bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 359
Trong tuần: 1146
Lượt truy cập: 773740

KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG 2

Đỗ Ngọc Yên


TRÁI MÙA NÀY XUM XUÊ
Lời giới thiệu tập thơ: “Khúc dạo một con đường 2”

  Cầm trên tay tập bản thảo các tác phẩm tham dự tuyển thơ “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG - II” của Câu lạc bộ thơ Namkau (CLB), với hơn 300 bài thơ của trên 70 tác giả, tôi không khỏi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng về đội ngũ những người yêu thích thể thức thơ Namkau trên khắp mọi miền của Tổ quốc ngày càng đông đảo hơn về lực lượng sáng tác cũng như về số lượng tác phẩm, đặc biệt là các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung. Từ khi thành lập đến nay (2020- 2023) CLB thơ Namkau đã trải qua một vài biến cố đáng kể, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của mình. Biến cố thứ nhất có tính chất quốc gia và quốc tế là sự bùng phát đại dịch COVID- 19 trên phạm vi toàn cầu vào cuối năm 2020. Việt Nam chúng ta cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Với nhiều quyết sách được nhà nước và các cơ quan chức năng đưa ra vừa khuyến cáo người dân cần phải có ý thức hơn trong công tác phòng chống đại dịch, vừa là những mệnh lệnh có tính pháp lý cao theo tinh thần: “Chống dịch như chống giặc”, “Mỗi nhà dân là một pháo đài phòng chống đại dịch COVID- 19”. Theo đó, mọi hoạt động tụ tập đông người như lễ hội, vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao đều phải tạm ngưng, nhường sự ưu tiên cho công tác phòng chống dịch, giảm thiểu sự lây lan bệnh tật, cũng như tập trung tối đa nguồn nhân lực, vật lực cho công tác đó. Điều ấy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động kinh tế- xã hội nói chung, cũng như việc gặp gỡ, giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các thành viên trong CLB và giữa CLB thơ Namkau với các CLB cũng như các tổ chức, hội nhóm Văn học, nghệ thuật khác trong toàn quốc.img_9827

   Trong thời gian diễn ra đại dịch, tâm lý của nhiều người khá hoang mang, lo sợ cùng với sự bận bịu sinh kế, làm thuyên giảm ít nhiều cảm hứng sáng tạo thi ca ở mỗi người. Từ cuối năm 2020 đến nửa đầu năm 2022, gần như CLB không tổ chức sinh hoạt trực tiếp. Nếu có thì chỉ là trực tuyến qua website TRANG THƠ NAMKAU của CLB. Phải đến tháng 6- 2022 khi đại dịch tạm lắng, với hoạt động giao lưu giữa CLB Namkau và hai Hội Văn hoc, nghệ thuật Hải Dương và Hải Phòng thì phong trào sáng tác thơ Namkau mới được vực dậy, như là sự khởi đầu cho một giai đoạn mới với một sức sống mới. * Biến cố thứ hai đó là sự ra đi của nguyên Chủ nhiệm CLB, nhà thơ Trần Quang Quý, người có công đặt những viên gạch đầu tiên cho một thể thức thơ mới- Namkau đã được báo chí, các phương tiện truyền thông ghi nhận và dư luận bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao. Biến cố này trực tiếp ảnh hưởng ít nhiều đến CLB của chúng ta. Theo dự kiến ban đầu, tuyển tập thơ “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG- II” của CLB sẽ được ra mắt vào Quý I hoặc quý II- 2022. Nhưng vì có sự xáo trộn về nhân sự của Ban chủ nhiệm CLB, người đứng đầu ra đi, một số người khác xin rút không tham gia Ban chủ nhiệm (BCN) vì những lý do khác nhau. Cùng với đó là sự thay đổi Ban biên tập (BBT), nhưng lại không có sự bàn giao giữa hai BBT cũ và mới. Một số người gửi bài tham gia rồi lại xin rút và cũng có một số người lần đầu mới tham gia gửi bài dự tuyển. Một số người thay đổi bài dự tuyển vài ba lần, khiến BBT mới lúc đầu khá lúng túng và mất nhiều thời gian và công sức cho công việc tập hợp và tuyển chọn bài vở. Tất cả những biến cố trên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của CLB cũng sự ra đời tuyển tập thơ “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG- II” của CLB buộc phải lùi lại đến Quý III- 2023 mới có thể trình làng được. * Cùng và sau hai biến cố lớn mà tôi vừa nói trên, “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG- II” của CLB Namkau đã và đang gặt hái được những thành công nhất định cả về phương diện đội ngũ tác giả đông đảo và hùng hậu hơn và cả về phương diện số lượng tác phẩm gửi về tham gia dự tuyển cũng nhiều hơn, để vào đúng dịp tháng Tám mùa Thu này sẽ mang đến cho không chỉ với các thành viên CLB mà còn với đông đảo công chúng bạn đọc yêu thích thể thức thơ Namkau.

   Tuyển thơ “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG- II” không chỉ đa dạng, phong phú về đề tài, chủ đề, mà theo tôi, điều quan trọng hơn là phần đông các nhà thơ được tuyển chọn trong tuyển tập này đã có độ chín nhất định về tư duy nghệ thuật khi sáng tác NAMKAU, một thể thức thơ còn khá mới mẻ, nhưng lại có những đòi hỏi cụ thể và khá nghiêm ngặt, với tư cách là một thể thức thơ độc lập. Namkau ở đây không chỉ là năm câu thơ trong một bài thơ như là một mặc định về hình thức không thể bỏ qua, không cho phép bài thơ có độ dài ít hoặc nhiều hơn năm câu. Nhưng điều quan trọng hơn là người làm thơ cần phải nắm chắc luật của thể thức thơ này, tương tự như ở thể thơ Đường Luật. Ba câu đầu với thể thơ tự do và bốn câu đầu với thể thơ lục bát, thiên về trình bày và diễn giải cái nhà thơ cần nói tới. Ở hai câu sau với thể thơ tự do và câu lục cuối với thể thơ lục bát, nhà thơ cần phải đưa ra được bài học kinh nghiệm cá nhân, nhưng là sự tổng kết một vấn đề rộng lớn hơn, mang tính khái quát. Có như vậy, tầm vóc bài thơ mới được nâng lên nhờ vào việc nhà thơ tạo nên một trường sinh nghĩa mới mà ở các thể thức thơ khác không có hay nói chính xác hơn là không bắt buộc phải có. * Bài “Tháng 5” của cố nhà thơ Trần Quang Quý là một bài thơ khá điển hình của thể thức thơ Namkau đã được ông viết trên giường bệnh đề ngày 30/4/2022, trước khi ông về cõi vĩnh hằng với tiên tổ chừng 5 tháng: “Cây điếc lá trên vòm thinh lặng nắng hực lên, nắng lột da cả những mặt đường chim rời cây đi ship gió bờ sông Người qua ngõ khăn trùm kín mặt Bao tấm lưng còn chăn lửa trên đồng” Ở đây chúng ta thấy sức nặng của bài thơ dồn hết vào hai câu cuối thuộc khúc thức “kết” và “nghiệm”. Nhờ những trải nghiệm cá nhân và sự khái quát đó mà sức lan tỏa và tính gợi mở về trường liên tưởng của bài thơ rộng hơn, vượt ra ngoài ngữ nghĩa của các câu chữ có trong bài thơ ấy. Nhà thơ Lôi Vũ trong bài “Ngẫm” đã khá thành công trong việc tuân thủ quy tắc của thể thức thơ Namkau. “Khúc dạo một con đường” khai mở tư duy Những trắc trở buộc ghì hồn ký tự Nền móng xây đường là từng con chữ Ta chập chững mùa tầm sư học đạo Cày xới trên trang đời tìm vì sao tự do”

    Hơn thế, ông còn coi thể thức thơ Namkau như là một trong những cách “khai mở tư duy” để hướng đến sự kiếm tìm những vì sao tự do trong sáng tạo thi ca. Hơn bất kỳ một lĩnh vực nào khác, hoạt động sáng tạo thi ca luôn đòi hỏi sự tự do cá nhân gần như tuyệt đối. Hay nói cách khác, không có tự do cá nhân, ắt sẽ không có sáng tạo thi ca, theo đúng nghĩa của nó. * Về đề tài, phần lớn các tác phẩm trong tuyển thơ lần này đều viết về tình yêu quê hương, đất nước, tri ân với những người đồng chí, đồng đội và đồng nghiệp đã khuất. Nhà thơ Phong Lữ đã không giấu được nỗi buồn đến trống trơ, không thể nói nên lời về người bạn mà chính mình tiễn chân ra đi ngày nào, đến hôm nay thì bạn đã hy sinh, không về nữa. Cuối cùng ra sân ga đón bạn, chỉ còn là mình tự đón mình. Thật xót xa đến thế là cùng: “ngày này năm xưa tiễn bạn lên đường nhét vội ba lô mấy dòng lưu bút hẹn ngày đất nước bình yên. những chuyến tàu về từ xa thẳm sân ga… tôi đón tôi!” (Đón bạn) Cũng có thể đấy là những số phận éo le, những tiêu cực xã hội ở thời đại cách mạng công nghệ 4.0, những vấn đề thế thái nhân tình muôn thuở… Nhà thơ Ngô Đức Hành cảm thấy tình yêu muôn đời vẫn là thứ viển vông, trả vay đắp đổi. Có chăng chỉ là đổi màu vỏ bọc bên ngoài làm cho nhiều người nhầm tưởng nó là thi vị hay lãng mạn gì đó: đời là một chuyến đò trôi người về bên ấy mặc tôi bên này đời luôn đắng ngọt trả vay viển vông mong đợi bấc chay cạn dầu phụng thờ cũng thế sắc màu! (Đời) *

    Điều khác biệt là ở “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG- II” nổi lên hai mảng đề tài viết về hai biến cố mà tôi vừa nói ở trên là đại dịch Covid- 19 và sự xáo trộn về bộ máy nhân sự bắt nguồn từ sự ra đi đột ngột của người đứng đầu CLB, nhà thơ Trần Quang Quý. Về mảng đề tài thứ nhất, nhiều nhà thơ đã chứng tỏ được sự quan tâm đến những vấn đề xã hội nổi cộm thời gian vừa qua là đại dịch Covid- 19 khiến cả thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng chao đảo. Các hoạt động kinh tế- xã hội cũng như cuộc sống thường nhật của người dân như bị bới tung lên, đảo lộn tất cả. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn hội từ Trung ương cho đến địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ biên giới đất liền đến hải đảo xa xôi, người người, nhà nhà đều tập trung cho công tác phòng chống đại dịch. Nhà thơ Đỗ Thu Yên với bài “Biên giới mùa Covid” đã đề cập đến một trong những nguồn lây lan dịch bệnh qua cửa khẩu và những đường mòn, lối mở với các nước láng giềng, mà chúng ta không thể xem thường được. Các chiến sĩ biên phòng ngày đêm đã phải căng mình ra cùng toàn dân chống dịch: “Giấc ngủ tạm bữa ăn cũng tạm Lán đơn sơ dựng tạm giữa rừng Chỉ những bước chân bám chặt biên cương. Những chiến sĩ chẳng quản gì mưa nắng Giữ biên thùy không để dịch tràn qua.” Còn nữ sĩ Bùi Thanh Hà lại quan tâm đến những số phận không may mắn của những đứa trẻ mà cha mẹ chúng đã ra đi vì bệnh dịch Covid- 19, khiến chúng trở thành những đứa trẻ mồ côi, bơ vơ trong cuộc đời này. Và nhà thơ đã đặt ra một câu hỏi làm nhói lòng nhân sinh trên toàn thế giới. “Hơn một ngàn năm trăm em bé mồ côi Nước mắt trên trời đổ tràn nhân thế Đó là con số chỉ đôi tháng qua ở một thành phố... Ai đếm được trên trái đất này có bao nhiêu cảnh ngộ Từ khi cô rô na Vũ Hán xù gai!” (Mồ côi) * Có nhiều tác giả gửi bài tham gia dự tuyển lần này đã viết về sự ra đi của nhà thơ Trần Quang Quý, về sự nuối tiếc một thể thức thơ hãy còn rất non trẻ, mới là “khúc dạo một con đường” thì bỗng nhiên lại “tai ương, chướng họa” ập tới làm đảo lộn tất cả, ngoài sự mong muốn của chúng ta khi con đường cần đi mới chỉ là “khúc dạo”. Nhà thơ Nguyễn Việt Hằng đã viết: “Khúc dạo một con đường” mới đi một đoạn Ngã rẽ nào về phía những bão dông?

    Đường đời phút cuối còn trăn trở... Man mác Namkau từng con chữ Bâng khuâng vĩnh biệt một thi nhân.” (Bâng khuâng) Còn với “nhà thơ lão nông” Nguyễn Xuân Đạt lại tiếc thương người đã đặt viên gạch đầu tiên cho một thể thức thơ mà ông rất tâm đắc. Nhưng chưa kịp được hưởng trọn niềm vui thì Người đã ra đi về miền mây trắng. Nguyễn Xuân Đạt rất quý trọng ông, như là người mở lối cho mình để bước vào vương quốc thi ca. “Người đi rồi “Khúc dạo một con đường” Namkau vẫn sáng Lấp lánh cùng dòng thi ca Mỗi thành viên là một cột cây số Người là cột cây số đầu tiên.” (Người khai sáng). * Như dân gian thường nói: “Cái khó, ló cái khôn”. Còn theo Kinh Dịch thì quá trình dịch biến của vạn vật, trong đấy có con người là “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Viết về sự dịch biến của vạn vật, muôn loài, nhà thơ Yên Đỗ Ngọc có một cách nhìn khác, nhưng rất đúng quy chuẩn về hình thức thể thơ Namkau với bài “Giò lụa”: “Từ ngày xửa, ngày xưa bao người ăn giò lụa tấm tắc khen ngon, miếng giò ngập chân răng giò Ước Lễ đất Hà thành đâu sánh được. ai cũng say sưa trong mỗi dịp lễ lạt hay tết đến xuân về mỗi lần cắn miếng giò tôi nghe thấy trong miệng mình tiếng lợn kêu eng éc.” Có thể nói, đây là một cái nhìn khá mới về một sự vật cũ xưa mà ít ai có thể ngờ tới sự biến dịch của nó lại có thể diễn ra như vậy. Chính vì điều ấy mà bài thơ đã gây nên được sự bất ngờ thú vị. * Tuy còn những cái khó không dễ vượt qua như vừa làm sao đảm bảo được chất lượng nghệ thuật của một tuyển tập thơ, lại vừa đảm bảo quyền lợi của các hội viên trong CLB để vực dậy phong trào thơ Namkau đi lên, đi xa hơn nữa để có những mùa sau bội thu hơn mùa trước. Gạt sang một bên tất cả những điều đó, “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG- II” là minh chứng cho mùa thứ hai của CLB thơ Namkau xum xuê cây trái. Xin chúc mừng!

                                                                    Dịch Vọng, Cầu Giấy, 8/8/2023

                                                                                         Đ.N.Y

Mời bạn đọc xem đoạn phim tường thuật lời phát biểu của nhà Lý luận phê bình văn học Đỗ Ngọc Yên dưới đây:

 

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
08-01-2024 07:54:45 VŨ NHO 085 589 0003

hoan hô nhà phê bình văn học Đỗ Ngọc Yên! Rất tâm huyết, công phu, tỉ mỉ!

Trả lời

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)