như dưới chữ Tâm; Cha Duy dạy con như vậy nên cả 5 người con trai đều có chữ Tâm ở dưới ( Trung, Thứ, Tuệ, Tưởng, Thái)”. (tr. 41 - 42).

Quả thật tôi thấy thầy đã hành xử đúng như ý nghĩa tên của thầy được các cụ đặt cho.  Thầy luôn luôn coi trọng chữ Tâm, coi trọng tấm lòng. Ở đâu, thầy cũng được sinh viên yếu mến, bạn bè đồng nghiệp kính trọng. Một đời dạy học, nghiên cứu, thầy đã  viết và in những cuốn sách quan trọng: Cù Thu Bạch, Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, Đại cương văn hóa phương Đông ( Chủ biên), Lỗ Tấn- phân tích tác phẩm, … Thầy cũng dịch những tác phẩm : Lịch sử văn hóa Trung Quốc,  Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại, Truyện Lỗ Tấn,  Tuyển tập truyện kí,…Là nhà giáo, thầy đã viết Giáo trình văn học Trung Quốc, tham gia viết sách giáo khoa THPT nhiều năm với các chương trình cải cách và đổi mới.

Khi tôi được sang Nga làm nghiên cứu sinh (1980 -1984), thầy có viết thư, nhờ tôi tra cứu về tác giả Cù Thu Bạch  trong thư viện Lê Nin ở Matxcơva. Tôi biết thầy viết chuyên luận về Cù Thu Bạch năm 1962, thầy muốn có những thông tin mới về tác giả này. Tôi đã bỏ ra hai ngày để tìm trong thư viện những tài liệu thầy cần. Rồi viết thư gửi cho thầy những gì thầy  nhờ tìm.

        Gặp thầy  lần đầu ở Hội nhà văn, thầy bảo tôi: “Nì,theo lá số tử vi thì mình chỉ thọ được bảy mươi ba tuổi thôi. Lúc nào cậu rỗi thì sang chơi với mình !”. Tôi đã sang Gia Lâm thăm thầy cô. Tôi giới thiệu nhà văn dịch giả tiếng Hán Vũ Công Hoan với thầy. Năm 2011, thầy in cuốn sách “Quê hương là trái bần chua ngọt” ở nhà xuất bản Hội Nhà văn. Thầy có tặng tôi. Tôi đã đọc và  viết bài giới thiệu cuốn sách của thầy trên báo Giáo dục và thời đại.  Cuối bài báo tôi viết: “Cuốn sách

Quê hương là trái bần chua ngọt” là cuốn  tuyển thơ văn của giáo sư Lương Duy Thứ. Tôi vinh dự và may mắn được học giáo sư và được cùng dạy với giáo sư một thời gian ở Khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm Việt Bắc. Được thầy tặng cho cuốn sách quý, tôi đã say sưa, chăm chú đọc và thay mặt cho những người học trò từng được học  thầy, viết những dòng giới thiệu với mọi người như là một lời tri ân thầy của lớp lớp học trò đông đảo khắp ba miền Bắc, Trung, Nam mà thầy đã dạy”.

Báo ra, tôi mang biếu thầy. Thầy cô rất vui.

Tôi cùng  vợ chồng cựu lớp trưởng Hoàng Ngọc và các bạn khoa Văn  Việt Bắc khóa một thăm thầy cô. Thầy  trò ôn lại kỉ niệm xưa ở trong rừng Đại Từ, khi sơ tán ở Làng Lân  huyện Phú Lương. Lần ấy, tôi tặng thầy cuốn sách “Thơ và dạy học thơ” của mình do Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên in, trong sách, có trích những luận điểm thầy bàn về dạy thơ Đường in ở tập san Giáo dục An Giang.

Một lần tôi nhớ sau khi gặp gỡ thầy trò ở Trụ sở Hội Nhà Văn, tôi mời thầy và một nhà văn nữ ở Văn phòng Hội uống  bia  tầng 2 nhà hàng trên phố Nguyễn Đình Chiểu. Thầy trò nói chuyện văn chương rồi không hiểu sao lại nói về về tử vi. Các cháu phục vụ  hai ba người xúm lại nhờ thầy nói cho vài điều về lá số sau khi nói ngày sinh tháng đẻ. Tôi ngạc nhiên là thầy vui vẻ nói cho các bạn ấy những điều cơ bản, không nề hà gì. Mà nhìn thầy lúc đó thấy rất giống các ông thầy tướng Trung Hoa tôi từng được xem trên phim ảnh… Thầy Thứ  vẫn giản dị xuề xòa như  hồi ở Việt Bắc dạy chúng tôi!

Thầy Lương Duy Thứ vào cõi Vĩnh hằng  năm 2014. Nhóm sinh viên khoa Văn Việt Bắc khóa một có dự đám tang và lễ  tiễn biệt thầy tại Nhà tang lễ thành phố Hà Nội. Theo như lời thầy thì thầy đã vượt mốc thời gian trong Lá số tử vi được 7 năm. Một đời dạy học, dịch sách, viết văn, khi suy nghĩ về nghề, thầy viết : “Gọi tôi là nhà giáo thì đúng hơn. Tôi học nhà giáo để làm nhà văn, nhưng nhà văn phải tài hoa hơn, lãng mạn hơn, rộng lòng hơn và phải có thiên bẩm, thiên tính” ( Nhà văn Việt Nam hiện đại, in lần thứ tư, trang 469). Thầy Lương Duy Thứ của chúng tôi  khiêm nhường biết bao!

                                                                 Hà Nội, 29 tháng 7 năm 2021

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)