bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 211
Trong tuần: 1006
Lượt truy cập: 748743

LÊ HOÀI NAM VIẾT VỀ THUYỀN THƠ

CÓ MỘT CON THUYỀN THƠ

                             Nhà văn Lê Hoài Nam

le-hoai-nam-vanvn3

Phạm Thường Dân, tên của ông còn rất mới lạ với tôi. Các đây ít ngày, chị Phạm Ngọc Tâm Dung, người bạn văn thân thiết, trưởng miền thơ Miền Cổ Tích, trao cho tôi tập thơ có tên “Thuyền Thơ” và ngỏ ý muốn tôi đến dự buổi ra mắt tập thơ này. Phạm Thường Dân là em họ chị. Tâm Dung còn nói muốn tôi viết một bài cảm nhận về tập thơ nữa. Như thế nghĩa là tôi không thể không đọc. Tôi đọc khoảng 10 trang đầu thì thấy những bài thơ của Phạm Thường Dân cũng bàng bạc như thơ của khá nhiều người bắt đầu cầm bút làm thơ khi đã lớn tuổi hiên nay; Nhưng sau những trang ấy tôi đã bị cuốn hút dần. Hóa ra tập thơ của Phạm Thường Dân không hề chỉ bàng bạc như tôi nghĩ ban đầu. Bấy nay khi thưởng thức thơ, có một kinh nghiệm cho tôi thấy, trong một tập thơ mà có khoảng 10% bài khá và hay có thể coi như tập thơ ấy sáng tác thành công. Tập “Thuyền Thơ” của Phạm Thường Dân, tỷ lệ bài khá và hay còn nhiều hơn thế. Đấy là chưa kể có mấy bài nếu không vướng một hai câu chữ còn thiếu dụng công thì có thể coi là những thi phẩm hoàn hảo. Tôi xin trích ra đây một số câu mà nếu tác giả không thực tài về thơ thì không thể viết được:

Đây là bài tác giả mô tả cảnh gặt chiêm: Gặt xong rỗng cả mùa hè/ Chang chang nắng đốt tiếng ve sôi trời (Gặt chiêm). Đây là cảnh tác giả chiêm nghiệm trước nghĩa địa làng: Mỗi nấm cỏ một con người/ Nối xa xưa với muôn đời mai sau/ Lắng nghe từ đất thẳm sâu/ Lời ông cha nói trên màu cỏ xanh (Với cỏ)…Trăng đêm nay sáng quá/ Dát vàng cả bến sông (Chuyện Quỳnh và si)…Khi mình đã đánh mất nhau/ Ngàn đời sau mãi còn đâu là mình/ Đất trời chừng cũng vô tình/ Trái tim đem gửi vào hình bông hoa (Hoa tim)…Thu đã qua một nửa/ Mới cho mình gặp gỡ/ Chút nắng quái cuối mùa/ Để mà thương mà nhớ (Trung thu). Và đây là cảnh tác giả vô tình bắt gặp một cô gái đẹp tắm khỏa thân từ dưới suối bước lên: Vực sâu nắng rót chan hòa/ Sương mù tan hiện nõn nà cỏ êm/ Không cổ tích cũng thần tiên/ Đào nguyên một cõi – lạc miền thiên thai (Làm trai)… Vâng còn có thể nhặt ra khá nhiều câu thơ ấn tượng như thế nũa.

Phạm Thường Dân sinh năm 1944 từ một vùng nông thôn thuần hậu thuộc xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tuổi thơ học hành không đến nỗi xoàng, nhưng do những hạn chế của thời cuộc, ông chấp nhận làm một giáo viên tiểu học đi dạy xa nhà. Cho dù đi đâu thì trong tâm hồn ông cũng thấm đẫm hồn quê. Bởi vậy, nghỉ hưu là ông tìm về quê cũ. Nhưng không may ngôi nhà và mảnh vườn xưa đã không còn. Ông dồn vốn liếng tậu một con thuyền xi măng cốt thép, cột vào gốc cây si già bên bến Sông Sứ. Con thuyền này chỉ làm một việc thỉnh thoảng đón các bạn thơ từ khắp nơi về giao lưu thơ phú. Một số bạn thơ vừa mê phong cảnh ở đây vừa trân quý người bạn thơ Phạm Thường Dân mà tập hợp thành một “sân thơ” có tên “Miền Cổ Tích”. Cho đến nay khá nhiều nhà thơ chuyên nghiệp cũng tham gia sân chơi này mặc dù ông chủ thuyền thơ không xin gia nhập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình cũng như các hội nghề nghiệp khác. Và như thế cũng có nghĩa là ông không hề bị sự hối thúc, ham hố phải khoác lên con người mình cái danh hiệu “nhà thơ”. Ông chỉ coi thơ như người bạn tri âm tri ngộ, làm thơ để chiêm nghiệm đời và hoàn thiện mình, ai thích thì thưởng thức. Chính vì không mang những động cơ danh lợi như thế mà thơ của Phạm Thường Dân khá tự nhiên, chân thật như được chắt ra từ máu thịt của ông vậy.

Đây là những câu thơ đầy tâm trạng, nhuốm màu xa xót khi tác giả quyết định về quê với con thuyền thơ: Thôi em ở lại kinh kỳ/ Thẩn thơ ta lại về quê với thuyền/ Xa xôi vạn dặm nên duyên/ Mười hai bến nước đâu miền đục trong/ Heo may thổi vẹt mùa đông/ Để cho cây cải hát rong về trời/ Trầu ai ăn nữa mà vôi/ Vẫn còn bạc phếch bao lời xót xa…(Chào em). Về quê rồi, tác giả nhận ra quyết định của mình không hề vô vị: Thuyền thơ neo bến sông đời/ Bốn bề sóng vỗ hát lời nhân gian/ Tình người theo gió quá giang/ Đem lòng mình bắc cầu sang lòng người (Thuyền thơ)

Và tại cái dòng sông mang một vẻ đẹp dân dã quê kiểng này, tác giả còn tìm thấy một sự đồng cảm làm điểm tựa tinh thần cho dù hồn thơ phảng phất cái dư vị tiếc nuối khôn nguôi: Ở tận đầu sống tít ngọn nguồn/ Có người thiếu nữ dáng phai xuân/ Chiều chiều ra đứng bên bờ vắng/ Thả xuống dòng sâu giọt lệ buồn…Trong trạng huống này tác giả đã biết cách phải làm gì: Đưa tay nhẹ vớt giọt buồn lên/ Nghe nhói trong tim một mũi kim/ Có phải duyên từ muôn kiếp trước/ Để giờ ta mới được kề bên (Giọt buồn). Tại con thuyền này không hiếm những khi chén rượu, tiệc trà hàn huyên, tao ngộ khiến tác giả ngất ngây, cho dù thế ông cũng rất cảnh giác với cái chứng đại ngôn, háo danh mà giới thi nhân thường mắc phải: Nhà thơ đối ẩm thơ nhà/ Lũ ta tất cả đều là dở hơi/ Mượn say xin chớ quá lời/ Chức danh đâu phải để chơi, nói xằng! (Nhà thơ – Thơ nhà)

Cũng trên con thuyền thơ Phạm Thường Dân đã sáng tạo nên khá nhiều bài thơ, câu thơ có sức nặng mà phải là người trải qua bao nhọc nhằn đắng cay, thấu hiểu kiếp người mới viết được: Quên mình dầu dãi nắng sương/ Nỗi đau người ấy đoạn trường xót xa/ Đơn côi đứng giữ phong ba/ Cứ xanh đến chẳng biết là mình xanh (Giao). Về với con thuyền thơ ở quê lại nhớ về những kỷ niệm với người chị họ và cũng là người bạn thơ Phạm Ngọc Tâm Dung, tác giả viết những câu thơ thật cảm động: Người quê chậm lớn muộn khôn/ Viết văn, dạy học mãi còn ngu ngơ/ Trời thương đãi kẻ khù khờ…”. “Khù khờ” thế nhưng Ở đâu cũng có một vài…kẻ mê/ Gia phong nền nếp giữ lề/ Thương con quý cháu vẹn bề đảm đang/ Thảnh thơi thơ phú đàm bàn/ Rạ rơm mà thấu tâm can bao người…(Chị tôi). Không hiểu sao tôi rất thích những câu như: Rạ rơm mà thấu tâm can bao người. Thơ hay không thể thiếu những câu như thế. Rồi tác giả chiêm nghiệm: Đời ngày càng ngắn dần đi/ Lẽ đâu chỉ là ăn ngủ/ Cái mới ngay trong cái cũ/ Có nhân ắt nảy cây đời…(Thức). Câu thơ Cái mới ngay trong cái cũ, phải có kiến văn lịch duyệt mới viết được.

Trong tâp Thuyền thơ, Phạm Thường Dân có một số bài viết về tình yêu, mỗi bài một cung bậc, nhưng hai bài thơ ông viết về người vợ của mình lại hay nhất, đó là “Vợ tôi” (trang 93) và “Nhà tôi” (trang116). Ông viết khác người ở chỗ câu nào cũng như chê bai, tếu táo, xô bồ, nhưng đến hai câu kết mới hóa ra ông khen vợ. Khen như thế mới là “cao thủ”, mới thấu đáo cái nghĩa phu thê.

Có những bài thơ mà nếu người viết văn xuôi có thể dựa vào đó viết thành truyện ngắn, như  “Trăng trối” (trang 95), “Chuyện với anh máy cày” (trang 100). Tuy nhiên, Phạm Thường Dân thể hiện những câu chuyện đó bằng thơ cũng đã rất thành công, còn nếu viết thành truyện ngắn xin nhường cho các nhà văn xuôi.

Tập Thuyền thơ gồm 105 bài, dày tới 180 trang, còn có nhiều điều để nói nữa, nhưng trong tham luận của buổi ra mắt thơ, tôi không muốn lạm dụng thời gian của các bạn, cho phép tôi được dừng lời ở đây. Kính chúc các bạn sức khỏe, thành công. Chúc mừng nhà thơ Pham Thường Dân đã có một tập thơ mang đậm phong cách của ông.

hoa-sen-phat

                                                                  

 

 

 

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
25-01-2024 10:45:11 VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN LÊ HOÀI NAM ĐÃ CỘNG TÁC!

Trả lời

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)